Thứ Bảy, 17 tháng 11, 2007

VITAMIN B2 HAY RIBOFLAVIN

Vitamin B2 là gì ?
- Vitamin B2 đầu tiên bị nhầm lẫn với vitamin B1. Nó được phân biệt bởi khả năng đề kháng với nhiệt và tính không ổn định ở tia cực tím, với tia này vitamin B2 sẽ bị phá hủy trong vài phút.
- Mặc dù được xếp vào nhóm vitamin tan trong nước nhưng tính tan trong nước của vitamin B2 rất yếu, nó ổn định trong môi trường acid, rất không ổn định trong môi trường kiềm.
- Nếu phần lớn thực phẩm, người ta thấy vitamin B2 được kết hợp với protein thì 90% vitamin B2 được tìm thấy ở dạng tự do trong sữa (điều này nói lên giá trị của phương tiện cất giữ sữa, trong chai mờ hoặc carton, để tránh quá trình giáng hóa bởi ánh sáng.
- Tính bền vững với nhiệt cho phép vitamin B2 chịu được quá trình nấu nướng, khử khuẩn và tiệt trùng. Nó cũng bền vững với đông lạnh, làm khô.
Vai trò của vitamin B2 ?
Dị hóa acid béo và một vài acid amin.
Những phản ứng khử ôxy dẫn đến tổng hợp ATP cho phép con người cất giữ năng lượng.
Ngoài ra, vitamin B2 với magesi rất cần thiết quá trình hoạt hóa vitamin B6 và B3. Điều này có nghĩa là thiếu magesi hoặc B2 có thể đưa đến thiếu B6B3 thứ phát.
Cuối cùng, vitamin B2 còn cần thiết để khử glutathion, chất khử độc quan trọng của cơ thể.
Thức ăn nào cung cấp vitamin B2 ?
Nguồn cung cấp tự nhiên vitamin B2
Gan
Trứng
Nấm
Yaourt
Thịt
Bánh mì toàn phần
Rau xanh đã nấu
Nhu cầu hàng ngày về vitamin B2 là bao nhiêu ?
Nhìn chung, nhu cầu vitamin B2 được tính theo nhu cầu năng lượng. Khoảng 0,6 mg cho 1000 calo.
Lượng vitamin B2 được khuyên cung cấp
Trẻ còn bú: 0,6mg/ngày
Trẻ từ 1-3 tuổi : 0,8mg/ngày
Trẻ từ 4-9 tuổi: 1 mg/ngày
Trẻ từ 10-12 tuổi: 1,4mg/ngày
Thanh niên 13 đến 19 tuổi Nam:1,8mg/ngày
Thanh niên 13 đến 19 tuổi Nữ :1,5mg/ngày
Người trưởng thành Nam:1,8mg/ngày
Người trưởng thành Nữ :1,5 mg/ngày
Phụ nữ có thai hay cho con bú: 1,8mg/ngày
Thiếu vitamin B2 biểu hiện triệu chứng như thế nào?
Những dấu hiệu do thiếu vitamin B2 ở người tương đối lành tính :
- Thương tổn da (viêm da, nứt kẻ ở mặt, nhất là nơi cánh mũi, trên tai, hay đuôi lông mày) vừa niêm mạc (môi đỏ bất thường, trơn sáng và khô, đôi khi bị rỉ nước) nứt mép, viêm miệng và viêm lưỡi.
- Những triệu chứng ở mắt (sợ ánh sáng hoặc chảy nước mắt, đục giác mạc, mặt bị xung huyết). Ngoài bệnh di truyền, thiếu vitamin B2 chỉ biểu hiện khi cùng lúc thiếu nhiều nhóm B do kém hấp thụ hay chế độ ăn không cần bằng.
- Những dạng ảnh hưởng gan (hôn mê, hạ đường máu, đột tử, co giật, rối loạn tri giác…) xuất hiện rất sớm trong hai năm đầu của cuộc sống.
- Bắt đầu có biểu hiện ảnh hưởng chậm lên cơ nhất là ở tuổi thanh niên hoặc trưởng thành, và có khả năng gây ảnh hưởng lên cơ từ từ dẫn đến không cử động được. Ngoài ra, một vài thể ảnh hưởng làm cơ tim, một số khác không chịu được gắng sức tạo co rút đi kèm hoặc những biểu hiện đường máu.
- Đối với những phụ nữ chuyển hóa vitamin B2 bất thường phải dùng liều cao vitamin này nếu họ có thai, bởi vì thiếu B2 có thể gây ra những rối loạn trầm trọng ở trẻ em (giảm tương lực, đột tử, biến dạng xương).
Những ai dễ bị thiếu vitamin B2 ?
- Phụ nữ uống thuốc ngừa thai
- Phụ nữ có thai hay cho con bú
- Người già
- Người bị đái tháo đường
- Người uống nhiều rượu
- Suy dinh dưỡng hay những người có chế độ ăn không cân đối.
- Suy thận (lọc máu)
Trường hợp nào nên dùng vitamin B2?
- Trong điều trị những bất thường về di truyền của chuyển hóa (rối loạn bệnh cơ không giải thích, hội chứng gan, tiết bất thường acid tổ chức, hạ đường máu).
- Trong dự phòng và điều trị thiếu B2 do thiếu cung cấp hay hấp thu, thường đi kèm với thiếu các vitamin khác nhóm B. Nó cũng được chỉ định kèm với vitamin nhóm B, đặc biệt là B1 và B6, trong những trường hợp sau đây :
Người già
Người nghiện rượu mạnh
Đái tháo đường
Kém hấp thu
Thương tổn da và niêm mạc. Viêm da nứt kẽ, viêm lưỡi…
B2 được sử dụng ở khoa da liễu, là phương pháp điều trị điều chỉnh những chứng bệnh này.
Dùng vitamin B2 thường xuyên hay dùng liều cao hơn khuyến cáo của bác sĩ có nguy hiểm không?
- Vitamin B2 không độc nên không có dấu hiệu ngộ độc B2.
BS.PHÙNG HOÀNG ĐẠO (Theo Encyclopédie des vitamines)


Không có nhận xét nào: