Thứ Bảy, 17 tháng 11, 2007

VITAMIN B6 HAY PYRIDOXIN

Vitamin B6 là gì ?
Phần lớn B6 có trong gan vì những tế bào gan tổng hợp coenzym hoạt động được xuất phát từ pyridoxin và các dẫn xuất của chúng, trước khi mang đến hệ tuần hoàn. Người ta còn tìm thấy vitamin B6 trong não, huyết tương và hồng cầu.
Vitamin B6 tan trong nước, ổn định với nhiệt độ và bền vững trong môi trường ôxy hóa, nhưng bị giáng hóa bởi nhiệt độ ở dung môi trung tính hay kiềm. Ngoài ra, quá trình tiến hành đông lạnh nhanh thực phẩm thì không làm biến đổi B6.
Vai trò của vitamin B6 ?
Vitamin B6, giống như coenzym, tham gia hơn 100 phản ứng chủ yếu của quá trình chuyển hóa acid amin.
Trong số những phản ứng khác từ cuộc sống, nó được sử dụng trong :
Tổng hợp một thành phần khử độc của muối mật, chất này đóng vai trò làm dịu não.
Tổng hợp chất trung gian thần kinh quan trọng, giống như serotonin và GABA, những chất này cần thiết cho tiến trình kiểm soát lo lắng.
Tính miễn dịch
Tổng hợp hemoglobin
Cầu nối( tạo keo) cần thiết để làm chắc xương
Vai trò của nó cũng quan trọng và phức tạp. Nếu thiếu B6 sẽ gây ra những ảnh hưởng trầm trọng trong nhiều lãnh vực : tâm thần, giảm miễn dịch, tăng nguy cơ bị loãng xương và bệnh tim mạch.
Thức ăn nào cung cấp vitamin B6 ?
Người ta tìm thấy B6 trong nhiều thực phẩm, đặc biệt, trong nhóm thực phẩm giàu những vitamin nhóm B khác như : gan, cá, thịt, rau xanh, cải bông, đậu haricots, chuối.
Nguồn cung cấp tự nhiên vitamin B6
Trứng
Thịt
Sữa mẹ

Rau
Trái cây
Vi khuẩn kí sinh tổng hợp một dạng vitamin B6 không được hấp thu.
Nhu cầu hàng ngày về vitamin B6 là bao nhiêu ?
Lượng vitamin B6 được khuyên cung cấp




Trẻ còn bú : 0,6mg/ngày
Trẻ từ 1-3 tuổi:0,8 mg/ngày
Trẻ từ 4-9 tuổi: 1,4 mg/ngày
Trẻ từ 10-12 tuổi: 1,6mg/ngày
Thanh niên 13 đến 19 tuổi Nam: 2,2mg/ngày
Thanh niên 13 đến 19 tuổi Nữ: 2,0 mg/ngày
Người trưởng thành Nam: 2,2 mg/ngày
Người trưởng thành Nữ: 2,0 mg/ngày
Phụ nữ có thai hay cho con bú: 2,5 mg/ngày
Thiếu vitamin B6 biểu hiện triệu chứng như thế nào?
Kết hợp những tác nhân dinh dưỡng, hormon, dược lý và gen đưa tới tình trạng thiếu B6 gây ra những dấu hiệu không đặc hiệu, hiếm khi được biết.
Ngộ độc rượu mãn tính ở những người tâm thần bị đưa vào viện trong tình trạng dinh dưỡng kém.
Điều trị bằng isoniazide cho người nghiện rượu mãn với chuyển hóa bị chậm lại.
Chạy thận nhân tạo cho những người suy thận có chế độ ăn giảm năng lượng và giảm protein.
Có thai sau khi vừa ngưng thuốc ngừa thai.
Một vài cơ địa di truyền, giống bệnh homolystein niệu dị hợp tử do biến đổi gen.
Không có dự trữ về B6, dẫn đến xuất hiện nhanh các triệu chứng :
Dễ tổn thương với stress, lo lắng, rối loạn tính tình và có xu hướng bị trầm uất.
Viêm quanh cánh mũi và mép môi (viêm da nứt kẽ)
Giảm đề kháng miễn dịch.
Viêm đa dây thần kinh, thiếu máu nếu thiếu B6 trầm trọng.
Bị co giật ở trẻ em.
Những ai dễ bị thiếu vitamin B6 ?
Nghiện rượu mãn tính, thường kèm thiếu các vitamin nhóm B khác, điều này đưa đến viêm đa dây thần kinh và rối loạn tâm thần.
- Lọc máu.
-Những người được điều trị với isoniazid (thuốc kháng lao này kết hợp với dạng hoạt động của vitamin và đưa ra một chất khiến mất hoạt tính vitamin).
- Phụ nữ có thai, lúc mới sinh và lúc cho con bú. Khi thiếu B6 có thể gây ra chứng “trầm cảm sau sinh”.
-Phụ nữ uống thuốc ngừa thai có nhu cầu B6 tăng lên, thiếu B6 sẽ dẫn đến các biểu hiện lo lắng, trầm uất.
- Hội chứng tiền kinh đó estrogen tăng cao dẫn đến sử dụng nhiều B6. Thiếu B6 tạo điều kiện cho kích thích xảy ra, khi đó sẽ thích ăn ngọt, lo lắng, trầm cảm.
- Người bị bệnh homocystein niệu dị hợp tử, sẽ có homocystein tích tụ trong máu, làm tăng nguy cơ bị lấp mạch và xơ vữa động mạch sớm.
- Người già, suy dinh dưỡng.
-Người chơi thể thao.
Cuối cùng, ở 50% những người thiếu B6 đều có những triệu chứng khác nhau (cứng chi, đau đầu, cảm giác nóng rát thái dương và nóng, đau dạ dày, biểu hiện sau ăn monoglutamat natri. Một loại muối được sử dụng tại các tiệm ăn Trung Hoa.
Điều này do quá trình chuyển hóa bất thường của monoglutamat natri khi thiếu B6, không xảy ra nếu được điều trị với B6.
Trường hợp nào nên dùng vitamin B6?
Tăng nhu cầu (thể thao, hội chứng tiền kinh, uống thuốc ngừa thai, có mang, cho con bú, bệnh homocystein niệu dị hợp tử).
Không cung cấp đầy đủ từ thức ăn.
Rối loạn hấp thu, chuyển hóa, sử dụng vitamin : Thiếu máu ở người nghiện rượu mãn tính, lọc máu mãn tính.
Tương tác thuốc gây rối loạn chuyển hóa vitamin (isoniazide).
Bằng những dấu hiệu thiếu vitamin B6 được quan sát từ động vật ăn theo chế độ. Thiếu hoàn toàn B6, được chỉ định dùng điều trị hỗ trợ viêm đa dây thần kinh do mọi nguyên nhân. Chẳng hạn : Viêm dây thần kinh nhãn cầu, dị cảm, co rút, run, múa giật, bệnh Parkinson (nhưng không được phối hợp với L-Dopa vì nó là chất đối kháng). Vitamine B6 cũng được sử dụng, kết hợp với magesi trong hội chứng ống cổ tay (cảm giác tê rần và những rối loạn khác ở bàn tay). Keratin, protein giúp tóc và móng hình thành với 12% cystin. B6 cần thiết cho quá trình tổng hợp cystin và được chỉ định khi rụng tóc hoặc biến đổi móng (thường kết hợp với kẽm).
Về lâu dài, liều trung bình không được quá 100mg/ngày. Vitamine B6 luôn được kết hợp với những vitamine nhóm B khác và magesi. Vai trò của B6 trong chuyển hóa acid amin là cơ bản.
Đặc biệt tăng nhu cầu do estrogen( thuốc ngừa thai, hội chứng tiền kinh, có thai) và nhiều người có yếu tố gen lệ thuộc B6 sẽ đáp ứng lâm sàng cũng như sinh học khi dùng thêm B6. Triệu chứng thường gặp nhất của thiếu B6 là tăng tính tổn thương với stress, lo lắng. Thông thường, ở những trường hợp này hay bỏ sót nhu cầu dinh dưỡng và vitamin, chỉ chú ý điều trị bằng thuốc chống lo âu. Do đó, sử dụng các thuốc này vẫn không chữa được nguyên nhân.
Vì vậy, để hợp lý hơn phải điều chỉnh các rối loạn trên bằng cách kết hợp vitamin B6 – taurine – magesi.
Dùng vitamin B6 thường xuyên hay dùng liều cao hơn khuyến cáo của bác sĩ có nguy hiểm không?
Với liều thấp, không có nguy cơ độc, nhưng với liều cao (từ 250mg/ngày) dùng kéo dài (nhiều tháng) có thể gây chứng viêm đa dây thần kinh.
BS.PHÙNG HOÀNG ĐẠO (Theo Encyclopédie des vitamines)


1 nhận xét:

Unknown nói...

Những người nghiện bia rượu thường thiếu B6, cơ chế nào sinh ra như vậy? có phải cồn làm giảm hấp thu B6?