Thứ Hai, 17 tháng 12, 2007

MẤT NGỦ

Định nghĩa và nguyên nhân mất ngủ.
· Những phương pháp hỗ trợ giấc ngủ không cần thuốc.
· Những thuốc thông thường(không cần toa)có thể dùng nếu mất ngủ.
· Những chất kích thích thông thường(OTC)
[1] có sẵn trên thị trường.

Định nghĩa và nguyên nhân mất ngủ.

Mất ngủ được định nghĩa là khó đi vào hay duy trì giấc ngủ, giấc ngủ không hoàn toàn hoặc chất lượng kém. Đây là một triệu chứng chứ không phải là bệnh. Những nguyên nhân thường gặp nhất gây mất ngủ là thuốc,
các tình trạng tâm lý (ví dụ như trầm cảm, lo âu), thay đổi môi trường(như là đi du lịch, đi máy bay hay thay đổi độ cao),và stress. Mất ngủ cũng có thể gặp do những thói quen ngủ sai như hay ngủ ngày hoặc dùng caffeine quá nhiều trong ngày.
Mất ngủ có thể phân loại theo thời gian kéo dài. Mất ngủ thoáng qua thường là do thay đổi hoàn cảnh như khi đi du lịch hay gặp stress. Nó kéo dài ít hơn một tuần hay cho đến khi giải quyết xong vấn đề stress. Mất ngủ ngắn hạn kéo dài từ 1-3 tuần, và mất ngủ dài hạn(mất ngủ mạn tính) kéo dài hơn 3 tuần. Mất ngủ mạn tính thường là do trầm cảm hay nghiện thuốc. Mất ngủ thoáng qua có thể tiến triển thành mất ngủ ngắn hạn, và nếu không điều trị đúng thì mất ngủ ngắn hạn sẽ trở thành mất ngủ mạn tính.
Café và caffeine, thuốc lá, rượu, thuốc chống xung huyết (như pseudoephedrine), thuốc lợi tiểu được dùng khi ngủ (Lasix/furosemide, Dyazide/hydrochlorothiazide), thuốc chống trầm cảm (như Bupropion, Prozac), thuốc làm giảm ngon miệng ( Merida, Fastin), thuốc an thần amphetamine là những chất hay dược phẩm có thể góp phần vào mất ngủ. Mất ngủ cũng có thể là kết quả của việc ngưng thuốc ngủ benzodiazepines (như Valium, Librium, Ativan), cai rượu, thuốc kháng histamin, amphetamine, cocaine và ma tuý.

Những phương pháp điều trị mất ngủ không cần thuốc.

Thói quen ngủ hợp lí là rất quan trọng trong điều trị mất ngủ. Trong một số trường hợp, thay đổi thói quen ngủ có thể khắc phục được tình trạng trên mà không cần dùng thuốc. Một thói quen ngủ tốt bao gồm:
· Ngủ đúng giờ giấc.
· Giường ngủ phải tạo cảm giác dễ chịu, phòng yên tĩnh và nhiệt độ phòng thích hợp.
· Ánh sáng vừa đủ.
· Tập thể dục đều đặn nhưng không được quá gần giờ đi ngủ hay quá khuya.
· Không dùng phòng ngủ để làm việc hay các hoạt động khác không liên quan đến giấc ngủ.
· Tránh những chất kích thích(như caffeine, thuốc lá), rượu, hay ăn nhiều trước khi đi ngủ.
· Có những biện pháp thư giãn như tập thở
· Tránh ngủ ngày.

Những thuốc thông thường (không cần toa-OTC) có thể dùng nếu mất ngủ.


Người ta khuyên chỉ tự điều trị mất ngủ bằng thuốc thông thường (OTC) khi đó là mất ngủ thoáng qua hay ngắn hạn. Những OTC hỗ trợ giấc ngủ chỉ nên sử dụng trong thời gian ngắn và kết hợp với thay đổi thói quen ngủ. Sử dụng những thuốc này lâu ngày có thể gây nghiện, nghĩa là nếu không có nó thì không ngủ được. Đối với mất ngủ mạn tính thì nên đi bác sĩ.

Thuốc kháng histamine.

Hai thuốc kháng histamine gần đây trên thị trường được xem như là những OTC hỗ trợ giấc ngủ bao gồm diphenhydramine (như Sominex, Nytol) và doxylamine (Unisom). Diphenhydramine là thuốc duy nhất được FDA chứng nhận là an toàn và hiệu quả, trong khi độ an toàn và hiệu quả của doxylamine thì vẫn chưa được FDA chứng minh đầy đủ. Những tác dụng điều trị khác của diphenhydramine là trong dị ứng, say tàu xe và ho. Những nhà khoa học tin rằng hai thuốc này có tác dụng an thần qua cơ chế bất hoạt tác dụng của histamine trong não nhưng cơ chế chính xác thì chưa rõ.
Nếu mất ngủ đi kèm với đau thì hiện tại có nhiều dược phẩm kết hợp giữa kháng histamine và giảm đau. Không nên dùng những loại thuốc này khi chỉ bị mất ngủ đơn thuần vì việc giảm đau là không cần thiết.
Thai kỳ và cho con bú : Tác động của diphenhydramine và doxylamine lên thai nhi vẫn chưa được đánh giá đầy đủ. Mặc dù khả năng gây hại lên thai nhi thấp nhưng có lẽ nên tránh dùng những thuốc này trong lúc mang thai. Cả hai thuốc trên có thể làm giảm khả năng tạo sữa. Thêm vào đó, chúng có khả năng được tiết vào sữa mẹ và tác động lên trẻ sơ sinh. Do đó, người mẹ trong thời kì cho con bú cũng nên tránh hai loại thuốc này. Trẻ em dưới 12 tuổi không được dùng doxylamine vì người ta vẫn chưa đánh giá được tác dụng của thuốc ở nhóm tuổi này.
Tương tác thuốc: Diphenhydramine và doxylamine làm tăng tác dụng ức chế của rượu và những thuốc khác gây ngủ gà.
Tác dụng phụ: Ngủ gà là tác dụng phụ hay gặp nhất của cả diphenhydramine và doxylamine. Do đó, không dùng những thuốc này trong những trường hợp cần tỉnh táo(như khi lái xe). Diphenhydramine và doxylamine cũng gây táo bón, khô miệng, và tiểu khó. Chúng làm trầm trọng thêm bệnh đục thủy tinh thể, hen, các bệnh tim mạch, và phì đại tiền liệt tuyến. Người mắc có những vấn đề trên không nên sử dụng những OTC hỗ trợ giấc ngủ mà không hỏi ý kiến trước bác sĩ.
Cả hai loại thuốc này có thể gây kích động nghịch thường do lo lắng và mất ngủ. Tình trạng này thường gặp ở trẻ em và người già.

Melatonin.

Melatonin (như Melatonex) là loại hormôn duy nhất dưới dạng OTC dùng khi mất ngủ. Melatonin là một hormôn được tạo ra ở tuyến tùng. Melatonin giúp điều hoà đồng hồ sinh học của cơ thể hay chu kì ngủ-thức. Melatonin được tăng tiết khi trời tối hay khi ánh sáng giảm. Cơ chế gây ngủ chính xác của melatonin vẫn chưa được biết. Melatonin cũng làm giảm sự tỉnh táo và thân nhiệt.
Melatonin được bán dưới dạng thành phần bổ sung vào khẩu phần ăn nên không được kiểm soát bởi FDA. Thuốc hay được dùng trên máy bay,lúc mất ngủ và khi rối loạn giấc ngủ do những lúc làm việc khuya. Một số bằng chứng chưa đầy đủ cho rằng melatonin có ích trong điều trị rối loạn giấc ngủ.
Liều lượng: Không có liều hay thời gian sử dụng cố định. Có thể tham khảo liều từ 5-10mg. Người sử dụng nên theo phần hướng dẫn sử dụng về liều lượng và cách dùng đi kèm.
Thai kì và cho con bú: Việc sử dụng melatonin trong lúc mang thai và khi cho con bú vẫn chưa được nghiên cứu đầy đủ. Ở liều cao(trên 300mg), melatonin có thể có tác dụng tránh thai và làm tăng nồng độ của prolactin trong cơ thể. Theo kinh nghiệm đi trước của những loại thuốc khác và khả năng về những nguy cơ tiềm ẩn cho thai nhi, nên tránh dùng melatonin trong lúc mang thai hay khi cho con bú cho đến khi có thêm các thông tin mới.
Trẻ em: Tránh dùng melatonin ở trẻ em cho đến khi có thêm thông tin về độ an toàn.
Tương tác thuốc: Mặc dù melatonin được bán dưới dạng thành phần bổ sung vào khẩu phần ăn thì nó vẫn là một loại thuốc. Nó có những tác dụng phụ và những tương tác thuốc chưa được xác định. Nồng độ melatonin do cơ thể tạo ra có thể tăng bởi một số thuốc nhất định như thuốc chống trầm cảm loại ức chế tái hấp thu serotonin chọn lọc(Prozac, Zoloft, Paxil)và loại ức chế oxi hoá monoamine-MAO (Parnate, Nardil). Tương tác giữa những thuốc chống trầm cảm này với dược phẩm melatonin dùng trong hỗ trợ giấc ngủ vẫn chưa được xem xét.
Tác dụng phụ: Tác dụng phụ hay gặp nhất của melatonin là ngủ gà. Do đó, không được làm những công việc đòi hỏi phải tỉnh táo (như lái xe) trong vòng 4-5 tiếng sau khi uống thuốc. Melatonin cũng có thể gây ngứa, nhịp tim bất thường và đau đầu. Tác dụng phụ lâu dài của thuốc thì chưa được nghiên cứu.
Melatonin có thể lấy từ động vật hay tổng hợp trong phòng thí nghiệm. So với sản phẩm tổng hợp thì Melanin từ động vật dường như có độ lây bệnh cao hơn khiến dị ứng và lây nhiễm siêu vi.
Melatonin có thể kích thích hệ miễn dịch. Do đó, những người bị dị ứng nặng hoặc có các rối loạn do hệ miễn dịch hoạt động mạnh (như lupus ban đỏ hệ thống, viêm khớp dạng thấp) thì nên tránh sử dụng melatonin.

Những chất kích thích thông thường (OTC) có sẵn trên thị trường.


Những người bị mất ngủ thường mệt mỏi vì thiếu ngủ. Những chất kích thích thường được dùng để giảm mệt mỏi cũng như những tác dụng phụ phiền toái khác do mất ngủ.(Những chất này cũng có thể dùng trong trường hợp muốn tỉnh táo lâu hơn bình thường như khi thi cử hoặc lái xe đường dài). Tuy nhiên, việc sử dụng những chất kích thích cũng làm mất ngủ, dẫn tới tác dụng ngược liên quan đến thiếu ngủ.

Caffeine

Caffeine(như Nodoz, Caffedrine) là hoạt chất cơ bản có trong hầu hết những thuốc kích thích thông thường (không dùng toa). Nó cùng là thuốc duy nhất được FDA công nhận trong mục đích này. Caffeine được dùng để tăng tỉnh táo và thức lâu hơn. Caffeine là một chất kích thích nặng nhưng có thể bị dung nạp (nghĩa là nhu cầu dùng về lượng tăng dần). Caffeine cũng hiện diện trong những thuốc điều trị đau bụng kinh, đau đầu, và cảm lạnh. Thêm nữa, caffeine cũng được tìm thấy trong café, trà, coca và sô-cô-la.
Caffeine làm tăng tỉnh táo vì kích thích thần kinh não bộ và tủy sống. Nó làm giảm tình trạng mỏi cơ thông qua tác dụng kích thích co cơ. Caffeine cũng có tác dụng làm tăng nhịp tim và công co bóp cơ tim. Hiệu quả của caffeine thay đổi tuỳ người và đối với một vài người thì hiệu quả đó rất nhỏ.
Thai kỳ và cho con bú: Các nghiên cứu đã cho thấy dùng một lượng vừa phải caffeine không làm giảm trọng lượng thai nhi, sẩy thai hay sanh non. Tuy nhiên, có những báo cáo về những vấn đề sanh nở ở người mẹ dùng hơn 300mg caffeine mỗi ngày. Do đó, có lẽ nên giới hạn dùng caffeine dưới 300mg mỗi ngày lúc mang thai.
Caffeine được tiết vào sữa mẹ. Nồng độ caffeine trong sữa mẹ xấp xỉ 1% lượng caffeine trong máu mẹ. Trẻ trong thời kì bú mẹ có thể mất ngủ và kích động nếu người mẹ dùng hơn 600 mg caffeine mỗi ngày. Vẫn chưa ghi nhận tác động có hại nào ở trẻ bú sữa mẹ khi mẹ dùng từ 200-336 mg caffeine mỗi ngày. Người mẹ có thể hạn chế lượng cafffeine truyền sang con bằng cách giảm tiêu thụ caffeine trong thời gian này và sau đó thì dùng bình thường.
Trẻ em: Không nên dùng caffeine ở trẻ dưới 12 tuổi.
Tương tác thuốc: Cimetidine (Tagamet), norfloxacin (Noroxin), ciprofloxacin (Cipro) và estrogen trong thuốc tránh thai ức chế sự phân huỷ và tống xuất caffeine khỏi cơ thể. Sử dụng caffeine cùng với những loại thuốc ngày có thể dẫn đến gia tăng nồng độ caffeine trong máu, và do đó làm tăng tác dụng phụ.
Caffeine làm giảm độ hấp thu của sắt. Nên dùng sắt trước 1 giờ hoặc sau 2 giờ uống caffeine.
Cafffeine làm giảm tác dụng thuốc an thần cũng như thuốc an thần làm giảm tác dụng tỉnh táo, kích thích của cafffeine.
Tác dụng có hại: Hậu quả thường gặp nhất của caffeine là mất ngủ, lo lắng, kích động, đau đầu, nôn ói, tiêu chảy, và đau dạ dày. Caffeine cũng gây nhịp tim đập bất thường và tăng nhịp tim.
Sử dụng thường xuyên caffeine có thể gây nghiện. Nếu dừng caffeine đột ngột, hiện tượng”cai thuốc” có thể xảy ra bao gồm mệt mỏi, đau đầu, lo lắng, nôn ói, và bồn chồn. Các triệu chứng này bắt đầu từ 12-24 giờ sau lần sử dụng cuối cùng và có thể kéo dài một tuần.
[1] OTC ( over-the-counter): những thuốc OTC là những thuốc thông thường mang tính gia đình nghĩa là không cần phải cần toa hay chỉ định của bác sĩ.

3 nhận xét:

Unknown nói...

Xin hỏi BS công dụng và tác hại của thuốc Olanzapine 5mg(Fonzepine 5mg)nếu uống thường xuyên

Unknown nói...

Cảm ơn bs




hạt điều rang muối vietnuts

Unknown nói...

Dùng kháng histamin để trị Bệnh mất ngủ á. Lấy tác dụng phụ để điều trị à :D