Silic là gì?
Silic là một kim loại mà giá trị công nghiệp của nó trội rõ hơn so với giá trị y học. Tuy nhiên, nó là một trong các yếu tố vi dinh dưỡng bảo vệ.
Nó là một trong những chất cấu tạo nên mô liên kết. Vì vậy, nó được tìm thấy chủ yếu trong xương, sụn, gân mà các tổ chức này vững chắc là nhờ vào silic. Tuy nhiên, người ta còn tìm thấy nó trong các mô và cơ quan, vì chúng được bao bọc bởi mô liên kết, cùng một lúc với mô nâng đỡ. Hàm lượng silic của thành động mạch và da giảm theo tuổi.
Vai trò, nhu cầu và nguồn về silic?
Silic tham gia vào quá trình tổng hợp xương và tạo tính bền vững cho vỏ bọc mô liên kết, bao gồm cả động mạch.
Những công trình gần đây nhất gợi ý rằng, nó cũng là một chất bảo vệ chống độc để loại bỏ nhôm, silic lắng đọng, ngăn cản nhôm đi vào não và xương.
Lượng cung cấp từ thức ăn khoảng 21 đến 56mg/ngày, nhưng không xác định được nhu cầu cũng như mức độ cung cấp tối ưu. Nhu cầu được tăng ở trẻ em phát triển, đặc biệt khi bị gãy xương hoặc sửa chữa mô.
Silic có trong một vài loại nước khoáng, bia, ngũ cốc toàn phần.
Thiếu silic biểu hiện triệu chứng như thế nào?
Thật khó để nói về mức độ thiếu hụt ở người trong tình trạng hiểu biết hiện nay. Tuy nhiên, silic dinh dưỡng dường như là một yếu tố bảo vệ, không độc.
Trường hợp nào nên dùng silic – Dùng silic thường xuyên hay dùng liều cao hơn khuyến cáo của bác sĩ có nguy hiểm không?
Silic được chỉ định dự phòng và điều trị loãng xương hoặc dãn dây chằng, phình động mạch, đặc biệt bảo vệ cơ thể, tránh tác dụng độc của nhôm. Cần có những nghiên cứu lâm sàng cụ thể để xác định chính xác phương pháp điều trị.
Một vài dạng công nghiệp của silic cũng như đầu amiante và bụi silic là nguồn gốc của các bệnh nặng: ung thư màng phổi, và nhiễm silic ở phổi. Silic nguyên tố và các thành phần hữu cơ của nó không độc, nguy cơ thừa silic được mô tả ở người bệnh suy thận được chạy thận nhân tạo. Tuy nhiên, silic tinh thể có thể gây ra những tác dụng âm tính. Silic dạng keo được dùng phổ biến hơn các dạng hữu cơ khác.
BS.PHÙNG HOÀNG ĐẠO (Theo Encyclopédie des minéraux)
Silic là một kim loại mà giá trị công nghiệp của nó trội rõ hơn so với giá trị y học. Tuy nhiên, nó là một trong các yếu tố vi dinh dưỡng bảo vệ.
Nó là một trong những chất cấu tạo nên mô liên kết. Vì vậy, nó được tìm thấy chủ yếu trong xương, sụn, gân mà các tổ chức này vững chắc là nhờ vào silic. Tuy nhiên, người ta còn tìm thấy nó trong các mô và cơ quan, vì chúng được bao bọc bởi mô liên kết, cùng một lúc với mô nâng đỡ. Hàm lượng silic của thành động mạch và da giảm theo tuổi.
Vai trò, nhu cầu và nguồn về silic?
Silic tham gia vào quá trình tổng hợp xương và tạo tính bền vững cho vỏ bọc mô liên kết, bao gồm cả động mạch.
Những công trình gần đây nhất gợi ý rằng, nó cũng là một chất bảo vệ chống độc để loại bỏ nhôm, silic lắng đọng, ngăn cản nhôm đi vào não và xương.
Lượng cung cấp từ thức ăn khoảng 21 đến 56mg/ngày, nhưng không xác định được nhu cầu cũng như mức độ cung cấp tối ưu. Nhu cầu được tăng ở trẻ em phát triển, đặc biệt khi bị gãy xương hoặc sửa chữa mô.
Silic có trong một vài loại nước khoáng, bia, ngũ cốc toàn phần.
Thiếu silic biểu hiện triệu chứng như thế nào?
Thật khó để nói về mức độ thiếu hụt ở người trong tình trạng hiểu biết hiện nay. Tuy nhiên, silic dinh dưỡng dường như là một yếu tố bảo vệ, không độc.
Trường hợp nào nên dùng silic – Dùng silic thường xuyên hay dùng liều cao hơn khuyến cáo của bác sĩ có nguy hiểm không?
Silic được chỉ định dự phòng và điều trị loãng xương hoặc dãn dây chằng, phình động mạch, đặc biệt bảo vệ cơ thể, tránh tác dụng độc của nhôm. Cần có những nghiên cứu lâm sàng cụ thể để xác định chính xác phương pháp điều trị.
Một vài dạng công nghiệp của silic cũng như đầu amiante và bụi silic là nguồn gốc của các bệnh nặng: ung thư màng phổi, và nhiễm silic ở phổi. Silic nguyên tố và các thành phần hữu cơ của nó không độc, nguy cơ thừa silic được mô tả ở người bệnh suy thận được chạy thận nhân tạo. Tuy nhiên, silic tinh thể có thể gây ra những tác dụng âm tính. Silic dạng keo được dùng phổ biến hơn các dạng hữu cơ khác.
BS.PHÙNG HOÀNG ĐẠO (Theo Encyclopédie des minéraux)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét