Thứ Ba, 6 tháng 11, 2007

DINH DƯỠNG

Ðánh giá tình trạng dinh dưỡng
Thiếu dinh dưỡng là một yếu tố thường góp phần vào tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ chết. Tuy nhiên, một điều trái ngược là thiếu dinh dưỡng hiếm khi xuất hiện trong danh mục chẩn đoán hay trong theo dõi tiến triển. Do đó thiếu dinh dưỡng thường được biết đến quá chậm, khi đã nặng và khó điều trị. Bài này xác định các phương pháp có thể làm được để nhận biết và lượng giá những hội chứng suy dinh dưỡng, nghiên cứu nguyên nhân của nó, và để theo dõi quá trình diễn biến nguyên nhân.
Các hội chứng suy dinh dưỡng.
Khi nhu cầu về bất kỳ chất nào trong 39 chất dinh dưỡng
thiết yếu không đáp ứng đủ sẽ dẫn đến các hội chứng suy dinh dưỡng. Thiếu chất dinh dưỡng vi lượng như nitơ, natri, clo, kali, calci và phospho sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của cơ thể. Trong khi về lý thuyết 39 loại khác nhau của suy dinh dưỡng ở người có thể xảy ra, thực tế các hội chứng kém dinh dưỡng thường xảy ra thành từng nhóm hơn là ở một dạng " đơn thuần ".
Sự thiếu mỗi chất dinh dưỡng thiết yếu có thể được đặc trưng bằng triệu chứng, các bất thường về xét nghiệm và chụp X- quang.
Suy dinh dưỡng có thể có nguồn gốc tiên phát hay thứ phát. Dạng tiên phát là do cung cấp không đủ thức ăn chứa các chất dinh dưỡng thiết yếu. Trong kém dinh dưỡng thứ phát, chế độ ăn có đủ chất, nhưng do bệnh lý hay điều trị thuốc, các chất dinh dưỡng không được tiêu hoá, hấp thu hay chuyển hoá một cách đầy đủ hay mức sử dụng vượt quá mức cung. Các cơ chế tiên phát và thứ phát thường phối hợp nhau, thí dụ tăng chuyển hoá và chán ăn của bệnh nhiễm trùng thúc đẩy sự thiếu dinh dưỡng nhanh hơn ở những bệnh nhân mà trước đó đã sống bằng một chế độ ăn nghèo nàn so với những người được nuôi dưỡng tốt. Ðể xác định sự kém dinh dưỡng ở một bệnh nhân riêng biệt là tiên phát hay thứ phát, thầy thuốc phải biết được tiền sử chế độ ăn, các điều kiện sinh sống, thói quen và các bệnh kèm theo.
Các hội chứng thiếu dinh dưỡng có khuynh hướng diễn biến qua 3 giai đoạn.
Những chất dinh dưỡng thiết yếu được dự trữ trong các mô của cơ thể : thí dụ, sắt và vitamin B12, AD ở trong gan; các acid béo thiết yếu có trong mô mỡ. Khi mức ăn vào giảm xuống thấp hơn nhu cầu bình thường, dự trữ này tạm thời duy trì mức bình thường và có biểu hiện báo trước của sự thiếu ( giai đoạn 1 ). Trong giai đoạn 2, mức các chất dinh dưỡng, các sản phẩm chuyển hoá của nó trong máu bị giảm đi, nhưng bệnh nhân chưa có triệu chứng gì. Trong giai đoạn 3, có các dấu hiệu lâm sàng và các triệu chứng. Các phương pháp để đánh giá tình trạng dinh dưỡng phải có khả năng phát hiện tất cả các giai đoạn thiếu một cách lý tưởng. Tuy nhiên, các kỹ thuật hiện có thường chỉ phát hiện được các giai đoạn 2 và 3.
Vì chán ăn là một cơ chế chính trong kém dinh dưỡng protein - năng lượng, nên sự đưa các chất dinh dưỡng vào phải được đo bằng một trong 3 cách : bằng hỏi bệnh sử, bằng nhật ký ( bệnh nhân ngoại trú ) và bằng bệnh án ( bệnh nhân nội trú ).
