Vitamine B12 là gì ?
Vitamine B12 là một phân tử lớn chứa ở trung tâm một hạt nhân cobalt. Trong cơ thể, nó tồn tại dưới dạng bốn dẫn xuất mà người ta gọi là cobalamin và hoạt động như các yếu tố enzyme. B12 rất nhạy cảm với ánh sáng, và tương đối ổn định với nhiệt độ (cho đến 1200C), bền vững với ôxy hóa.
B12 ít tan trong rượu và dịch hữu cơ, nhưng dễ hòa tan trong nước. B12 sẽ mất hàm lượng trong thức ăn khi thức ăn được rửa và nấu trong nước.
Dự trữ toàn bộ của tổ chức về vitamine B12 vào khoảng 3 đến 4mg, chủ yếu được chứa ở trong gan. Mức độ dự trữ này đủ bảo đảm lượng vitamine B12 cần thiết trong 5 năm.
Vai trò của Vitamine B12 ?
Vitamine B12 là đồng yếu tố của hai loại phản ứng men thiết yếu :
Đồng phân hóa (đồng phân là những phức hợp hóa học có cùng hạt nhân nhưng có sẵn ở dạng soi gương).
Vận chuyển nhóm methyl (transmethyl hóa).
Hai loại phản ứng này có những vai trò quan trọng liên quan đến những vấn đề sau.
Tạo máu : Trong tủy xương, vitamine B12 can dự vào cùng một lúc quá trình trưởng thành và sự nhân lên của hồng cầu. Trường hợp thiếu vitamine B12, suy nhiều dòng tế bào dẫn đến tăng kích thước của các tế bào được sinh ra. Điều này làm cho hồng cầu khổng lồ, được gọi là tế bào lớn.
Tính toàn vẹn của hệ thần kinh : Thiếu vitamine B12 đưa đến thoái biến dây thần kinh ngoại biên, tủy sống và đôi khi não. Điều này bắt đầu bởi tổn thương vỏ bảo vệ của các đầu tận cùng dây thần kinh, myéline.
Tính hiệu quả của hệ miễn dịch, và đặc biệt tiết ra kháng thể.
Quá trình nhân đôi của ADN trong tế bào.
Tổng hợp methionin.
Nhìn chung, vitamine B12 rất cần thiết cho quá trình nhân lên của tế bào.
Thiếu B12 ảnh hưởng một cách đặc biệt đến tất cả các mô mà trong đó quá trình nhân đôi xảy ra nhanh chẳng hạn ở máu, niêm mạc ruột non, nội mạc tử cung.
Vitamine B12 tham gia vào chức năng của hệ thống thần kinh (trí nhớ, khả năng học…) và quá trình phát triển hài hòa ở trẻ em. Nó còn có tác dụng chống mệt mỏi và kích thích.
Thức ăn nào cung cấp Vitamine B12?
Nguồn cung cấp chủ yếu là động vật, đặc biệt ở gan, bò, heo, cá, thịt, thức ăn biển, trứng.
Nguồn cung cấp tự nhiên của vitamine B12
Gan bò
Gan gà
Cá
Trứng
Fromage, heo, gà, cừu
Sữa mẹ
Sữa bò
Nhu cầu hàng ngày về Vitamine B12 là bao nhiêu ?
Tương ứng với số lượng cần thiết để bù lại B12 mất đi hàng ngày, trung bình 2 đến 5mg/ngày đối với người thanh niên hay trưởng thành. Thực phẩm, nếu không phải là thực vật, thì bảo đảm đủ nhu cầu cho cơ thể.
Lượng vitamine B12 được khuyên cung cấp
Trẻ còn bú : 1mg/ngày
Trẻ từ 1-12 tuổi : 2mg/ngày
Thanh niên từ 13 đến 19 tuổi: 3 mg/ngày
Người trưởng thành: 3mg/ngày
Phụ nữ có thai hay cho con bú: 4mg/ngày
Thiếu Vitamine B12 biểu hiện triệu chứng như thế nào?
Những triệu chứng lâm sàng xuất hiện từ từ và kín đáo trong nhiều tuần, đôi khi trong nhiều tháng. Chúng có biểu hiện đầu tiên là mệt mỏi tăng dần, chán ăn, gầy sút rồi sau đó xuất hiện thiếu máu, tổn thương hệ thần kinh, da và niêm mạc.
- Thiếu máu
- Tổn thương hệ thần kinh
- Tổn thương da và niêm mạc
- Những triệu chứng máu : Liên quan đến tất cả những dòng tế bào. Đầu tiên, tăng thể tích hồng cầu, rồi thiếu máu, cuối cùng tổn thương bạch cầu.
Những ai dễ bị thiếu Vitamine B12 ?
Người ăn chay.
Người nghiện rượu mãn tính, thiếu tất cả các vitamine nhóm B.
Người lớn tuổi.
Người bị bệnh đường tiêu hóa : Viêm dạ dày bởi thiếu tiết acid (thường gặp ở người già), cắt bỏ dạ dày, túi thừa hay có những khoang bất thường ở ruột, bệnh Cohn.
Những người được điều trị lâu bằng các thuốc tác động đến chuyển hóa vitamine B12 như Metformin (glucophage, ghicinan) một thuốc điều trị tiểu đường.
Thuốc chống loét dạ dày như: cimetidine hay ranitidine.
Colchicin được dùng để chữa bệnh gout.
Neomycin.
Thuốc ngừa thai làm giảm lượng vitamine B12.
Trường hợp nào nên dùng Vitamine B12?
Chỉ định và cách thức dùng tùy theo triệu chứng và nguyên nhân.
Thiếu cung cấp được điều chỉnh dễ dàng bằng cách bổ sung bằng đường ăn uống.
Thiếu bởi bệnh của chuyển hóa, cũng có thể chữa lành bằng đường ăn uống.
Thiếu do kém hấp thu, đòi hỏi phải dùng đường tiêm.
Chỉ định dùng B12 rất nhiều, kết quả từ các quan sát lâm sàng, người ta sử dụng thường xuyên vitamine B12, đơn độc hay kết hợp, với B1 và B6.
Để hỗ trợ chống đau do bệnh thần kinh, đau thần kinh tọa, đau thần kinh cổ, cánh tay, bệnh thần kinh gây đau, viêm dây thần kinh thị giác.
Để hoạt hóa chuyển hóa chung, chống mệt mỏi (liều cao).
Bệnh xơ cứng rải rác.
Khử độc cyanure.
Thuốc nhỏ mắt trong viêm kế mạc là vết thương giác mạc.
Nhưng nhu cầu sử dụng thường gặp là bổ sung thêm để ngừa tính biến đổi của hoạt động trí tuệ ở những người lớn tuổi, giống như B9.
Dùng Vitamine B12 thường xuyên hay dùng liều cao hơn khuyến cáo của bác sĩ có nguy hiểm không?
Ở người, không ngộ độc do quá liều. Tuy nhiên, với người trưởng thành đã nhận kéo dài liều cao vitamine B12, có nghiên cứu cho rằng có sự xuất hiện kháng thể chống B12. Cũng phải tính đến rằng ở liều cao có nguy cơ phát triển u ác tính, vì hoạt động của vitamine lên quá trình phát triển của u.
Cuối cùng, có một vài phản ứng miễn dịch dị ứng (biểu hiện da) sau khi tiêm như: ngứa, nổi mề đay, đỏ da, trứng cá, nước tiểu có màu đỏ, đau chỗ tiêm. Một vài người cũng dị ứng với vitamine B12 bằng đường tiêu hóa.
BS.PHÙNG HOÀNG ĐẠO (Theo Encyclopédie des vitamines)
Vitamine B12 là một phân tử lớn chứa ở trung tâm một hạt nhân cobalt. Trong cơ thể, nó tồn tại dưới dạng bốn dẫn xuất mà người ta gọi là cobalamin và hoạt động như các yếu tố enzyme. B12 rất nhạy cảm với ánh sáng, và tương đối ổn định với nhiệt độ (cho đến 1200C), bền vững với ôxy hóa.
B12 ít tan trong rượu và dịch hữu cơ, nhưng dễ hòa tan trong nước. B12 sẽ mất hàm lượng trong thức ăn khi thức ăn được rửa và nấu trong nước.
Dự trữ toàn bộ của tổ chức về vitamine B12 vào khoảng 3 đến 4mg, chủ yếu được chứa ở trong gan. Mức độ dự trữ này đủ bảo đảm lượng vitamine B12 cần thiết trong 5 năm.
Vai trò của Vitamine B12 ?
Vitamine B12 là đồng yếu tố của hai loại phản ứng men thiết yếu :
Đồng phân hóa (đồng phân là những phức hợp hóa học có cùng hạt nhân nhưng có sẵn ở dạng soi gương).
Vận chuyển nhóm methyl (transmethyl hóa).
Hai loại phản ứng này có những vai trò quan trọng liên quan đến những vấn đề sau.
Tạo máu : Trong tủy xương, vitamine B12 can dự vào cùng một lúc quá trình trưởng thành và sự nhân lên của hồng cầu. Trường hợp thiếu vitamine B12, suy nhiều dòng tế bào dẫn đến tăng kích thước của các tế bào được sinh ra. Điều này làm cho hồng cầu khổng lồ, được gọi là tế bào lớn.
Tính toàn vẹn của hệ thần kinh : Thiếu vitamine B12 đưa đến thoái biến dây thần kinh ngoại biên, tủy sống và đôi khi não. Điều này bắt đầu bởi tổn thương vỏ bảo vệ của các đầu tận cùng dây thần kinh, myéline.
Tính hiệu quả của hệ miễn dịch, và đặc biệt tiết ra kháng thể.
Quá trình nhân đôi của ADN trong tế bào.
Tổng hợp methionin.
Nhìn chung, vitamine B12 rất cần thiết cho quá trình nhân lên của tế bào.
Thiếu B12 ảnh hưởng một cách đặc biệt đến tất cả các mô mà trong đó quá trình nhân đôi xảy ra nhanh chẳng hạn ở máu, niêm mạc ruột non, nội mạc tử cung.
Vitamine B12 tham gia vào chức năng của hệ thống thần kinh (trí nhớ, khả năng học…) và quá trình phát triển hài hòa ở trẻ em. Nó còn có tác dụng chống mệt mỏi và kích thích.
Thức ăn nào cung cấp Vitamine B12?
Nguồn cung cấp chủ yếu là động vật, đặc biệt ở gan, bò, heo, cá, thịt, thức ăn biển, trứng.
Nguồn cung cấp tự nhiên của vitamine B12
Gan bò
Gan gà
Cá
Trứng
Fromage, heo, gà, cừu
Sữa mẹ
Sữa bò
Nhu cầu hàng ngày về Vitamine B12 là bao nhiêu ?
Tương ứng với số lượng cần thiết để bù lại B12 mất đi hàng ngày, trung bình 2 đến 5mg/ngày đối với người thanh niên hay trưởng thành. Thực phẩm, nếu không phải là thực vật, thì bảo đảm đủ nhu cầu cho cơ thể.
Lượng vitamine B12 được khuyên cung cấp
Trẻ còn bú : 1mg/ngày
Trẻ từ 1-12 tuổi : 2mg/ngày
Thanh niên từ 13 đến 19 tuổi: 3 mg/ngày
Người trưởng thành: 3mg/ngày
Phụ nữ có thai hay cho con bú: 4mg/ngày
Thiếu Vitamine B12 biểu hiện triệu chứng như thế nào?
Những triệu chứng lâm sàng xuất hiện từ từ và kín đáo trong nhiều tuần, đôi khi trong nhiều tháng. Chúng có biểu hiện đầu tiên là mệt mỏi tăng dần, chán ăn, gầy sút rồi sau đó xuất hiện thiếu máu, tổn thương hệ thần kinh, da và niêm mạc.
- Thiếu máu
- Tổn thương hệ thần kinh
- Tổn thương da và niêm mạc
- Những triệu chứng máu : Liên quan đến tất cả những dòng tế bào. Đầu tiên, tăng thể tích hồng cầu, rồi thiếu máu, cuối cùng tổn thương bạch cầu.
Những ai dễ bị thiếu Vitamine B12 ?
Người ăn chay.
Người nghiện rượu mãn tính, thiếu tất cả các vitamine nhóm B.
Người lớn tuổi.
Người bị bệnh đường tiêu hóa : Viêm dạ dày bởi thiếu tiết acid (thường gặp ở người già), cắt bỏ dạ dày, túi thừa hay có những khoang bất thường ở ruột, bệnh Cohn.
Những người được điều trị lâu bằng các thuốc tác động đến chuyển hóa vitamine B12 như Metformin (glucophage, ghicinan) một thuốc điều trị tiểu đường.
Thuốc chống loét dạ dày như: cimetidine hay ranitidine.
Colchicin được dùng để chữa bệnh gout.
Neomycin.
Thuốc ngừa thai làm giảm lượng vitamine B12.
Trường hợp nào nên dùng Vitamine B12?
Chỉ định và cách thức dùng tùy theo triệu chứng và nguyên nhân.
Thiếu cung cấp được điều chỉnh dễ dàng bằng cách bổ sung bằng đường ăn uống.
Thiếu bởi bệnh của chuyển hóa, cũng có thể chữa lành bằng đường ăn uống.
Thiếu do kém hấp thu, đòi hỏi phải dùng đường tiêm.
Chỉ định dùng B12 rất nhiều, kết quả từ các quan sát lâm sàng, người ta sử dụng thường xuyên vitamine B12, đơn độc hay kết hợp, với B1 và B6.
Để hỗ trợ chống đau do bệnh thần kinh, đau thần kinh tọa, đau thần kinh cổ, cánh tay, bệnh thần kinh gây đau, viêm dây thần kinh thị giác.
Để hoạt hóa chuyển hóa chung, chống mệt mỏi (liều cao).
Bệnh xơ cứng rải rác.
Khử độc cyanure.
Thuốc nhỏ mắt trong viêm kế mạc là vết thương giác mạc.
Nhưng nhu cầu sử dụng thường gặp là bổ sung thêm để ngừa tính biến đổi của hoạt động trí tuệ ở những người lớn tuổi, giống như B9.
Dùng Vitamine B12 thường xuyên hay dùng liều cao hơn khuyến cáo của bác sĩ có nguy hiểm không?
Ở người, không ngộ độc do quá liều. Tuy nhiên, với người trưởng thành đã nhận kéo dài liều cao vitamine B12, có nghiên cứu cho rằng có sự xuất hiện kháng thể chống B12. Cũng phải tính đến rằng ở liều cao có nguy cơ phát triển u ác tính, vì hoạt động của vitamine lên quá trình phát triển của u.
Cuối cùng, có một vài phản ứng miễn dịch dị ứng (biểu hiện da) sau khi tiêm như: ngứa, nổi mề đay, đỏ da, trứng cá, nước tiểu có màu đỏ, đau chỗ tiêm. Một vài người cũng dị ứng với vitamine B12 bằng đường tiêu hóa.
BS.PHÙNG HOÀNG ĐẠO (Theo Encyclopédie des vitamines)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét