Thứ Bảy, 1 tháng 12, 2007

KẼM (Zn)

Kẽm là gì?
Kẽm là một yếu tố vi lượng quan trọng, nó chịu trách nhiệm trong hoạt động của gen chứa thông tin ở các tế bào của chúng ta. Thiếu kẽm xảy ra nhiều hơn so với thiếu sắt cho đến bây giờ kẽm vẫn là một yếu tố vi lượng mà vị trí của nó bị đánh giá thấp hơn sự thật.
Kẽm có trong tất cả loài vật sống. Cơ thể người lớn chứa trung bình từ 2 đến 3g. Tầm quan trọng của nó cũng như sắt, hơn một nửa kẽm nằm trong cơ, một phần ba trong xương. Đặc biệt một vài mô có hàm lượng kẽm tăng cao : tuyến tiền liệt, tóc, mắt.
Vai trò của kẽm ?
Hơn 200 phản ứng sinh hóa được xác định có lệ thuộc vào kẽm. Do đó kẽm can thiệp vào nhiều chuyển hóa, chuyển hóa glucid, protein và acid nucleic. Một trong những vai trò rõ nhất của nó là chứa chương trình gen trong acid nucleic. Thực vậy, kẽm rất cần thiết cho quá trình tổng hợp của gen, cho sự sao chép ADN có sẵn để tế bào nhân lên. Thiếu kẽm sẽ ảnh hưởng lên tất cả những gì có liên quan đến hoạt động nhân đôi của tế bào, sinh sản, tăng trưởng, liền sẹo, tính miễn dịch.
Kẽm còn can thiệp vào khả năng thể hiện của gen và quá trình tổng hợp của protein, cũng như trong chuyển hóa của acid béo không no tạo ra màng tế bào. Xuất phát từ đây, các chất trung gian chủ yếu đi đến trương lực mạch máu, hoạt tính của tiểu cầu máu và bạch cầu.
Kẽm cần thiết cho cấu tạo thành phần hoạt động của hormon sinh dục nam, testosteron, và đóng một vai trò quan trọng trong quá trình tổng hợp, cấu trúc, bài tiết nhiều hormon khác: Insulin, hormon tăng trưởng, NGF (yếu tố tăng trưởng của dây thần kinh), thymulin, gestin…
Nó cũng tác động đến những bộ phận thụ cảm có khả năng giải mã thông tin được lưu hành bởi một vài hormon hay vitamin, giống như vitamin A. Những công trình gần đây còn cho thấy vai trò quan trọng của kẽm trong cấu trúc và hoạt động của tác nhân cơ bản trong việc ngăn ngừa ung thư, protein 53, cũng như ngăn chặn sự sinh sản của các tế bào bất thường, các tế bào mà ADN của chúng bị hư hỏng bởi những gốc tự do và chất ô nhiễm.
Đặc biệt, ngoài đặc tính can thiệp vào cấu trúc và hoạt hóa coenzym của nhiều phân tử, kẽm cũng như magesi, calci, natri và kali còn tham gia vào hoạt động và sức khỏe của cơ thể. Nó được thu hút bởi nhóm thiols hay gốc lưu huỳnh của các acid amin, và bảo vệ, chúng chống lại sự tấn công của các gốc tự do. Kẽm là một chất bảo vệ chống ôxy hóa. Nó chống lại các tác dụng của một vài chất độc, kim loại nặng như cadimi và các chất ô nhiễm khác.
Thức ăn nào cung cấp kẽm?
Kẽm được tìm thấy trong thịt, cá, thức ăn biển nguồn giàu nhất là con hàu. Ngũ cốc, rau khô và hạt có dầu cũng chứa kẽm, nhưng như sắt, nó khó được hấp thu từ thực vật. Sợi có trong bắp hạt, mầm đậu nành chống lại khả năng hấp thu của kẽm.
Nguồn tự nhiên của kẽm
Thực phẩm
mg/ngày
Hàu
Gan

Thịt đỏ
Trứng
Sắt cũng là một chất ức chế mạnh khả năng hấp thu của kẽm. Không nên trộn lẫn kẽm và sắt để bổ sung.
Aspirin ức chế khả năng hấp thu sắt ở mức độ ít hơn so với kẽm. Rượu đỏ dường như cải thiện khả năng hấp thu.
Nhu cầu hàng ngày về kẽm là bao nhiêu?
Lượng kẽm cung cấp được khuyên (mg/ngày)
Trẻ còn bú: 6
Trẻ từ 1 đến 9 tuổi: 10
Trẻ từ 10 đến 12 tuổi: 12
Thanh niên từ 13 đến 19 (nam):15
Thanh niên từ 13 đến 19 (nữ): 12
Người lớn nam:15
Người lớn nữ :12
Phụ nữ có thai:15
Phụ nữ cho con bú: 19
Người già:12
Thiếu kẽm biểu hiện triệu chứng như thế nào?
Rất dễ nhận thấy: Móng dễ gãy, hoặc chậm mọc và có những vết trắng. Da khô (biến đổi chuyển hóa acid béo) là một dấu hiệu gián tiếp. Những dấu hiệu bên ngoài thường được biểu hiện là gia tăng tính tổn thương với nhiễm trùng, ở trẻ em thì chậm phát triển, đàn ông giảm khả năng sinh sản, ở phụ nữ có thai gia tăng biến chứng của thai nghén.
Phụ nữ có thai, thiếu kẽm có nguy cơ sinh non tăng gấp 3 lần. Sắt được cung cấp một cách hệ thống trong lúc có thai sẽ ngăn cản sự hấp thu kẽm và có thể làm mức độ thiếu kẽm nặng thêm. Ngoài ra, bổ sung kẽm còn làm giảm nguy cơ biến chứng lúc đẻ.
Một khía cạnh quan trọng hơn nữa của kẽm là sự phát triển của trẻ em. Thiếu kẽm ở bà mẹ trong lúc có thai sẽ đi kèm với nguy cơ thiếu cân lúc sinh, tăng nguy cơ biến dạng của hệ thần kinh hoặc kém phát triển tinh thần vận động của trẻ.
Trong những điều kiện này ngày nay người ta vẫn không hiểu rõ rằng tiếp tục bổ sung không hoàn toàn sắt sẽ tạo ra tác dụng âm tính, trong khi đó kẽm và một số yếu tố khác như magesi, calci, vitamin B9B6 có một tầm quan trọng ở thời kỳ mang thai, cho bà mẹ lẫn em bé.
Đối với người già, thiếu kẽm góp phần gây mất cân bằng đồng hóa với các tác nhân của lão hóa như gốc tự do và chất độc. Về lâu dài thiếu kẽm góp phần làm giảm độ dày của da, cũng như tan khối cơ và loãng xương.
Những dấu hiệu thiếu kẽm khác là: giảm sự ngon miệng, giảm vị giác, chậm liền sẹo, chậm mọc tóc và móng, hay dễ rụng tóc.
Những ai dễ bị thiếu kẽm?
Trong quần thể người lành, 80% trẻ em và người lớn không nhận đủ từ thực phẩm hàng ngày nhu cầu của cơ thể. Tại Pháp, gần toàn bộ phụ nữ trong tuổi sinh đẻ bị thiếu kẽm, hơn 70% trong số họ không nhận được 2/3 nhu cầu đề nghị.
Kẽm không chỉ giữ vai trò quan trọng trong hoạt động phần lớn các cơ quan và mô, mà nó còn có tầm quan trọng ở phụ nữ khi có thai, đặc biệt ảnh hưởng đến bà mẹ và trẻ em. Người ăn chay có nhu cầu cung cấp kẽm thấp hơn những người khác, người già hấp thu kẽm kém.
Trẻ em đang phát triển, phụ nữ có thai hay cho con bú, người bị phẫu thuật, bị chấn thương, bị đái tháo đường, uống rượu nhiều, người dùng sắt hay aspirin. Có nhu cầu tăng cao, đơn giản ở đàn ông sẽ mất 1mg kẽm cho một lần phóng tinh.
Người hút thuốc, tiếp xúc với cadimi, cũng có nhu cầu tăng lên. Người ta phát hiện rằng thiếu kẽm thường xảy ra ở người chán ăn, bao gồm tinh thần, những bệnh nhân bị bệnh crohn, và phần lớn các bệnh đường ruột khác, sẽ đưa đến các rối loạn hấp thu, vảy nến, loét, bỏng.
Trường hợp nào nên dùng kẽm?
Kẽm được kê trong những tình huống thiếu, có những dấu hiệu xuất hiện như chậm mọc hay rụng lông tóc, móng chậm phát triển ở trẻ em, giảm khả năng sinh sản ở đàn ông. Người ta có thể phát hiện ra thiếu trước khi xuất hiện các rối loạn này, bằng cách định lượng trong máu.
Kẽm được cho với liều cao hơn liều điều chỉnh trong trường hợp bị mụn trứng cá, chán ăn tâm lý, loét tiêu hóa, herpes…
Từ thời Ai Cập cổ kẽm được đưa vào bằng đường bên ngoài để kích thích sự tạo sẹo.
Cuối cùng kẽm được dùng với liều thấp trong phương pháp điều trị vi lượng hay phép vi lượng đồng căn, thường được dùng kèm với các yếu tố khác.
Dùng kẽm thường xuyên hay dùng liều cao hơn khuyến cáo của bác sĩ có nguy hiểm không?
Người ta khuyên rằng không dùng kẽm khi bị nhiễm trùng, vì vi khuẩn có thể lợi dụng kẽm (cũng như sắt) làm tác nhân tăng trưởng khi hệ thống miễn dịch của cơ thể sử dụng đến nó. Ngược lại, kẽm có xu hướng tạo hoạt động chống virus bằng cách hiệp đồng với acid béo không no và các chất chống ôxy hóa.
Liều quá cao, trên 150mg/ngày có thể gây ức chế miễn dịch, thay vì kích thích miễn dịch. Liều cao kẽm kéo dài sẽ tạo điều kiện thiếu đồng.
Phần lớn muối kẽm khó hấp thu và khó được dung nạp. Nó còn gây buồn nôn. Một vài muối, giống như citrat kẽm không có những tác dụng phụ này.
BS.PHÙNG HOÀNG ĐẠO (Theo Encyclopédie des minéraux)

1 nhận xét:

Unknown nói...

Thank bác sĩ.Baì viết cung cấp nhiều kiến thức hữu ích.