Sắt là gì?
Sắt là yếu tố vi lượng cổ xưa nhất được nghiên cứu. Mặc dù hiện diện trong cơ thể với một lượng rất nhỏ, nhưng nó rất cần thiết cho sự sống.
Vai trò của sắt?
Sắt cần thiết cho nhiều chức năng sống:
Chức năng hô hấp: tạo nên hemoglobin để vận chuyển ôxy từ phổi về tất cả các cơ quan.
Nó tham dự vào quá trình tạo thành myoglobin, sắc tố hô hấp của cơ cũng như tạo thành đặc tính dự trữ ôxy của cơ.
Sắt bị ôxy hóa và khử dễ dàng, nó tham gia vào cấu tạo của nhiều enzyme. Đặc biệt trong chuỗi hô hấp sắt đóng vai trò vận chuyển điện tích.
Ba chức năng này sẽ tham gia vào kênh năng lượng của hiện tượng ôxy hóa. Do đó, thiếu sắt sẽ đưa đến giảm năng lượng, nhưng người ta phải trả giá cho quá trình ôxy hóa này: Từ ôxy, sắt mang một điện từ độc thân được gọi là “gốc tự do”, thoát ra và tác động lên tất cả những gì mà nó gặp, gây tổn hại trung tâm năng lượng của tế bào, men cùng các bộ phận thụ cảm và các nhóm thiols của chúng cũng như các acid béo của màng tế bào.
Ngày nay, người ta biết rằng đó là một trong những cơ chế chủ yếu không chỉ ở lão hóa mà còn ở phần lớn các bệnh được gọi là thoái hóa. Do đó, tần số được gia tăng đáng kể với tuổi, ung thư, bệnh tim mạch, đục nhân mắt, thoái hóa não.
Chúng ta luôn có hệ thống bảo vệ chống lại những đặc tính tràn ngập của các gốc tự do, những enzyme và những vitamin chống ôxy hóa. Nhưng sắt cũng như đồng, từ các sản phẩm được sinh ra bởi hệ thống bảo vệ, có thể sinh ra những loại có tác dụng bào mòn và khó trung hòa hơn. Đó là lý do mà ngày nay chúng ta xem sắt là một yếu tố “con dao hai lưỡi”. Nếu thiếu sắt, sẽ rất nguy hiểm.
Thức ăn nào cung cấp sắt?
Nguồn cung cấp sắt tốt nhất là gan, thịt đỏ, bồ câu, thịt trắng, thức ăn biển, cá, trứng, rau, đậu nành cũng mang lại sắt nhưng khó hấp thu hơn.
Nguồn tự nhiên của sắt
Thực phẩm
mg/100g
Bồ câu
Gan
Hàu
Bột đậu nành
Trứng
Gà
Nhu cầu hàng ngày về sắt là bao nhiêu?
Nhìn chung, nhu cầu được thỏa mãn bởi thức ăn, đối với một người trung bình cần nhu cầu như sau :
Lượng sắt cung cấp được khuyên
Trẻ còn bú từ 3 đến 12 tháng : 7-9 mg/ngày
Trẻ từ 1 đến 12 tháng :
Thanh niên : 10 mg/ngày
Phụ nữ (từ lúc trưởng thành đến lúc mãn kinh) : 16-18 mg/ngày
Sau khi mãn kinh :10 mg/ngày
Phụ nữ có thai(phần thứ hai của thai kỳ) : 19-21mg/ngày
Sắt là yếu tố vi lượng cổ xưa nhất được nghiên cứu. Mặc dù hiện diện trong cơ thể với một lượng rất nhỏ, nhưng nó rất cần thiết cho sự sống.
Vai trò của sắt?
Sắt cần thiết cho nhiều chức năng sống:
Chức năng hô hấp: tạo nên hemoglobin để vận chuyển ôxy từ phổi về tất cả các cơ quan.
Nó tham dự vào quá trình tạo thành myoglobin, sắc tố hô hấp của cơ cũng như tạo thành đặc tính dự trữ ôxy của cơ.
Sắt bị ôxy hóa và khử dễ dàng, nó tham gia vào cấu tạo của nhiều enzyme. Đặc biệt trong chuỗi hô hấp sắt đóng vai trò vận chuyển điện tích.
Ba chức năng này sẽ tham gia vào kênh năng lượng của hiện tượng ôxy hóa. Do đó, thiếu sắt sẽ đưa đến giảm năng lượng, nhưng người ta phải trả giá cho quá trình ôxy hóa này: Từ ôxy, sắt mang một điện từ độc thân được gọi là “gốc tự do”, thoát ra và tác động lên tất cả những gì mà nó gặp, gây tổn hại trung tâm năng lượng của tế bào, men cùng các bộ phận thụ cảm và các nhóm thiols của chúng cũng như các acid béo của màng tế bào.