Sự thay đổi trọng lượng của cơ thể không rõ ràng. Khi không có phù, các tỷ lệ giảm trọng lượng khác nhau là do sự cạn mỡ và khối nạc. Khi có phù, những sự thay đổi trọng lượng cơ thể còn khó nhận định hơn nữa. Tăng trọng lượng có thể phản ánh một sự tích nước của phù. Ngược lại, giảm cân nặng có thể phản ảnh tình trạng tiểu nhiều.
Biểu hiện bệnh ?
Da : khô, tăng sừng, viêm da, đốm xuất huyết, nốt bầm máu, viêm da, rám và bong, da nhợt nhạt.
Lông tóc : Mất sắc tố, dễ rụng, thưa mỏng, dựng thẳng.
Ðầu : tiêu vùng thái dương (má hóp).
Mắt : khô cứng mạc và kết mạc, nhuyễn giác mạc.
Miệng : Bệnh về môi, viêm góc miệng, lưỡi đỏ sẫm, teo nhú lưỡi, nứt nẻ lưỡi, viêm lưỡi, lợi mềm, chậm mọc răng.
Tim : Tim lớn, suy tim.
Bụng : gan to.
Các chi : phù, móng lõm giữa.
Thần kinh : dễ bị kích thích, yếu, bắp chân mềm.
Theo dõi quá trình suy dinh dưỡng ?
Bên cạnh việc xác định loại, mức độ trầm trọng, và cơ chế của sự phát triển suy dinh dưỡng, việc xác định mức độ tiến triển là quan trọng. Cái đó được thực hiện bằng việc theo dõi đều đặn trọng lượng cơ thể.
Thiếu Dinh Dưỡng Protein Và Năng Lượng
Thiếu dinh dưỡng Protein - năng lượng được mô tả ở các nước đang phát triển vào những năm 1930. Hội chứng này ảnh hưởng đến cấu trúc và chức năng mọi cơ quan trong cơ thể. Nguyên nhân, biểu hiện và cách điều trị đã được nghiên cứu sâu rộng ở trẻ em tại Châu Phi và Châu Á. Các dạng thứ phát của thiếu hụt protein - năng lượng là hiện tượng phổ biến trong số những người nằm bệnh viện ở các quốc gia phát triển. Những người mắc bệnh bán cấp hoặc mạn tính sống lâu hơn dưới sự bảo vệ của các kỹ thuật điều trị hiện đại nhưng mắc khuyết tật chán ăn, tăng chuyển hoá hoặc rối loạn hấp thu có thể nhanh xuất hiện thiếu dinh dưỡng protein - năng lượng. Một nguyên nhân thứ ba gây thiếu dinh dưỡng protein - năng lượng ở thế giới phương Tây là hội chứng biếng ăn do tâm lý ở phụ nữ trẻ tuổi.
Nguyên nhân suy dinh dưỡng?
Vấn đề càng trở nên nghiêm trọng nếu năng lượng không đủ là do phần lớn các acid amin trong khẩu phần phải bị oxy hoá thành nhiệt năng thay vì được dùng để tổng hợp các mô tế bào. Tại các nước phát triển, thiếu dinh dưỡng protein -năng lượng thường do đưa vào không đủ chất dinh dưỡng vì uống thuốc hoặc nghiện rượu, vì trầm cảm và sống cô độc lúc tuổi già, hoặc vì biếng ăn, kém hấp thu hay tăng chuyển hoá quá mức ở người nằm viện.
Một số chất dinh dưỡng trong các nhóm thực phẩm.
Cần chọn lựa thêm các thực phẩm để bổ sung các nhu cầu về năng lượng và một số các vitamin và muối khoáng. Người ta thường kiểm soát ( hoặc tăng hoặc giảm )lượng lấy vào một thành phần thực phẩm hay chất dinh dưỡng nào đó chẳng hạn như natri, kali, lactoza hoặc oxalate. Vì mục đích này người ta đã tập hợp thành các bảng liệt kê các thực phẩm là những nguồn dinh dưỡng phong phú nhất. Bảng sau đây giúp thay thế dễ dàng một thực phẩm này hay một thực phẩm khác trong cùng một nhóm và giúp cho việc thiết kế một chế độ ăn linh hoạt và phong phú.
Ðể đạt cả mục tiêu điều trị, các nhóm thực phẩm hoặc các thực phẩm đặc hiệu có thể bị hạn chế hay được gia tăng. Tuy vậy, việc điều chỉnh như vậy có thể dẫn đến thiếu hoặc thừa các chất dinh dưỡng khác hiện diện với nồng độ cao trong các thực phẩm đã bị lấy đi, hoặc thêm vào chế độ ăn.

NATRI
Muối, nước xốt cà chua, mù tạt.
Nước tương, nước mắm.
Nước canh thịt.
Thịt, cá ướp hoặc chế biến sẵn bán trên thị trường.
Các thực phẩm đóng hộp ( từ quả ).
KALI
Pho mát, nước sữa, quả hạch muối,
bơ có lạc, bột mì, bánh nướng.
Bánh quy giòn có muối, khoai tây rán.
Ngô rang, dấm, oliu.
Thức nhồi xà lách bán sẵn.
Ðồ ngũ cốc chín ăn liền.
Sữa
Thịt, cá, gà thịt.
Quả :mơ, lê, chuối, dưa đỏ.
Chà là, dịch ngọt, cam mận, nho.
OXALAT
Rau; atisô, măng, lá, củ cải đường,
Bột đậu, nấm, khoai tây, rau Bina
Khoai lang, cà chua, dưa nén.
Rau Bina.
Cây Ðại hoàng.
Lá bồ công anh.
Quả hạnh, nhân đào lộn hột.
Sôcôla, bột cacao.
Chè.
LACTOZA
Sữa, các chế phẩm sữa.
Pho mát.
Bánh mì, và các hỗn hợp.
Tráng miệng bám sẵn.
Kem và bánh mì kẹp thịt bán sẵn.
Xúp có kem và khử nước.
Rau có kem, bánh mì và bơ.
Sôcôla sữa, kẹo nhai.
Một số thức ăn thay thế đường.
Các thực phẩm có :
Sữa, sữa đặc, sữa bột, sữa đông,
Nước sữa, nước sữa đặc, nước sữa khử khoáng, lactoza.
THAY ÐỔI NĂNG LƯỢNG: Các chế độ thay đổi năng lượng được chỉ định để giảm trọng lượng, làm tăng cân hoặc duy trì trọng lượng. Ðược sử dụng chế độ ăn này là các trường hợp béo phì, tăng huyết áp, đái tháo đường, tăng lipid máu, suy mòn và các trạng thái tăng chuyển hoá do chấn thương, nhiễm trùng và bỏng.
Các chế độ ăn ít calo thường cung cấp 800 đến 1200 Kcal cho phụ nữ và 1000 đến 1500 Kcal cho nam giới. Mặc dầu chế độ ăn làm giảm trọng lượng được thiết kế là để bao gồm việc lựa chọn từ bốn nhóm thức ăn, song nó có thể không đủ đáp ứng tất cả các khẩu phần ăn được khuyến cáo hằng ngày nếu thành phần calo hết sức hạn chế, do vậy cần bổ sung thêm vitamin và muối khoáng.
Chế độ ăn nhiều calo ( 2800 đến 4000 Kcal trong ngày ) thường được thiết kế để cung ứng cho tiêu phí năng lượng cơ bản đã ước tính của mỗi người cộng thêm 100 đến 200% để bù lại hoặc do chuyển hoá quá mức. Nếu người bệnh không có khả năng tiêu thụ lượng calo theo nhu cầu dưới dạng thức ăn rắn thì có thể bổ sung thức ăn lỏng ngoài bữa ăn.
Các chế độ ăn riêng cho người đái tháo đường là yêu cầu cơ bản cho việc điều trị người đái tháo đường nhằm các mục tiêu chính là hạn chế ăn sucroza và glucoza tự do mà vẫn đảm bảo thể trọng lý tưởng. Các yêu cầu năng lượng là căn cứ trên mức tiêu phí năng lượng cơ bản cộng một khẩu phần bổ sung là 25, 50 hoặc 75% cho các mức hoạt động tương ứng : tĩnh tại, vừa phải hay căng thẳng. Sự phân bố calo ăn vào được khuyến nghị là 50 tới 60% từ carbohydrate 12 tới 20% từ protein và 30 tới 35% từ chất béo. Ba bữa trong ngày thường là thích hợp cho người béo phì, người đái tháo đường không lệ thuộc insulin.
Type insulin được chỉ định và thời điểm dùng insulin quyết định các kiểu bữa ăn trong bệnh đái tháo đường phụ thuộc insulin. Thông thường thì một trong ba bữa chính cung ứng 30% và bữa ăn sáng cung ứng 10% khẩu phần cachohydrat và calo trong ngày. Những người bệnh đang dùng insulin tác dụng trung gian như insulin NPH chẳng hạn có thể cần một bữa ăn nhẹ giữa buổi chiều để tránh hạ đường huyết trong giai đoạn hoạt tính cao điểm của insulin.
THAY ÐỔI ÐIỆN GIẢI VÀ MUỐI KHOÁNG
Các chế độ ăn có thể thay đổi điện giải và muối khoáng gồm các chế độ ăn giảm natri, giảm hoặc tăng kali, giảm hoặc tăng calci và giảm phospho.
Chế độ ăn giảm natri làm giảm mức tiêu thụ natri hàng ngày trung bình từ 4g xuống còn 0,5 đến 2g. Người bệnh thường chịu đựng kém nếu lượng natri ăn hàng ngày hạn chế dưới 2g. Chế độ ăn 2g natri yêu cầu loại trừ các thức ăn được liệt kê trong bảng trên và yêu cầu khống chế việc dùng sữa, bánh mì, ngũ cốc mặn và margarin mặn nhưng không yêu cầu phải dùng sữa, bánh mì và margarin nhạt là những thức đắt tiền và giảm vị ngon. Người bệnh phù dai dẳng có thể cần hạn chế natri còn 1g hoặc thậm chí 0,5g mỗi ngày.
Chế độ ăn giảm kali làm giảm lượng kali ăn hàng ngày trung bình từ 6g xuống còn 2g cho người bệnh tăng kali - máu. Chế độ ăn tăng kali cung cấp lượng kali quá 5,8g và có thể được chỉ định khi dùng thuốc lợi tiểu làm tiêu kiệt kali.
Các chế độ ăn giảm calci hạn chế lượng calci ăn hàng ngày trung bình từ 800mg xuống còn 200 đến 400mg và được dùng để điều trị tăng calci -máu và một số type sỏi thận. Những hậu quả dài hạn của chế độ ăn ít calci đối với xương thì chưa rõ. Chế độ ăn tăng calci là chế độ ăn 1000mg calci một ngày được dùng để lượng giá tăng calci - niệu và chế độ 1500mg calci dành cho bị loãng xương sau mãn kinh.
Một chế độ ăn ít phospho - 700 tới 800mg mỗi ngày được chỉ định để ngăn ngừa tăng phospho - máu và tăng chế tiết hormone cận giáp thứ phát trong bệnh thận. Một chế độ ăn giảm oxalate được chỉ định để loại trừ các nguồn ngoại sinh của oxalate mạn tính và có lợi trong bệnh tăng oxal - niệu và bệnh sỏi thận oxalate calci.
BS.PHÙNG HOÀNG ĐẠO (Theo Encyclopedie des vitamines )

1 nhận xét:

thienhau nói...

xin chuc mung bac si hay co gang len va chuc thanh cong nhu mong uoc