Vitamin B1 là gì ?
- Vitamin B1, hay thiamin cũng được gọi là anerrien. Nó giữ vai trò hàng đầu trong chức năng của hệ thần kinh trung ương và ngoại biên.
Vai trò của vitamin B1 là gì ?
Mặc dù chỉ tham gia vào hoạt động của một vài men nhưng vitamin B1 vẫn đóng một vai trò chủ yếu.
Ðối với hệ thần kinh : Vitamin B1 là một chất chuyển vận thần kinh có dẫn truyền xung động thần kinh tại hệ thần kinh trung ương (não, tủy sống) cũng như hệ thần kinh ngoại biên (mạng lưới thần kinh nối liền hệ thần kinh trung ương với cơ và các nội tạng). Vai trò của B1 cũng rất quan trọng trong chức năng của cơ nói chung và tim nói riêng, cũng như đối với trí nhớ.
Ðối với tế bào : Vitamin B1 giữ vai trò chủ đạo trong chuyển hóa năng lượng, nhất là chuyển hóa glucid, vitamin B1 cho phép và điều hòa khả năng sử dụng glucid. Nếu tổ chức thiếu vitamin B1 thì khả năng chuyển hóa glucid sẽ không đủ và glucose, thức ăn chính của tế bào thần kinh cũng bị thiếu.
Vitamin B1 không tác động trực tiếp, nhưng giống như tất cả các vitamin nhóm B, nó được chuyển đổi thành coenzym, đặc biệt nhờ quá trình can thiệp của magesi.
Thức ăn nào cung cấp Vitamin B1 ?
Phần lớn thức ăn đều mang lại Vitamin B1, nhưng với hàm lượng thấp. Trước đây, Vitamin B1 được cung cấp bởi bánh mì, mà nhu cầu tiêu thụ bánh mì ngày nay giảm nhiều. Ngoài ra, Vitamin B1 bị mất đi trong quá trình chế biến: có 0,25mg Vitamin B1 trong 100g bánh mì toàn phần và chỉ 0,08mg B1 trong bánh mì trắng.
Nguồn tự nhiên của Vitamin B1
Thực phẩm:
Mầm lúa mì
Thịt heo nấu
Bột đậu nành
Gà
Hạt dẻ
Gan
Bánh mì toàn phần
Ngũ cốc toàn phần
Khoai tây
Nhu cầu hàng ngày về Vitamin B1 là bao nhiêu ?
Nhu cầu về Vitamin B1 không cao về số lượng nhưng phải được cung cấp hàng ngày để thỏa mãn nhu cầu cần thiết, vì Vitamin B1 không dự trữ được trong cơ thể.
Nhu cầu này tùy theo năng lượng toàn thể được đưa vào cơ thể, nhất là mức độ cung cấp glucid. Khẩu phần ăn càng nhiều đường thì nhu cầu về Vitamin B1 càng tăng, cần thiết để đồng hóa thức ăn. Nhu cầu Vitamin B1 tăng trong những trường hợp :
Uống nhiều rượu thường xuyên, rượu làm giảm đáng kể khả năng sử dụng cơ thể.
Uống nhiều café.
Không đủ Vitamin B1 do quá trình hấp thu kém (ỉa chảy mãn tính).
Ở người già.
Lượng Vitamin B1 được khuyên cung cấp
Loại
mg/ngày
Trẻ còn bú : 0,4mg/ngày
Trẻ từ 1-3 tuổi: 0,7mg/ngày
Trẻ từ 4-9 tuổi: 0,8mg/ngày
Trẻ từ 10-12 tuổi: 1,2mg/ngày
Thanh niên 13 đến 19 tuổi Nam: 1,5mg/ngà
Thanh niên 13 đến 19 tuổi Nữ: 1,3 mg/ngày
Người trưởng thành Nam: 1,5mg/ngày
Người trưởng thành Nữ : 1,3mg/ngày
Phụ nữ có thai hay cho con bú: 1,8mg/ngày
Thiếu Vitamin B1 biểu hiện triệu chứng như thế nào?
Những triệu chứng sớm :
- Giảm khả năng thể lực
- Vụng về
- Giảm trí nhớ
Thiếu Vitamin B1 nhiều, đưa đến bệnh Béribéri. Béribéri có những biểu hiện khác nhau tùy theo tuổi và thức ăn, có thể biểu hiện bằng chứng rối loạn thần kinh, suy tim, phù hay bệnh não.
Thiếu một phần Vitamin B1 sẽ biểu hiện các triệu chứng : mất trọng lượng, chán ăn kéo dài, dễ kích thích, biến đổi thể trạng cùng với mệt mỏi tăng dần, rối loạn thần kinh ở các chi, tổn thương hệ thần kinh trung ương (khó tập trung, hay quên, trầm cảm) rối loạn dạ dày và suy tim..
Những ai dễ bị thiếu Vitamin B1 ?
Thiếu Vitamin B1 thường gặp một số nhóm người :
Nghiện rượu mãn tính.
Suy dinh dưỡng, đặc biệt những người lớn tuổi mà khẩu phần toàn bộ giảm, những người ăn chủ yếu thức ăn đường (càng ăn nhiều glucid nhu cầu B1 càng tăng) và những người bị bệnh về tiêu hóa làm rối loạn quá trình hấp thụ.
Phụ nữ có thai, cho con bú.
Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, cần nhiều glucose và Vitamin B1, để cung cấp cho quá trình chuyển hóa của tế bào thần kinh, một quá trình chuyển hóa tăng rất nhanh đồng thời cũng cần thiết cho chuyển hóa glucid. Hệ thống thần kinh rất nhạy cảm với thiếu Vitamin B1.
Những người có chuyển hóa tăng (stress, chơi thể thao, tăng hoạt giáp) và những người đái tháo đường.
Trường hợp nào nên dùng Vitamin B1?
Vitamin B1 được chỉ định trong các trường hợp sau :
- Thiếu Vitamin B1, đưa vào từ thức ăn ở những người già hoặc người ăn theo chế độ không cân đối.
- Trong tất cả các trường hợp rối loạn hấp thụ, bệnh tiêu hóa hoặc bệnh gan, dùng thuốc hấp phụ hoặc băng niêm mạc dạ dày.
- Trong tất cả những trường hợp nôn mữa, ỉa chảy.
- Khi quá trình bài tiết tăng : đái tháo nhạt hay đái tháo đường, điều trị lợi tiểu kéo dài. Ðặc biệt, trong đái tháo đường, B1 tạo điều kiện dễ dàng cho quá trình đồng hóa glucose.
- Nhu cầu B1 tăng lên lúc có thai.
- Ngộ độc rượu mãn tính.
- Những người uống nhiều cafê hoặc những người ăn cá tươi (một vài enzym cả cá tươi phá hủy B1).
- Những trẻ em bị bệnh di truyền về chuyển hóa B1.
- Những bệnh nhân bị Béribéri.
- B1 còn được chỉ định đi kèm (hoặc không) với B6 và B12 để điều trị dây thần kinh bị viêm trong đau thần kinh tọa, đau lưng, vẹo cổ, đau dây thần kinh, thương tổn thần kinh (chèn ép hay cắt dây thần kinh).
Dùng Vitamin B1 thường xuyên hay dùng liều cao hơn khuyến cáo của bác sĩ có nguy hiểm không?
Hiện nay, không có nguy cơ quá liều vitamin, vã lại độc tính của Vitamin B1 rất yếu. Do đó người ta chỉ nhận rằng, liều cao chỉ có thể gây lợi tiểu.
BS.PHÙNG HOÀNG ĐẠO (Theo Encyclopédie des vitamines)
- Vitamin B1, hay thiamin cũng được gọi là anerrien. Nó giữ vai trò hàng đầu trong chức năng của hệ thần kinh trung ương và ngoại biên.
Vai trò của vitamin B1 là gì ?
Mặc dù chỉ tham gia vào hoạt động của một vài men nhưng vitamin B1 vẫn đóng một vai trò chủ yếu.
Ðối với hệ thần kinh : Vitamin B1 là một chất chuyển vận thần kinh có dẫn truyền xung động thần kinh tại hệ thần kinh trung ương (não, tủy sống) cũng như hệ thần kinh ngoại biên (mạng lưới thần kinh nối liền hệ thần kinh trung ương với cơ và các nội tạng). Vai trò của B1 cũng rất quan trọng trong chức năng của cơ nói chung và tim nói riêng, cũng như đối với trí nhớ.
Ðối với tế bào : Vitamin B1 giữ vai trò chủ đạo trong chuyển hóa năng lượng, nhất là chuyển hóa glucid, vitamin B1 cho phép và điều hòa khả năng sử dụng glucid. Nếu tổ chức thiếu vitamin B1 thì khả năng chuyển hóa glucid sẽ không đủ và glucose, thức ăn chính của tế bào thần kinh cũng bị thiếu.
Vitamin B1 không tác động trực tiếp, nhưng giống như tất cả các vitamin nhóm B, nó được chuyển đổi thành coenzym, đặc biệt nhờ quá trình can thiệp của magesi.
Thức ăn nào cung cấp Vitamin B1 ?
Phần lớn thức ăn đều mang lại Vitamin B1, nhưng với hàm lượng thấp. Trước đây, Vitamin B1 được cung cấp bởi bánh mì, mà nhu cầu tiêu thụ bánh mì ngày nay giảm nhiều. Ngoài ra, Vitamin B1 bị mất đi trong quá trình chế biến: có 0,25mg Vitamin B1 trong 100g bánh mì toàn phần và chỉ 0,08mg B1 trong bánh mì trắng.
Nguồn tự nhiên của Vitamin B1
Thực phẩm:
Mầm lúa mì
Thịt heo nấu
Bột đậu nành
Gà
Hạt dẻ
Gan
Bánh mì toàn phần
Ngũ cốc toàn phần
Khoai tây
Nhu cầu hàng ngày về Vitamin B1 là bao nhiêu ?
Nhu cầu về Vitamin B1 không cao về số lượng nhưng phải được cung cấp hàng ngày để thỏa mãn nhu cầu cần thiết, vì Vitamin B1 không dự trữ được trong cơ thể.
Nhu cầu này tùy theo năng lượng toàn thể được đưa vào cơ thể, nhất là mức độ cung cấp glucid. Khẩu phần ăn càng nhiều đường thì nhu cầu về Vitamin B1 càng tăng, cần thiết để đồng hóa thức ăn. Nhu cầu Vitamin B1 tăng trong những trường hợp :
Uống nhiều rượu thường xuyên, rượu làm giảm đáng kể khả năng sử dụng cơ thể.
Uống nhiều café.
Không đủ Vitamin B1 do quá trình hấp thu kém (ỉa chảy mãn tính).
Ở người già.
Lượng Vitamin B1 được khuyên cung cấp
Loại
mg/ngày
Trẻ còn bú : 0,4mg/ngày
Trẻ từ 1-3 tuổi: 0,7mg/ngày
Trẻ từ 4-9 tuổi: 0,8mg/ngày
Trẻ từ 10-12 tuổi: 1,2mg/ngày
Thanh niên 13 đến 19 tuổi Nam: 1,5mg/ngà
Thanh niên 13 đến 19 tuổi Nữ: 1,3 mg/ngày
Người trưởng thành Nam: 1,5mg/ngày
Người trưởng thành Nữ : 1,3mg/ngày
Phụ nữ có thai hay cho con bú: 1,8mg/ngày
Thiếu Vitamin B1 biểu hiện triệu chứng như thế nào?
Những triệu chứng sớm :
- Giảm khả năng thể lực
- Vụng về
- Giảm trí nhớ
Thiếu Vitamin B1 nhiều, đưa đến bệnh Béribéri. Béribéri có những biểu hiện khác nhau tùy theo tuổi và thức ăn, có thể biểu hiện bằng chứng rối loạn thần kinh, suy tim, phù hay bệnh não.
Thiếu một phần Vitamin B1 sẽ biểu hiện các triệu chứng : mất trọng lượng, chán ăn kéo dài, dễ kích thích, biến đổi thể trạng cùng với mệt mỏi tăng dần, rối loạn thần kinh ở các chi, tổn thương hệ thần kinh trung ương (khó tập trung, hay quên, trầm cảm) rối loạn dạ dày và suy tim..
Những ai dễ bị thiếu Vitamin B1 ?
Thiếu Vitamin B1 thường gặp một số nhóm người :
Nghiện rượu mãn tính.
Suy dinh dưỡng, đặc biệt những người lớn tuổi mà khẩu phần toàn bộ giảm, những người ăn chủ yếu thức ăn đường (càng ăn nhiều glucid nhu cầu B1 càng tăng) và những người bị bệnh về tiêu hóa làm rối loạn quá trình hấp thụ.
Phụ nữ có thai, cho con bú.
Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, cần nhiều glucose và Vitamin B1, để cung cấp cho quá trình chuyển hóa của tế bào thần kinh, một quá trình chuyển hóa tăng rất nhanh đồng thời cũng cần thiết cho chuyển hóa glucid. Hệ thống thần kinh rất nhạy cảm với thiếu Vitamin B1.
Những người có chuyển hóa tăng (stress, chơi thể thao, tăng hoạt giáp) và những người đái tháo đường.
Trường hợp nào nên dùng Vitamin B1?
Vitamin B1 được chỉ định trong các trường hợp sau :
- Thiếu Vitamin B1, đưa vào từ thức ăn ở những người già hoặc người ăn theo chế độ không cân đối.
- Trong tất cả các trường hợp rối loạn hấp thụ, bệnh tiêu hóa hoặc bệnh gan, dùng thuốc hấp phụ hoặc băng niêm mạc dạ dày.
- Trong tất cả những trường hợp nôn mữa, ỉa chảy.
- Khi quá trình bài tiết tăng : đái tháo nhạt hay đái tháo đường, điều trị lợi tiểu kéo dài. Ðặc biệt, trong đái tháo đường, B1 tạo điều kiện dễ dàng cho quá trình đồng hóa glucose.
- Nhu cầu B1 tăng lên lúc có thai.
- Ngộ độc rượu mãn tính.
- Những người uống nhiều cafê hoặc những người ăn cá tươi (một vài enzym cả cá tươi phá hủy B1).
- Những trẻ em bị bệnh di truyền về chuyển hóa B1.
- Những bệnh nhân bị Béribéri.
- B1 còn được chỉ định đi kèm (hoặc không) với B6 và B12 để điều trị dây thần kinh bị viêm trong đau thần kinh tọa, đau lưng, vẹo cổ, đau dây thần kinh, thương tổn thần kinh (chèn ép hay cắt dây thần kinh).
Dùng Vitamin B1 thường xuyên hay dùng liều cao hơn khuyến cáo của bác sĩ có nguy hiểm không?
Hiện nay, không có nguy cơ quá liều vitamin, vã lại độc tính của Vitamin B1 rất yếu. Do đó người ta chỉ nhận rằng, liều cao chỉ có thể gây lợi tiểu.
BS.PHÙNG HOÀNG ĐẠO (Theo Encyclopédie des vitamines)
1 nhận xét:
hiện em đang nghiên cứu cách nấu sữa gạo, hàm lượng protein và vitamin B có trong gạo đang là vấn đề quan tâm lớn của em. cho em hỏi làm cách nào để hạn chế tối đa việc mất đi protein và vitamin B trong quá trình chế biến.
Đăng nhận xét