Ngày nay, người ta biết rằng đó là một trong những cơ chế chủ yếu không chỉ ở lão hóa mà còn ở phần lớn các bệnh được gọi là thoái hóa. Do đó, tần số được gia tăng đáng kể với tuổi, ung thư, bệnh tim mạch, đục nhân mắt, thoái hóa não.
Chúng ta luôn có hệ thống bảo vệ chống lại những đặc tính tràn ngập của các gốc tự do, những enzyme và những vitamin chống ôxy hóa. Nhưng sắt cũng như đồng, từ các sản phẩm được sinh ra bởi hệ thống bảo vệ, có thể sinh ra những loại có tác dụng bào mòn và khó trung hòa hơn. Đó là lý do mà ngày nay chúng ta xem sắt là một yếu tố “con dao hai lưỡi”. Nếu thiếu sắt, sẽ rất nguy hiểm.
Thức ăn nào cung cấp sắt?
Nguồn cung cấp sắt tốt nhất là gan, thịt đỏ, bồ câu, thịt trắng, thức ăn biển, cá, trứng, rau, đậu nành cũng mang lại sắt nhưng khó hấp thu hơn.
Nguồn tự nhiên của sắt
Thực phẩm
mg/100g
Bồ câu
Gan
Hàu
Bột đậu nành
Trứng
Gà
Nhu cầu hàng ngày về sắt là bao nhiêu?
Nhìn chung, nhu cầu được thỏa mãn bởi thức ăn, đối với một người trung bình cần nhu cầu như sau :
Lượng sắt cung cấp được khuyên
Trẻ còn bú từ 3 đến 12 tháng : 7-9 mg/ngày
Trẻ từ 1 đến 12 tháng :
Thanh niên : 10 mg/ngày
Phụ nữ (từ lúc trưởng thành đến lúc mãn kinh) : 16-18 mg/ngày
Sau khi mãn kinh :10 mg/ngày
Phụ nữ có thai(phần thứ hai của thai kỳ) : 19-21mg/ngày
Phụ nữ cho con bú : 13 mg/ngày
Thiếu sắt biểu hiện triệu chứng thế nào?
+ Hậu quả của thiếu sắt là thiếu máu, nhưng triệu chứng thiếu sắt thường xuất hiện trước vì : Thiếu máu đôi khi được chịu đựng tốt nên nó diễn ra từ từ.
+ Suy nhược, mệt mỏi khi gắng sức hoặc da niêm xanh xao.
+ Khó thở khi gắng sức, hồi hộp, đôi khi tim có tiếng thổi, nhưng chúng không cố định.
+ Sức đề kháng với nhiễm trùng rất kém, có thai sẽ dễ bị sinh non và hư thai.
Người ta có thường bị thiếu sắt không?
Khi xem xét nhu cầu dinh dưỡng của thế giới, người ta xác định rằng : thiếu sắt là trường hợp thường xảy ra. Có 4 trường hợp thiếu hay gặp:
Thiếu từ nguồn đưa vào: Thiếu sắt và thiếu máu liên hệ lẫn nhau thiếu sắt xảy ra tử 5 đến 10% dân chúng trên toàn cầu – 500 triệu người trên thế giới - nhất là trong các nước đang phát triển, vì ở đó, người dân thiếu nhiều yếu tố. Tuy nhiên, trong các nước khác, thức ăn cũng không cung cấp đủ nhu cầu về sắt cho phụ nữ có thai và cho con bú, trẻ em, những người ăn ít thịt, người ăn chay, uống nhiều chè và thậm chí có thể làm nặng thêm thiếu sắt.
Thiếu do mất: Xảy ra ở phụ nữ mất do kinh nguyệt, hoặc sau khi chảy máu. Trong trường hợp chảy máu cấp, hay chảy máu ít nhưng âm ỉ kéo dài, trĩ, bệnh tiêu hóa, thoát vị hoành, tổn thương tử cung, u xơ, mang dụng cụ tránh thai, tiểu ra máu mạn tính, hoặc bệnh ký sinh trùng đường tiêu hóa cũng làm mất một lượng sắt trong cơ thể. Tất cả đều phải tăng nhu cầu cho phù hợp.
Thiếu hấp thu: Do bị cắt dạ dày, bệnh coeliaque, sprue nhiệt đới, hoặc một vài bệnh đường ruột và thức ăn giàu chất ngăn cản sự hấp thu sắt.
Thiếu sử dụng: Xảy ra do rối loạn tổng hợp hemoglobin, do thiếu folat, xơ gan vì rượu và thiếu máu do viêm.
Dùng sắt thường xuyên hay dùng liều cao hơn khuyến cáo của bác sĩ có nguy hiểm không?
Bệnh hemochoromatose có thể do quá liều sắt trong huyết thanh cao trên 200mg/100ml. Nó có thể do di truyền, hấp thu quá nhiều sắt. Những dấu hiệu xuất hiện thường gặp nhất từ 40 đến 60 tuổi, trầm trọng nhất, sớm nhất xảy ra ở đàn ông nhiều hơn phụ nữ, có thể đi kèm với đái tháo đường, sắc tố nâu ở da và gan lớn, đôi khi chuyển thành xơ gan. Bệnh nhiễm sắt huyết thanh có thể thứ phát sau truyền máu lập lại và một vài trường hợp xơ gan. Ngoài ra, khi thừa sắt sẽ góp phần tăng nguy cơ bệnh tim mạch, ung thư, parkinson, và làm nặng lên với các bệnh như : viêm đa khớp dạng thấp.
BS.PHÙNG HOÀNG ĐẠO (Theo Encyclopédie des minéraux)
Thiếu sắt biểu hiện triệu chứng thế nào?
+ Hậu quả của thiếu sắt là thiếu máu, nhưng triệu chứng thiếu sắt thường xuất hiện trước vì : Thiếu máu đôi khi được chịu đựng tốt nên nó diễn ra từ từ.
+ Suy nhược, mệt mỏi khi gắng sức hoặc da niêm xanh xao.
+ Khó thở khi gắng sức, hồi hộp, đôi khi tim có tiếng thổi, nhưng chúng không cố định.
+ Sức đề kháng với nhiễm trùng rất kém, có thai sẽ dễ bị sinh non và hư thai.
Người ta có thường bị thiếu sắt không?
Khi xem xét nhu cầu dinh dưỡng của thế giới, người ta xác định rằng : thiếu sắt là trường hợp thường xảy ra. Có 4 trường hợp thiếu hay gặp:
Thiếu từ nguồn đưa vào: Thiếu sắt và thiếu máu liên hệ lẫn nhau thiếu sắt xảy ra tử 5 đến 10% dân chúng trên toàn cầu – 500 triệu người trên thế giới - nhất là trong các nước đang phát triển, vì ở đó, người dân thiếu nhiều yếu tố. Tuy nhiên, trong các nước khác, thức ăn cũng không cung cấp đủ nhu cầu về sắt cho phụ nữ có thai và cho con bú, trẻ em, những người ăn ít thịt, người ăn chay, uống nhiều chè và thậm chí có thể làm nặng thêm thiếu sắt.
Thiếu do mất: Xảy ra ở phụ nữ mất do kinh nguyệt, hoặc sau khi chảy máu. Trong trường hợp chảy máu cấp, hay chảy máu ít nhưng âm ỉ kéo dài, trĩ, bệnh tiêu hóa, thoát vị hoành, tổn thương tử cung, u xơ, mang dụng cụ tránh thai, tiểu ra máu mạn tính, hoặc bệnh ký sinh trùng đường tiêu hóa cũng làm mất một lượng sắt trong cơ thể. Tất cả đều phải tăng nhu cầu cho phù hợp.
Thiếu hấp thu: Do bị cắt dạ dày, bệnh coeliaque, sprue nhiệt đới, hoặc một vài bệnh đường ruột và thức ăn giàu chất ngăn cản sự hấp thu sắt.
Thiếu sử dụng: Xảy ra do rối loạn tổng hợp hemoglobin, do thiếu folat, xơ gan vì rượu và thiếu máu do viêm.
Dùng sắt thường xuyên hay dùng liều cao hơn khuyến cáo của bác sĩ có nguy hiểm không?
Bệnh hemochoromatose có thể do quá liều sắt trong huyết thanh cao trên 200mg/100ml. Nó có thể do di truyền, hấp thu quá nhiều sắt. Những dấu hiệu xuất hiện thường gặp nhất từ 40 đến 60 tuổi, trầm trọng nhất, sớm nhất xảy ra ở đàn ông nhiều hơn phụ nữ, có thể đi kèm với đái tháo đường, sắc tố nâu ở da và gan lớn, đôi khi chuyển thành xơ gan. Bệnh nhiễm sắt huyết thanh có thể thứ phát sau truyền máu lập lại và một vài trường hợp xơ gan. Ngoài ra, khi thừa sắt sẽ góp phần tăng nguy cơ bệnh tim mạch, ung thư, parkinson, và làm nặng lên với các bệnh như : viêm đa khớp dạng thấp.
BS.PHÙNG HOÀNG ĐẠO (Theo Encyclopédie des minéraux)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét