Thứ Tư, 19 tháng 12, 2007
Thứ Hai, 17 tháng 12, 2007
NGUYÊN TẮC ĂN UÔNG ĐỂ CÓ TRÁI TIM KHỎE MẠNH
6 nguyên tắc để sống khỏe mạnh.
Thực hiện những nguyên tắc : cách thức ăn uống để trái tim khỏe mạnh.
Ý nghĩa những thông tin, thành phần công thức dinh dưỡng trên nhãn hiệu thực phẩm.
6 NGUYÊN TẮC ĐỂ SỐNG KHỎE MẠNH
Cholesterol máu của bạn dù là bao nhiêu, bạn có thể làm cho nó thấp hơn hay giữ nó luôn ở mức thấp, từ đó làm giảm nguy cơ bị bệnh tim. Đây là những nguyên tắc để tim khỏe mạnh có thể áp dụng cho tất cả những thành viên trong gia đình ( bao gồm trẻ từ 2 tuổi trở lên).
1) Chọn những thực phẩm ít chất béo bão hoà.
Tất cả những thực phẩm chứa chất béo bao gồm chất béo bão hòa và chất béo không bão hòa. Chất béo bão hòa làm tăng cholesterol máu nhiều hơn những thức ăn khác. Cách tốt nhất giảm cholesterol máu là chọn những thực phẩm ít chất béo bão hòa. Đó là lựa chọn những thực phẩm như trái cây, rau cải, và lúa mạch nguyên chất tự nhiên ít chất béo toàn phần và nhiều tinh bột (gạo, bắp, khoai), chất xơ.
2) Chọn những thực phẩm chất béo toàn phần ít:
Những thực phẩm nhiều chất béo toàn phần thì cũng nhiều chất béo bão hòa, ăn những thực phẩm ít chất béo cũng là giảm chất béo bão hòa. Khi bạn muốn ăn chất béo thì thay vào đó bằng chất béo không bão hòa. Chất béo là thức ăn rất giàu calori, vì vậy ăn ít chất béo thì bạn sẽ giảm được calori ăn vào. Ăn calori ít hơn có thể giúp bạn giảm cân – nếu bạn quá cân, việc giảm cân là một phần quan trọng trong việc giảm mức cholesterol máu.
3) Chọn những thực phẩm nhiều tinh bột và chất xơ.
Dùng những thực phẩm có nhiều tinh bột và chất xơ (ngũ cốc) thay thế những thực phẩm có nhiều chất béo bão hòa rất là tốt. Những thức ăn loại này là bánh mì, lúa mạch, lúa mì, trái cây và rau cải rất ít chất béo bão hòa và cholesterol. Lượng calori cũng thấp hơn. Nhưng hạn chế những thức ăn trét trên bánh mì như bơ và sốt có kem hay sữa nguyên chất. Những thực phẩm ngũ cốc này cũng chứa nhiều vitamin và khoáng chất.
Chế độ ít chất béo bão hòa và cholesterol với những thực phẩm tương đối nhiều chất xơ – như lúa kiều mạch hay cám lúa mạch và các loại đậu - có thể giúp giảm cholesterol trong máu.
4 ) Chọn những thực phẩm ít cholesterol
Nên nhớ thức ăn có cholesterol cũng làm tăng cholesterol trong máu mặc dù không nhiều như chất béo bão hòa. Vì vậy điều quan trọng là gia đình bạn phải chọn những chất có ít cholesterol. Những thức ăn có cholesterol là những thức ăn từ động vật. Ngay cả những loại thực phẩm từ động vật đó có thể chứa chất béo bão hòa thấp nhưng cholesterol lại cao, ví dụ như gan hay lòng đỏ trứng. Lòng trắng trứng và những thực phẩm từ thực vật không có cholesterol.
5) Hoạt động thể lực nhiều hơn nữa.
Hoạt động thể lực giúp cải thiện cholesterol trong máu: tăng HDL và giảm LDL. Tập thể dục có thể giúp giảm cân, giảm huyết áp, cải thiện tim và mạch máu khỏe mạnh hơn và giảm căng thẳng thần kinh. Cả gia đình cùng nhau tập thể dục thì thật là tốt.
6) Duy trì trọng lượng cơ thể ở mức lí tưởng, và giảm cân nếu bạn quá cân.
Những người thừa cân thường có cholesterol máu cao hơn người có đủ cân. Người lớn thừa cân có hình dáng “quả táo” với bụng phệ thì có nguy cơ bị bệnh tim mạch cao hơn người thừa cân với dáng “ quả lê” tức to phần hông và đùi.
Dù hình dạng cơ thể thuộc loại nào, bạn cũng nên loại ra khỏi chế độ ăn chất béo, thức ăn giàu năng lượng. Dùng những thực phẩm nhiều tinh bột và chất xơ thay thế chất béo là cách tốt nhất để kiểm soát cân nặng cơ thể. Đừng áp dụng những chế độ ăn kiêng cấp tốc thường năng lượng rất ít sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của bạn. Nếu bạn quá thừa cân thì khi giảm cân một ít sẽ làm giảm LDL và tăng HDL.
Thực hiện đúng nguyên tắc: ăn đúng cách để khỏe mạnh
Nhìn lại xem gia đình bạn đang ăn uống theo chế độ như thế nào và bắt đầu lên kế hoạch. Bạn không nên cắt đứt tất cả các thức ăn có nhiều chất béo bão hòa, cholesterol. Chỉ thay thế dần 1 hay 2 loại thức ăn bằng những thức ăn có ít chất béo bão hòa và cholesterol mỗi ngày, và bạn sẽ đạt được kết quả trong việc ăn uống để có trái tim khỏe mạnh. Bằng cách thay đổi từ từ chậm rãi thì bạn sẽ cảm thấy thích thú để theo đuổi kế hoạch ăn kiêng đặt ra.
Chọn những thực phẩm tốt cho tim từ nhiều nhóm thực phẩm khác nhau - thịt, gia cầm, cá và sò hến, trứng, trái cây và rau cải; bánh mì, mì lúa mạch, gạo, và những loại ngũ cốc khác, các loại đậu, chất béo và dầu và thức ăn ngọt hay thức ăn nhanh. Chọn lựa thành phần và số lượng sao cho thích hơp với nhu cầu của bạn để giảm cân hay đạt được cân nặng bạn mong muốn. Ăn nhiều loại thực phẩm khác nhau giúp cho bạn và gia đình có được đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết. Có thể dựa theo những liệt kê sau để chọn những thực phẩm ít chất béo bão hòa và cholesterol.
Thịt, gia cầm, cá, và hải sản
Khi mua thức ăn :
Chọn thịt nạc, gia cầm hay cá không còn da thì giảm được chất béo bão hòa. Ăn lượng trung bình ( không nhiều hơn 6 ounce/ngày).
Xem trên nhãn ghi là thịt nạc ( lean ) hay nạc 100% ( extra lean).
Hạn chế dùng những thức ăn như gan, bánh mì ngọt và thận, có nhiều cholesterol mặc dù ít chất béo.
Hạn chế những loại thịt mỡ đã chế biến như thịt hun khói (bacon), bologna, xúc xích, hót dogs, và dồi.
Hot dogs làm từ gà hay gà tây thì ít chất béo bão hòa và chất béo toàn phần hơn hot dogs làm từ heo và bò. Ngoài ra cũng có hot dogs làm từ thịt bò nạc có ít chất béo. Thường những thức ăn gia cầm chế biến sẵn có nhiều chất béo và cholesterol hơn thịt tươi. Để chắc chắn nhất, xem thành phần dinh dưỡng trên nhãn của thực phẩm làm sẵn hay thức ăn ăn liền để chọn mua những loại có ít cholesterol và chất béo.
Hạn chế ăn ngỗng và vịt , loại thực phẩm này có nhiều chất béo bão hòa ngay cả khi da được lấy đi.
Chọn hải sản cũng tốt ít chất béo bão hòa. Nhưng thành phần cholesterol khác nhau tùy theo loại – tôm, mực, hào thì nhiều cholesterol, trong khi sò hến, trai, nghêu thì ít cholesterol hơn.
Nếu mua cá đóng hộp thì chọn loại ngâm trong nước, không chọn loại ngâm trong dầu.
Chế biến thực phẩm :
Lạng hết mỡ trong thịt hay lóc da thịt gia cầm trước khi ăn.
Chế biến bằng cách nướng , đút lò, quay, rô ti hay luộc hấp thay vì chiên. Nếu chiên thì sử dụng loại chảo chống dính hay dùng một ít dầu thực vật để giảm lượng mỡ cần dùng lại.
Khi bạn làm món rôti thì đặt thức ăn trên một cái vỉ để những giọt dầu mỡ có thể rỉ xuống.
Dùng những loại gia vị không chất béo như nuớc trái cây, rượu, bột súp để ướp thịt và gia cầm.
Những thức ăn từ sữa, phô mai
Khi mua :
Uống sữa không kem hay chứa 1-2% chất béo.
Khi tìm mua phô mai cứng, chọn lựa những nhóm không chất béo (“fat free”), ít chất béo (“ reduce fat”,”low fat”, “light”,”part-skim”). Những loại này trong 1 ounce có ít chất béo hơn nhóm thông thường.
Khi mua phô mai mềm, chọn loại ít chất béo (<1%) hay không chất béo ( farmer, pot, part-skim, light). Chúng có ít chất béo hơn loại phô mai làm hoàn toàn từ sữa.
Dùng ya-ua ít béo hay không béo, xem thành phần dinh dưỡng trên nhãn hiệu.
Dùng kem, phô mai không hay ít béo khi dùng với bánh mì.
Chế biến thức ăn :
Chế biến thức ăn phô mai trong một cái xoang, niêm ít gia vị và dùng lượng phô mai ít hơn so với công thức chế biến, có thể chừa lại phô mai đóng trên lớp mặt.
Dùng sữa không kem khi chế biến món súp kem.
Trứng
Mua
Trứng được dùng chế biến nhiều loại món ăn và bánh nướng, xem thành phần dinh dưỡng trên nhãn sản phẩm để xác định lượng cholesterol.
Thay thế trứng bằng thức ăn khác
Chế biến trứng
Lòng trắng trứng không có cholesterol, có thể thay 2 lòng trắng bằng trứng cho một trứng nguyên.
Trái cây và rau cải
Mua
Mua trái cây và rau cải có thể tươi, đông lạnh, đóng hộp. Chúng không có cholesterol và hầu như rất ít chất béo bão hòa. Ngoại trừ dừa, ôliu, bơ thì hầu hết rất ít chất béo.
Chế biến
Dùng trái cây như món ăn chơi hay món tráng miệng.
Chế biến rau cải như món ăn nhẹ, món phụ hay món salad trộn với những gia vị như rau mùi, nước chanh, hay sốt mayonaise ít hay không béo. Hạn chế dùng lạo mayonaise thông dụng, nước trộn salad, kem hay phô mai hay sốt béo khác.
Bánh mì, ngũ cốc, mì lúa mạch, gạo và các loại đậu.
Mua
Mua bánh mì làm từ lúa mạch hay ngũ cốc còn chất cám.
Hạn chế những loại bánh sau được chế biến với nhiều chất béo, đặc biệt chất béo bão hòa.
Bánh sừng bò.
Bánh bích qui.
Bánh vòng đường.
Bánh bơ.
Bánh cà phê.
Bánh táo-hạnh nhân.
Bánh xốp nướng.
Những bánh làm từ dừa, cơm dừa, dầu dừa. Dù là dầu thực vật nhưng có nhiều chất béo bão hòa.
Nên thường mua các loại đậu, nó ít chất béo và nhiều chất xơ.
Chế biến
Ăn mì hay gạo với súp hay nước sốt ít béo như là món chính.
Trải thịt trên mặt của mì hay rau trộn để cho món ăn hấp dẫn hơn. Cách này có thể làm cho bạn ăn ít thịt hơn nhưng vẫn thấy ngon miệng.
Chế biến món bánh nướng dùng dầu thực vật có chất béo không bão hòa, thay thế 1 lòng đỏ trứng bằng hai lòng trắng trứng. Thay thế nước sốt táo cho dầu hay giảm số lượng chất béo, đường ít hơn so với công thức chế biến. Cho 2 tách bột mì nên dùng ¼ tách dầu thực vật.
Sử dụng các loại đậu, hạt là thành phần chính trong các món nấu, súp hay trong bữa ăn một món. Chúng cung cấp nhiều đạm và chất xơ.
Mỡ và dầu
Mua
Chọn dầu thực vật lỏng có chất béo không bão hòa cao để dùng trong nấu nướng hay làm gia vị cho các món rau trộn. Ví dụ dầu đậu nành, olive, bắp, hướng dương…
Mua những loại sốt mayonaise ít hay không có chất béo thay vì dùng những loại thường có nhiều chất béo.
Chế biến
Trong nấu nướng hạn chế bơ, chất béo, mỡ heo, hay các loại mỡ trộn vào bánh.
Nếu dùng dầu hay mỡ thì dùng số lượng ít và thay chất béo bão hòa bằng chất béo không bão hòa.
Đối với những món trét lên bánh mì ăn thì dùng loại margarine lỏng hay dạng týp không dùng bơ.
Đối với món rau trộn dùng thêm rau mùi hoặc sốt gia vị không bơ.
Bánh ngọt và thức ăn nhanh
Mua
Chọn lựa những loại thực phẩm ít chất béo, đường cho một buổi tiệc ngoài trời.
Bánh sô cô la, bánh phô mai, bánh bông lan, bánh mặn nướng không hay rất ít chất béo. Mặc dù những loại bánh đó có thể ít chất béo nhưng lượng calori vẫn rất cao, nên bạn nhìn nhãn hiệu để lưạ chọn loại có calori ít nhất.
Ya – ua không hay ít chất béo, kem trái cây, kem sữa, nước trái cây ướp lạnh và nước hoa quả pha chế.
Chọn những loại thức ăn chơi ít chất béo.
Bánh mì vòng cứng, bánh gạo, bánh làm từ ngũ cốc, bánh sô đa.
Bánh mì lạt.
Trái cây tươi, trái cây khô.
Bánh qui mặn, bánh xèo không dầu.
Bắp rang không bơ.
Chuẩn bị
Nho ướp lạnh hay chuối cắt ra từng lát.
Món tráng miệng dùng sữa không kem hay chỉ 1%.
Món khai vị có thể là trái cây để nguyên hay được cắt thành từng lát.
Làm món bắp nổ hay cho vào lò vi ba ( không rang bơ).
Đọc nhãn hiệu của thực phẩm
Tìm hiểu nhãn hiệu của thực phẩm có thể giúp bạn và gia đình chọn thức ăn tốt nhất. Một nhãn hiệu thực phẩm có hai phần quan trọng: các thành phần trong thực phẩm ( phần Ingredients) và các chỉ số dinh dưỡng gồm calori, số lượng đạm, béo, đường và vitamin, khoáng chất ( phần Nutritions).
Nhìn vào phần Nutriton của thực phẩm xem lượng chất béo bão hòa, chất béo toàn phần, cholesterol, và tổng số calori trong một khẩu phần. So sánh giữa các sản phẩm của cùng loại để chọn loại có có số lượng các thành phần đó thấp nhất.
Nếu sản phẩm không có phần Nutrition thì xem phần Ingredient. Ở phần này thì thường những thành phần nào chiếm lượng nhiều nhất trong sản phẩm sẽ được ghi đầu tiên, thành phần ít nhất được ghi sau cùng. Vậy có thể dễ dàng chọn thực phẩm có ít chất béo bão hòa hay chất béo toàn phần.
Ngoài thông tin ở phần Nutrition và Ingredient, một số sản phẩn còn đề thêm “low fat”, “light”, “ fat free” ( chất béo ít hay không có).
Ăn tiệm như thế nào để khỏe mạnh.
Bất cứ bữa ăn nào dù bận rộn hay có thời gian chuẩn bị thì gia đình bạn vẫn có thể lựa chọn những thức ăn ít chất béo bão hòa và cholesterol, những hướng dẫn sau đây có thể giúp bạn:
Chọn quán ăn nào thực đơn gồm những món thức ăn ít chất béo, cholesterol. Đừng ngại ngần yêu cầu chế biến thức ăn theo ý bạn.
Chọn thịt gia cầm, cá, hay ăn những món nướng, hấp, chưng, luộc, hơn là món chiên. Đối với món ăn làm sẵn thì chọn món làm từ gà tây hay thịt bò nạc thay vì món có nhiều chất béo và không dùng salami hay sốt bologna.
Chọn rau cải với rau mùi hay gia vị không bơ, kem, phô mai.
Tráng miệng bằng nước trái cây hoa quả, trái cây ướp lạnh hay ya-ua không béo.
Điều chỉnh khẩu phần ăn bằng yêu cầu khẩu phần nhỏ, một đĩa nhiều người ăn.
Ở nhà hàng ăn nhanh, chọn món gà nướng, bò nạc với sandwich hay hamburger (nhớ không dùng sốt béo) cùng với xà lách, sữa hay ya-ua không béo. Pizza thì chọn loại rau cải. Nên ăn ít : burger, gà chiên, cá chiên, khoai tây chiên, sữa có béo hay rau trộn có sốt béo.
Thực hiện những nguyên tắc : cách thức ăn uống để trái tim khỏe mạnh.
Ý nghĩa những thông tin, thành phần công thức dinh dưỡng trên nhãn hiệu thực phẩm.
6 NGUYÊN TẮC ĐỂ SỐNG KHỎE MẠNH
Cholesterol máu của bạn dù là bao nhiêu, bạn có thể làm cho nó thấp hơn hay giữ nó luôn ở mức thấp, từ đó làm giảm nguy cơ bị bệnh tim. Đây là những nguyên tắc để tim khỏe mạnh có thể áp dụng cho tất cả những thành viên trong gia đình ( bao gồm trẻ từ 2 tuổi trở lên).
1) Chọn những thực phẩm ít chất béo bão hoà.
Tất cả những thực phẩm chứa chất béo bao gồm chất béo bão hòa và chất béo không bão hòa. Chất béo bão hòa làm tăng cholesterol máu nhiều hơn những thức ăn khác. Cách tốt nhất giảm cholesterol máu là chọn những thực phẩm ít chất béo bão hòa. Đó là lựa chọn những thực phẩm như trái cây, rau cải, và lúa mạch nguyên chất tự nhiên ít chất béo toàn phần và nhiều tinh bột (gạo, bắp, khoai), chất xơ.
2) Chọn những thực phẩm chất béo toàn phần ít:
Những thực phẩm nhiều chất béo toàn phần thì cũng nhiều chất béo bão hòa, ăn những thực phẩm ít chất béo cũng là giảm chất béo bão hòa. Khi bạn muốn ăn chất béo thì thay vào đó bằng chất béo không bão hòa. Chất béo là thức ăn rất giàu calori, vì vậy ăn ít chất béo thì bạn sẽ giảm được calori ăn vào. Ăn calori ít hơn có thể giúp bạn giảm cân – nếu bạn quá cân, việc giảm cân là một phần quan trọng trong việc giảm mức cholesterol máu.
3) Chọn những thực phẩm nhiều tinh bột và chất xơ.
Dùng những thực phẩm có nhiều tinh bột và chất xơ (ngũ cốc) thay thế những thực phẩm có nhiều chất béo bão hòa rất là tốt. Những thức ăn loại này là bánh mì, lúa mạch, lúa mì, trái cây và rau cải rất ít chất béo bão hòa và cholesterol. Lượng calori cũng thấp hơn. Nhưng hạn chế những thức ăn trét trên bánh mì như bơ và sốt có kem hay sữa nguyên chất. Những thực phẩm ngũ cốc này cũng chứa nhiều vitamin và khoáng chất.
Chế độ ít chất béo bão hòa và cholesterol với những thực phẩm tương đối nhiều chất xơ – như lúa kiều mạch hay cám lúa mạch và các loại đậu - có thể giúp giảm cholesterol trong máu.
4 ) Chọn những thực phẩm ít cholesterol
Nên nhớ thức ăn có cholesterol cũng làm tăng cholesterol trong máu mặc dù không nhiều như chất béo bão hòa. Vì vậy điều quan trọng là gia đình bạn phải chọn những chất có ít cholesterol. Những thức ăn có cholesterol là những thức ăn từ động vật. Ngay cả những loại thực phẩm từ động vật đó có thể chứa chất béo bão hòa thấp nhưng cholesterol lại cao, ví dụ như gan hay lòng đỏ trứng. Lòng trắng trứng và những thực phẩm từ thực vật không có cholesterol.
5) Hoạt động thể lực nhiều hơn nữa.
Hoạt động thể lực giúp cải thiện cholesterol trong máu: tăng HDL và giảm LDL. Tập thể dục có thể giúp giảm cân, giảm huyết áp, cải thiện tim và mạch máu khỏe mạnh hơn và giảm căng thẳng thần kinh. Cả gia đình cùng nhau tập thể dục thì thật là tốt.
6) Duy trì trọng lượng cơ thể ở mức lí tưởng, và giảm cân nếu bạn quá cân.
Những người thừa cân thường có cholesterol máu cao hơn người có đủ cân. Người lớn thừa cân có hình dáng “quả táo” với bụng phệ thì có nguy cơ bị bệnh tim mạch cao hơn người thừa cân với dáng “ quả lê” tức to phần hông và đùi.
Dù hình dạng cơ thể thuộc loại nào, bạn cũng nên loại ra khỏi chế độ ăn chất béo, thức ăn giàu năng lượng. Dùng những thực phẩm nhiều tinh bột và chất xơ thay thế chất béo là cách tốt nhất để kiểm soát cân nặng cơ thể. Đừng áp dụng những chế độ ăn kiêng cấp tốc thường năng lượng rất ít sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của bạn. Nếu bạn quá thừa cân thì khi giảm cân một ít sẽ làm giảm LDL và tăng HDL.
Thực hiện đúng nguyên tắc: ăn đúng cách để khỏe mạnh
Nhìn lại xem gia đình bạn đang ăn uống theo chế độ như thế nào và bắt đầu lên kế hoạch. Bạn không nên cắt đứt tất cả các thức ăn có nhiều chất béo bão hòa, cholesterol. Chỉ thay thế dần 1 hay 2 loại thức ăn bằng những thức ăn có ít chất béo bão hòa và cholesterol mỗi ngày, và bạn sẽ đạt được kết quả trong việc ăn uống để có trái tim khỏe mạnh. Bằng cách thay đổi từ từ chậm rãi thì bạn sẽ cảm thấy thích thú để theo đuổi kế hoạch ăn kiêng đặt ra.
Chọn những thực phẩm tốt cho tim từ nhiều nhóm thực phẩm khác nhau - thịt, gia cầm, cá và sò hến, trứng, trái cây và rau cải; bánh mì, mì lúa mạch, gạo, và những loại ngũ cốc khác, các loại đậu, chất béo và dầu và thức ăn ngọt hay thức ăn nhanh. Chọn lựa thành phần và số lượng sao cho thích hơp với nhu cầu của bạn để giảm cân hay đạt được cân nặng bạn mong muốn. Ăn nhiều loại thực phẩm khác nhau giúp cho bạn và gia đình có được đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết. Có thể dựa theo những liệt kê sau để chọn những thực phẩm ít chất béo bão hòa và cholesterol.
Thịt, gia cầm, cá, và hải sản
Khi mua thức ăn :
Chọn thịt nạc, gia cầm hay cá không còn da thì giảm được chất béo bão hòa. Ăn lượng trung bình ( không nhiều hơn 6 ounce/ngày).
Xem trên nhãn ghi là thịt nạc ( lean ) hay nạc 100% ( extra lean).
Hạn chế dùng những thức ăn như gan, bánh mì ngọt và thận, có nhiều cholesterol mặc dù ít chất béo.
Hạn chế những loại thịt mỡ đã chế biến như thịt hun khói (bacon), bologna, xúc xích, hót dogs, và dồi.
Hot dogs làm từ gà hay gà tây thì ít chất béo bão hòa và chất béo toàn phần hơn hot dogs làm từ heo và bò. Ngoài ra cũng có hot dogs làm từ thịt bò nạc có ít chất béo. Thường những thức ăn gia cầm chế biến sẵn có nhiều chất béo và cholesterol hơn thịt tươi. Để chắc chắn nhất, xem thành phần dinh dưỡng trên nhãn của thực phẩm làm sẵn hay thức ăn ăn liền để chọn mua những loại có ít cholesterol và chất béo.
Hạn chế ăn ngỗng và vịt , loại thực phẩm này có nhiều chất béo bão hòa ngay cả khi da được lấy đi.
Chọn hải sản cũng tốt ít chất béo bão hòa. Nhưng thành phần cholesterol khác nhau tùy theo loại – tôm, mực, hào thì nhiều cholesterol, trong khi sò hến, trai, nghêu thì ít cholesterol hơn.
Nếu mua cá đóng hộp thì chọn loại ngâm trong nước, không chọn loại ngâm trong dầu.
Chế biến thực phẩm :
Lạng hết mỡ trong thịt hay lóc da thịt gia cầm trước khi ăn.
Chế biến bằng cách nướng , đút lò, quay, rô ti hay luộc hấp thay vì chiên. Nếu chiên thì sử dụng loại chảo chống dính hay dùng một ít dầu thực vật để giảm lượng mỡ cần dùng lại.
Khi bạn làm món rôti thì đặt thức ăn trên một cái vỉ để những giọt dầu mỡ có thể rỉ xuống.
Dùng những loại gia vị không chất béo như nuớc trái cây, rượu, bột súp để ướp thịt và gia cầm.
Những thức ăn từ sữa, phô mai
Khi mua :
Uống sữa không kem hay chứa 1-2% chất béo.
Khi tìm mua phô mai cứng, chọn lựa những nhóm không chất béo (“fat free”), ít chất béo (“ reduce fat”,”low fat”, “light”,”part-skim”). Những loại này trong 1 ounce có ít chất béo hơn nhóm thông thường.
Khi mua phô mai mềm, chọn loại ít chất béo (<1%) hay không chất béo ( farmer, pot, part-skim, light). Chúng có ít chất béo hơn loại phô mai làm hoàn toàn từ sữa.
Dùng ya-ua ít béo hay không béo, xem thành phần dinh dưỡng trên nhãn hiệu.
Dùng kem, phô mai không hay ít béo khi dùng với bánh mì.
Chế biến thức ăn :
Chế biến thức ăn phô mai trong một cái xoang, niêm ít gia vị và dùng lượng phô mai ít hơn so với công thức chế biến, có thể chừa lại phô mai đóng trên lớp mặt.
Dùng sữa không kem khi chế biến món súp kem.
Trứng
Mua
Trứng được dùng chế biến nhiều loại món ăn và bánh nướng, xem thành phần dinh dưỡng trên nhãn sản phẩm để xác định lượng cholesterol.
Thay thế trứng bằng thức ăn khác
Chế biến trứng
Lòng trắng trứng không có cholesterol, có thể thay 2 lòng trắng bằng trứng cho một trứng nguyên.
Trái cây và rau cải
Mua
Mua trái cây và rau cải có thể tươi, đông lạnh, đóng hộp. Chúng không có cholesterol và hầu như rất ít chất béo bão hòa. Ngoại trừ dừa, ôliu, bơ thì hầu hết rất ít chất béo.
Chế biến
Dùng trái cây như món ăn chơi hay món tráng miệng.
Chế biến rau cải như món ăn nhẹ, món phụ hay món salad trộn với những gia vị như rau mùi, nước chanh, hay sốt mayonaise ít hay không béo. Hạn chế dùng lạo mayonaise thông dụng, nước trộn salad, kem hay phô mai hay sốt béo khác.
Bánh mì, ngũ cốc, mì lúa mạch, gạo và các loại đậu.
Mua
Mua bánh mì làm từ lúa mạch hay ngũ cốc còn chất cám.
Hạn chế những loại bánh sau được chế biến với nhiều chất béo, đặc biệt chất béo bão hòa.
Bánh sừng bò.
Bánh bích qui.
Bánh vòng đường.
Bánh bơ.
Bánh cà phê.
Bánh táo-hạnh nhân.
Bánh xốp nướng.
Những bánh làm từ dừa, cơm dừa, dầu dừa. Dù là dầu thực vật nhưng có nhiều chất béo bão hòa.
Nên thường mua các loại đậu, nó ít chất béo và nhiều chất xơ.
Chế biến
Ăn mì hay gạo với súp hay nước sốt ít béo như là món chính.
Trải thịt trên mặt của mì hay rau trộn để cho món ăn hấp dẫn hơn. Cách này có thể làm cho bạn ăn ít thịt hơn nhưng vẫn thấy ngon miệng.
Chế biến món bánh nướng dùng dầu thực vật có chất béo không bão hòa, thay thế 1 lòng đỏ trứng bằng hai lòng trắng trứng. Thay thế nước sốt táo cho dầu hay giảm số lượng chất béo, đường ít hơn so với công thức chế biến. Cho 2 tách bột mì nên dùng ¼ tách dầu thực vật.
Sử dụng các loại đậu, hạt là thành phần chính trong các món nấu, súp hay trong bữa ăn một món. Chúng cung cấp nhiều đạm và chất xơ.
Mỡ và dầu
Mua
Chọn dầu thực vật lỏng có chất béo không bão hòa cao để dùng trong nấu nướng hay làm gia vị cho các món rau trộn. Ví dụ dầu đậu nành, olive, bắp, hướng dương…
Mua những loại sốt mayonaise ít hay không có chất béo thay vì dùng những loại thường có nhiều chất béo.
Chế biến
Trong nấu nướng hạn chế bơ, chất béo, mỡ heo, hay các loại mỡ trộn vào bánh.
Nếu dùng dầu hay mỡ thì dùng số lượng ít và thay chất béo bão hòa bằng chất béo không bão hòa.
Đối với những món trét lên bánh mì ăn thì dùng loại margarine lỏng hay dạng týp không dùng bơ.
Đối với món rau trộn dùng thêm rau mùi hoặc sốt gia vị không bơ.
Bánh ngọt và thức ăn nhanh
Mua
Chọn lựa những loại thực phẩm ít chất béo, đường cho một buổi tiệc ngoài trời.
Bánh sô cô la, bánh phô mai, bánh bông lan, bánh mặn nướng không hay rất ít chất béo. Mặc dù những loại bánh đó có thể ít chất béo nhưng lượng calori vẫn rất cao, nên bạn nhìn nhãn hiệu để lưạ chọn loại có calori ít nhất.
Ya – ua không hay ít chất béo, kem trái cây, kem sữa, nước trái cây ướp lạnh và nước hoa quả pha chế.
Chọn những loại thức ăn chơi ít chất béo.
Bánh mì vòng cứng, bánh gạo, bánh làm từ ngũ cốc, bánh sô đa.
Bánh mì lạt.
Trái cây tươi, trái cây khô.
Bánh qui mặn, bánh xèo không dầu.
Bắp rang không bơ.
Chuẩn bị
Nho ướp lạnh hay chuối cắt ra từng lát.
Món tráng miệng dùng sữa không kem hay chỉ 1%.
Món khai vị có thể là trái cây để nguyên hay được cắt thành từng lát.
Làm món bắp nổ hay cho vào lò vi ba ( không rang bơ).
Đọc nhãn hiệu của thực phẩm
Tìm hiểu nhãn hiệu của thực phẩm có thể giúp bạn và gia đình chọn thức ăn tốt nhất. Một nhãn hiệu thực phẩm có hai phần quan trọng: các thành phần trong thực phẩm ( phần Ingredients) và các chỉ số dinh dưỡng gồm calori, số lượng đạm, béo, đường và vitamin, khoáng chất ( phần Nutritions).
Nhìn vào phần Nutriton của thực phẩm xem lượng chất béo bão hòa, chất béo toàn phần, cholesterol, và tổng số calori trong một khẩu phần. So sánh giữa các sản phẩm của cùng loại để chọn loại có có số lượng các thành phần đó thấp nhất.
Nếu sản phẩm không có phần Nutrition thì xem phần Ingredient. Ở phần này thì thường những thành phần nào chiếm lượng nhiều nhất trong sản phẩm sẽ được ghi đầu tiên, thành phần ít nhất được ghi sau cùng. Vậy có thể dễ dàng chọn thực phẩm có ít chất béo bão hòa hay chất béo toàn phần.
Ngoài thông tin ở phần Nutrition và Ingredient, một số sản phẩn còn đề thêm “low fat”, “light”, “ fat free” ( chất béo ít hay không có).
Ăn tiệm như thế nào để khỏe mạnh.
Bất cứ bữa ăn nào dù bận rộn hay có thời gian chuẩn bị thì gia đình bạn vẫn có thể lựa chọn những thức ăn ít chất béo bão hòa và cholesterol, những hướng dẫn sau đây có thể giúp bạn:
Chọn quán ăn nào thực đơn gồm những món thức ăn ít chất béo, cholesterol. Đừng ngại ngần yêu cầu chế biến thức ăn theo ý bạn.
Chọn thịt gia cầm, cá, hay ăn những món nướng, hấp, chưng, luộc, hơn là món chiên. Đối với món ăn làm sẵn thì chọn món làm từ gà tây hay thịt bò nạc thay vì món có nhiều chất béo và không dùng salami hay sốt bologna.
Chọn rau cải với rau mùi hay gia vị không bơ, kem, phô mai.
Tráng miệng bằng nước trái cây hoa quả, trái cây ướp lạnh hay ya-ua không béo.
Điều chỉnh khẩu phần ăn bằng yêu cầu khẩu phần nhỏ, một đĩa nhiều người ăn.
Ở nhà hàng ăn nhanh, chọn món gà nướng, bò nạc với sandwich hay hamburger (nhớ không dùng sốt béo) cùng với xà lách, sữa hay ya-ua không béo. Pizza thì chọn loại rau cải. Nên ăn ít : burger, gà chiên, cá chiên, khoai tây chiên, sữa có béo hay rau trộn có sốt béo.
VỌP BẺ
Chứng vọp bẽ là gì?
Khi chúng ta sử dụng các cơ có thể vận động tự ý, ví dụ như các cơ ở tay và chân, chúng co và dãn một cách nhịp nhàng khi ta vận động. Những cơ chống đỡ ở đầu, cổ, và thân mình cũng co lại như vậy một cách đồng bộ để duy trì thế đứng của chúng ta. Một cơ (hay chỉ là một vài sợi cơ) co rút không tự ý (không theo ý muốn của ta) được gọi là sự co cứng. Nếu sự co cứng xảy ra đủ mạnh và kéo dài, nó trở thành chứng vọp bẽ. Một cơ bị chứng co rút được định nghĩa là một cơ co rút mạnh không tự ý và không dãn ra được.
Vọp bẽ có thể kéo dài từ vài giây đến 15 phút, và đôi khi lâu hơn. Các trường hợp vọp bẽ tái diễn nhiều lần cho đến khi chấm dứt hoàn toàn không phải là hiếm. Chứng vọp bẽ có thể liên quan đến một phần của cơ, cả một cơ, hay nhiều cơ có hoạt động chung, ví dụ như những cơ gấp các ngón tay gần nhau. Một số trường hợp chứng vọp bẽ liên quan đến sự co cùng lúc của các cơ vận động những bộ phận của cơ thể theo những hướng ngược nhau.
Chứng vọp bẽ rất phổ biến. Hầu như mọi người (ước tính khoảng 95%) đều trãi qua một lần bị vọp bẽ trong cuộc đời họ. Chứng vọp bẽ thường phổ biến ở người lớn và tăng dần theo tuổi. Tuy nhiên, trẻ con cũng vẫn có thể bị vọp bẽ .
Bất kỳ cơ có thể vận động tự ý (cơ vân) nào cũng có thể bị chứng vọp bẽ. Chứng vọp bẽ xảy ra ở tứ chi, đặc biệt là cẳng chân và bàn chân, thường gặp nhất là ở bắp chân. Các cơ vận động không tự ý của các cơ quan (tử cung, thành mạch máu, đường ruột, đường dẫn mật và đường dẫn nước tiểu, cây phế quản) cũng có thể bị chứng vọp bẽ. Chứng vọp bẽ của các cơ vận động không tự ý sẽ không được đề cập sâu hơn trong bài viết này. Bài viết này chủ yếu tập trung vào chứng vọp bẽ của các cơ vân.uyên nhân và các loại vọp bẽ.
Theo McGee, chứng vọp bẽ có bốn loại chính gồm : sự co rút "thật sự", sự co giật các cơ ( đặc biệt các cơ mặt, bàn tay và bàn chân ), sự co cứng do xơ hóa các mô cơ bắp, và sự co cơ do rối loạn trương lực.
Vọp bẽ "thật sự":
Sự co rút "thật sự" bao gồm từng phần của cơ hoặc một cơ riêng lẻ hoặc một nhóm cơ thường hoạt động cùng nhau, như các cơ gấp các ngón tay cạnh nhau. Hầu hết các chuyên gia đồng ý rằng vọp bẽ "thật sự" là do tình trạng quá kích thích của thần kinh làm kích thích đến các cơ. Chúng là loại phổ biến nhất của chứng co rút cơ xương. Vọp bẽ "thật sự" có thể xảy ra trong một số trường hợp sau:
Sự thương tổn:. Sự co cơ liên tục có thể xảy ra như một cơ chế mang tính bảo vệ theo sau một thương tổn ví dụ như gãy xương. Trong trường hợp này, sự co cơ làm giảm vận động đến mức tối thiểu và giúp vùng thương tổn ổn định. Sự tổn thương của cơ này có thể gây sự co thắt ở cơ khác.
Sự hoạt động quá mức: Sự co rút "thật sự" thường do sự kết hợp giữa việc sử dụng cơ quá mức và sự mỏi cơ ( trong các môn thể thao hoặc các hoạt động nặng). Sự co rút như vậy có thể xảy đến trong suốt lúc hoạt động hoặc sau đó, đôi khi sau nhiều giờ. Cũng như thế, các cơ mỏi mệt khi ngồi hoặc nằm ở một tư thế bất tiện gây mỏi và khó chịu trong một thời gian dài, hoặc bất cứ việc nào sử dụng cơ lặp đi lặp lại đều có thể gây vọp bẽ. Những người lớn tuổi có nguy cơ vọp bẽ khi thực hiện các hoạt động cơ thể quá mức.
Chứng vọp bẽ lúc nghỉ: Ðặc biệt ở những người lớn tuổi, vọp bẽ vào lúc nghỉ ngơi ( thường ban đêm ) rất phổ biến. Tuy nhiên, vọp bẽ lúc nghỉ có thể thấy ở bất kì lứa tuổi nào, kể cả khi còn nhỏ. Mặc dù không đe dọa tính mạng, nhưng chứng vọp bẽ lúc nghỉ lại phá giấc ngủ hay nói cách khác là gây khó chịu cho người bệnh. Bệnh tái diễn thường xuyên (nhiều lần trong một đêm và/hoặc nhiều đêm trong một tuần) và rất đau nhức. Nguyên nhân thực sự của chứng vọp bẽ về đêm không rõ. Ðôi khi, vọp bẽ như vậy được khởi đầu bằng một cử động làm cơ co ngắn lại sau đó là sự co rút, ví dụ gấp ngón chân xuống khi đang nằm trên giường, cử động này làm cơ bắp chân co ngắn lại gây ra vọp bẽ
Do mất nước : Thể thao và các hoạt động mạnh quá mức khác có thể gây thất thoát dịch qua mồ hôi. Sự mất nước dạng này làm tăng khả năng xảy ra vọp bẽ "thật sự". Chứng vọp bẽ có nguy cơ xảy ra nhiều hơn khi thời tiết ấm áp và có thể là dấu hiệu sớm của cơn đột quỵ do nhiệt. Thể tích dịch cơ thể bị thất thoát lâu dài do thuốc lợi tiểu ( thuốc đẩy mạnh sự bài niệu ) và sự hấp thu ít nước có thể diễn ra tương tự dẫn đến chứng vọp bẽ nghiêm trọng. Mất Natri thường đi kèm với chứng vọp bẽ do sự mất nước thường làm thất thoát Natri, thành phần hóa học nhiều nhất trong dịch cơ thể.
Sự thay đổi của dịch cơ thể : vọp bẽ "thật sự" cũng có thể được thấy trong các tình trạng khác mà đặc biệt là sự phân bố bất thường dịch cơ thể. Một ví dụ là bệnh xơ gan với dịch trong khoang bụng ( cổ trướng ). Tương tự, chứng vọp bẽ là một biến chứng thường xuyên của việc thay đổi dịch cơ thể đột ngột xảy ra trong quá trình chạy thận nhân tạo.
Canxi , Magie huyết thấp : Việc giảm trực tiếp nồng độ Canxi và Magie trong máu làm tăng tính dễ bị kích động của các tận cùng thần kinh phân bố tại các cơ. Ðiều này có thể là yếu tố dẫn đến vọp bẽ "thật sự" ở những người có tuổi và thai phụ. Nồng độ Canxi và Magie thấp thường thấy ở thai phụ trừ khi các chất khoáng này được bổ sung vào chế độ ăn. Chứng vọp bẽ cũng xảy ra trong bất cứ trường hợp nào giảm Canxi hoặc Magie trong dịch cơ thể như dùng thuốc lợi tiểu, chứng thở quá nhanh ( chứng thở gấp ), nôn ói quá nhiều, thiếu Canxi và/hoặc Magie trong chế độ ăn, sự hấp thu Canxi kém vì thiếu sinh tố D, nhược tuyến cận giáp ( một tuyến rất nhỏ ở cổ nhằm điều hoà sự cân bằng Canxi ) và các trường hợp khác.
Kali thấp: Nồng độ Kali thấp hiếm khi gây ra chứng vọp bẽ. Nồng độ Kali thấp thường đi kèm với bệnh yếu cơ hơn.
Sự co giật cơ ( Tetany )
Trong co giật cơ loại Tetany, tất cả các tế bào thần kinh của cơ thể đều được hoạt hóa, sau đó kích thích đến các cơ. Phản ứng này gây ra sự co cứng hoặc chứng vọp bẽ toàn thân. Tên tetany có nguồn gốc từ sự tác động của độc tố tetanus (độc tố bệnh uốn ván) lên hệ thần kinh. Tuy nhiên, tên này hiện nay được áp dụng rộng rãi cho chứng co rút cơ do các nguyên nhân khác như nồng độ Canxi và Magie huyết thấp. Cơ chế làm tăng hoạt động của chuỗi thần kinh gây co rút cơ do sự giảm Canxi và Magie chưa được rõ. Thông thường, bên cạnh trạng thái kích thích cơ, sự co cơ do bệnh uốn ván thường đi kèm với dấu hiệu hoạt động quá mức của các chức năng thần kinh khác. Ví dụ hạ Canxi huyết không những gây ra sự co cơ ở bàn tay và cổ tay mà còn tạo cảm giác tê liệt và "kiến bò" ngứa ran quanh miệng và các vùng khác.
Thỉnh thoảng, sự co cơ do uốn ván không thể phân biệt được với sự co giật cơ "thật". Những thay đổi cảm giác kèm theo và các chức năng thần kinh khác đều có thể không biểu hiện ra ngoài.
Sự co cứng do xơ hóa mô cơ bắp
Sự co cứng do xơ hóa mô cơ bắp là do hệ cơ không có khả năng giãn ra. Sự co cơ liên tục này xảy ra do có sự tiêu giải adenosine triphosphate ( ATP ), một năng lượng hóa học trong tế bào. Ðiều này ngăn cản các sợi cơ giãn ra. Hệ thần kinh không hoạt động trong dạng co cơ này.
Sự xơ cứng cơ có thể do di truyền ( như bệnh McArdle - do thiếu sự biến đổi Glycogen thành đường bên trong tế bào cơ), hoặc mắc bệnh cơ cường giáp ( một bệnh cơ đi kèm với một tuyến giáp hoạt động quá tích cực ). Vọp bẽ loại này không phổ biến.
Chứng co rút do rối loạn trương lực cơ.
Loại cuối cùng của chứng co rút cơ là sự rối loạn trương lực cơ, trong bệnh này các cơ không cần thiết cho sự vận động chủ ý mà chỉ bị khích thích co lại. Cơ bị tác động bởi dạng co rút này bao gồm các hành động thông thường theo chiều hướng ngược nhau của sự vận động chủ ý và các hành động thông thường khác làm tăng vận động quá mức. Rối loạn trương lực cơ thường tác động lên các nhóm cơ nhỏ (mí mắt, miệng, cổ, thanh quản,...v.v...). Cánh tay và bàn tay có thể bị ảnh hưởng trong quá trình thực hiện các hoạt động lặp đi lặp lại như viết tay, đánh máy, chơi các nhạc cụ và nhiều công việc khác. Các hoạt động lặp đi lặp lại này cũng có thể gây ra co rút "thật sự" do có sự mỏi cơ. Sự co cứng cơ do rối loạn trương lực cơ không phổ biến như chứng co rút "thật sự".
Có phải tất cả các chứng co rút cơ đều nằm trong các loại kể trên ?
Không. Không phải tất cả chứng co rút cơ đều dễ dàng xếp vào các loại trên vì những loại này chỉ thích hợp nhất cho sự co rút có vấn đề phần lớn về cơ mà bệnh nhân mắc phải. Nhiều chứng co rút có liên quan đến từng phần nhỏ của thần kinh và các bệnh cơ ; các triệu chứng khác về cơ thường dễ thấy trong những bệnh này. Ví dụ như bệnh xơ cứng làm teo cơ ở một bên ( bệnh Lou Gehrig ) kèm suy nhược và phá hủy cơ dần dần; bệnh về các rễ thần kinh ( có sự kích thích hoặc chèn ép dây thần kinh cột sống do nhiều nguyên nhân khác nhau) kèm đau, cảm giác mơ hồ hoặc mất hẳn cảm giác và tình trạng suy nhược; những bệnh của hệ thần kinh ngoại vi như bệnh tiểu đường liên quan đến thần kinh với khả năng cảm giác bị giảm đi và mơ hồ, không còn chính xác kèm tình trạng suy nhược và một số bệnh rối loạn trương lực cơ ban đầu.
Dược phẩm có thể gây ra chứng co rút cơ không ?
Nhiều loại thuốc có thể gây ra chứng co rút. Các loại thuốc lợi tiểu mạnh như furosemide ( Lasix ), hoặc sự thải quá mức các dịch cơ thể thậm chí dùng thuốc lợi tiểu ít mạnh hơn đều có thể đem lại sự co rút do mất Natri và dịch cơ thể. Ðồng thời, các thuốc lợi tiểu thường làm thất thoát Kali, Canxi và Magie gây ra sự co rút.
Các dược phẩm như donepezil ( Aricept -- dùng cho bệnh Alzheimer ) và neostigmine ( Prostigmine và một số khác -- dùng trong chứng nhược cơ nặng ) hoặc raloxifene ( Evista -- dùng ngăn chặn chứng loãng xương ở phụ nữ sau mãn kinh ) đều gây ra chứng co rút. Có ý kiến rằng Tolcapone (Tasma - dùng trong bệnh Parkinson) gây ra chứng co rút cơ ở ít nhất 10% bệnh nhân. Gián tiếp gây ra co rút "thật" là nifedipine ( Procardia và một số khác -- dùng trong cao huyết áp, viêm họng và một số bệnh khác) và những loại thuốc trị suyễn terbutaline ( Brethine) và albuterol ( Proventil, Ventolin và các loại khác). Những loại thuốc làm giảm cholesterol gồm clofibrate (Atromid-S) và lovastatin (Mevacor) cũng có thể dẫn đến chứng co rút.
Chứng co rút đôi khi được lưu ý ở những người nghiện trong quá trình cai nghiện các loại dược phẩm và những chất có tác dụng giảm đau gồm rượu, các loại barbiturate và một số thuốc giảm đau khác, các loại thuốc an thần như benzondiazepine ( ví dụ Valium hoặc Xanax ), các loại thuốc mê và những loại thuốc gây nghiện khác.
Sự thiếu hụt sinh tố có gây chứng co rút cơ không ?
Vài tình trạng thiếu hụt sinh tố có thể trực tiếp hoặc gián tiếp dẫn đến chứng co rút cơ. Ðó là sự thiếu sinh tố B ( B1), axit pantothenic ( B5) và pyridoxine ( B6 ). Vai trò của thiếu hụt các sinh tố này trong nguyên nhân gây co rút chưa biết rõ.
Máu lưu thông kém có thể gây ra chứng co rút không ?
Máu kém lưu thông đến chân đưa đến hậu quả thiếu oxy cho mô cơ, có thể gây ra sự đau nhức dữ dội trong cơ. Mặc dù sự cảm nhận đau đớn gần như giống nhau ở chứng co rút cơ dữ dội, sự đau nhức dường như không thấy trong chứng co rút cơ thật sự. Sự đau nhức này có thể là do tích tụ axit lactic và các chất hóa học khác trong mô cơ.
Những triệu chứng của chứng co rút cơ thông thường và phương pháp chẩn đoán.
Một cơn co rút cơ điển hình thường chỉ là đau. Thông thường, bệnh nhân phải dừng những hoạt động đang thực hiện và tìm cách làm giảm sự co rút do họ không thể vận động cơ đang bị co rút. Những cơn co rút dữ dội có thể thỉnh thoảng kết hợp với loét hay viêm kéo dài đến vài ngày sau khi cơn co rút đã giảm. Vào thời điểm xảy ra co rút, cơ bị co rút sẽ phồng lên, cảm giác rất cứng, và cũng có thể nhão ra.
Không có những thử nghiệm đặc hiệu nào cho những cơn co rút. Hầu hết mọi người đều biết chứng co rút cơ là như thế nào và khi nào họ sẽ bị. Trong thời gian xảy ra co rút, bác sĩ hay bất cứ người nào khác có thể cảm nhận sự căng, phồng cứng của cơ co rút.
Ðiều trị chứng co rút của cơ vân.
Hầu hết những cơn co rút có thể hết nếu như cơ được kéo ra. Ðối với những cơn co rút của chân và bàn chân, việc kéo ra này thường được hoàn tất bằng cách đứng dậy và đi bộ một lúc. Ðối với chứng co rút bắp chân, bệnh nhân đứng cách tường khoảng 2 đến 2,5 feet (khoảng 60 cm đến 75 cm, đủ xa đối với chiều cao người đó) và nghiêng vào tường để đặt hai cẳng tay chống vào tường với hai đầu gối và lưng thẳng trong khi hai gót chân tiếp xúc với sàn nhà (hãy tập mẹo này khi bạn chưa bị co rút!). Một kĩ thuật khác là kéo ngón chân về phía đầu trong khi đang nằm trên giường với chân càng thẳng càng tốt. Ðối với những cơn co rút cơ như thế xảy ra ở tay, chống tay trên một mặt phẳng sẽ kéo cơ ngón tay đang bị co rút.
Xoa bóp nhẹ nhàng sẽ giúp cho cơ thư giãn, đồng thời cung cấp hơi ấm từ một vật tạo nhiệt hay ngâm nước nóng. Ðiều thú vị là, mặc dù phản ứng thông thường của cơ với lạnh là co ngắn lại nhưng những túi nước đá cũng có thể giúp làm giãn cơ co rút. Nếu chứng cơn co rút cơ có kèm theo mất dịch - thường là trong những trường hợp liên quan đến những hoạt động cơ thể mạnh - việc bồi hoàn dịch và những chất điện giải (đặc biệt là natri và kali) là cần thiết. Ðể chữa trị chứng co rút cơ thông thường vừa mới xảy ra, thuốc men nói chung không cần thiết, vì hầu hết những cơn co rút cơ sẽ tự giảm trước khi thuốc có tác dụng.
Một lời khuyên chưa có bằng chứng khoa học là véo nhẹ vào những mô trên vùng môi, ngay dưới mũi, và giữ cho đến khi cơn co rút dừng lại (thường khoảng 15 phút). Tuy nhiên, nguyên nhân và cơ chế tạo ra được hiệu quả như vậy đều không chắc chắn và vẫn chưa có nghiên cứu khoa học nào được báo cáo.
Trong những năm gần đây, việc tiêm độc tố botulism để chữa trị đã được sử dụng thành công cho vài người rối loạn trương lực những cơ được khoanh vùng trong một nhóm cơ. Một phản ứng tốt có thể kéo dài trong vài tháng hay hơn nữa và liều tiêm sau đó được lập lại.
Việc trị liệu chứng co rút cơ được kết hợp với những điều kiện y khoa chuyên biệt nói chung tập trung trên hoàn cảnh ưu tiên. Ðôi khi, các thuốc chuyên biệt thêm và được chỉ định là đương nhiên trong những điều kiện này.
Dĩ nhiên, nếu chứng cơn co rút cơ xảy ra dữ dội, thường xuyên, dai dẳng, đáp ứng ít với những phương pháp trị liệu riêng lẻ, hoặc có kết hợp với một nguyên nhân rõ ràng, bệnh nhân và bác sĩ cần phải xem xét đến khả năng cần một phương pháp trị liệu tập trung nhiều hơn hoặc nghĩ chứng co rút cơ này là biểu hiện của một bệnh nào khác. Như đã nói ở trên, những khả năng này thuộc về những vấn đề rất khác nhau và bao gồm những vấn đề có liên quan đến tuần hoàn, thần kinh, chuyển hoá, hormone, thuốc men và dinh dưỡng. Chỉ dùng thuốc để chữa trị chứng co rút cơ là chưa đủ mà cần có những điều kiện y tế khác để có kết quả.
Khi chúng ta sử dụng các cơ có thể vận động tự ý, ví dụ như các cơ ở tay và chân, chúng co và dãn một cách nhịp nhàng khi ta vận động. Những cơ chống đỡ ở đầu, cổ, và thân mình cũng co lại như vậy một cách đồng bộ để duy trì thế đứng của chúng ta. Một cơ (hay chỉ là một vài sợi cơ) co rút không tự ý (không theo ý muốn của ta) được gọi là sự co cứng. Nếu sự co cứng xảy ra đủ mạnh và kéo dài, nó trở thành chứng vọp bẽ. Một cơ bị chứng co rút được định nghĩa là một cơ co rút mạnh không tự ý và không dãn ra được.
Vọp bẽ có thể kéo dài từ vài giây đến 15 phút, và đôi khi lâu hơn. Các trường hợp vọp bẽ tái diễn nhiều lần cho đến khi chấm dứt hoàn toàn không phải là hiếm. Chứng vọp bẽ có thể liên quan đến một phần của cơ, cả một cơ, hay nhiều cơ có hoạt động chung, ví dụ như những cơ gấp các ngón tay gần nhau. Một số trường hợp chứng vọp bẽ liên quan đến sự co cùng lúc của các cơ vận động những bộ phận của cơ thể theo những hướng ngược nhau.
Chứng vọp bẽ rất phổ biến. Hầu như mọi người (ước tính khoảng 95%) đều trãi qua một lần bị vọp bẽ trong cuộc đời họ. Chứng vọp bẽ thường phổ biến ở người lớn và tăng dần theo tuổi. Tuy nhiên, trẻ con cũng vẫn có thể bị vọp bẽ .
Bất kỳ cơ có thể vận động tự ý (cơ vân) nào cũng có thể bị chứng vọp bẽ. Chứng vọp bẽ xảy ra ở tứ chi, đặc biệt là cẳng chân và bàn chân, thường gặp nhất là ở bắp chân. Các cơ vận động không tự ý của các cơ quan (tử cung, thành mạch máu, đường ruột, đường dẫn mật và đường dẫn nước tiểu, cây phế quản) cũng có thể bị chứng vọp bẽ. Chứng vọp bẽ của các cơ vận động không tự ý sẽ không được đề cập sâu hơn trong bài viết này. Bài viết này chủ yếu tập trung vào chứng vọp bẽ của các cơ vân.uyên nhân và các loại vọp bẽ.
Theo McGee, chứng vọp bẽ có bốn loại chính gồm : sự co rút "thật sự", sự co giật các cơ ( đặc biệt các cơ mặt, bàn tay và bàn chân ), sự co cứng do xơ hóa các mô cơ bắp, và sự co cơ do rối loạn trương lực.
Vọp bẽ "thật sự":
Sự co rút "thật sự" bao gồm từng phần của cơ hoặc một cơ riêng lẻ hoặc một nhóm cơ thường hoạt động cùng nhau, như các cơ gấp các ngón tay cạnh nhau. Hầu hết các chuyên gia đồng ý rằng vọp bẽ "thật sự" là do tình trạng quá kích thích của thần kinh làm kích thích đến các cơ. Chúng là loại phổ biến nhất của chứng co rút cơ xương. Vọp bẽ "thật sự" có thể xảy ra trong một số trường hợp sau:
Sự thương tổn:. Sự co cơ liên tục có thể xảy ra như một cơ chế mang tính bảo vệ theo sau một thương tổn ví dụ như gãy xương. Trong trường hợp này, sự co cơ làm giảm vận động đến mức tối thiểu và giúp vùng thương tổn ổn định. Sự tổn thương của cơ này có thể gây sự co thắt ở cơ khác.
Sự hoạt động quá mức: Sự co rút "thật sự" thường do sự kết hợp giữa việc sử dụng cơ quá mức và sự mỏi cơ ( trong các môn thể thao hoặc các hoạt động nặng). Sự co rút như vậy có thể xảy đến trong suốt lúc hoạt động hoặc sau đó, đôi khi sau nhiều giờ. Cũng như thế, các cơ mỏi mệt khi ngồi hoặc nằm ở một tư thế bất tiện gây mỏi và khó chịu trong một thời gian dài, hoặc bất cứ việc nào sử dụng cơ lặp đi lặp lại đều có thể gây vọp bẽ. Những người lớn tuổi có nguy cơ vọp bẽ khi thực hiện các hoạt động cơ thể quá mức.
Chứng vọp bẽ lúc nghỉ: Ðặc biệt ở những người lớn tuổi, vọp bẽ vào lúc nghỉ ngơi ( thường ban đêm ) rất phổ biến. Tuy nhiên, vọp bẽ lúc nghỉ có thể thấy ở bất kì lứa tuổi nào, kể cả khi còn nhỏ. Mặc dù không đe dọa tính mạng, nhưng chứng vọp bẽ lúc nghỉ lại phá giấc ngủ hay nói cách khác là gây khó chịu cho người bệnh. Bệnh tái diễn thường xuyên (nhiều lần trong một đêm và/hoặc nhiều đêm trong một tuần) và rất đau nhức. Nguyên nhân thực sự của chứng vọp bẽ về đêm không rõ. Ðôi khi, vọp bẽ như vậy được khởi đầu bằng một cử động làm cơ co ngắn lại sau đó là sự co rút, ví dụ gấp ngón chân xuống khi đang nằm trên giường, cử động này làm cơ bắp chân co ngắn lại gây ra vọp bẽ
Do mất nước : Thể thao và các hoạt động mạnh quá mức khác có thể gây thất thoát dịch qua mồ hôi. Sự mất nước dạng này làm tăng khả năng xảy ra vọp bẽ "thật sự". Chứng vọp bẽ có nguy cơ xảy ra nhiều hơn khi thời tiết ấm áp và có thể là dấu hiệu sớm của cơn đột quỵ do nhiệt. Thể tích dịch cơ thể bị thất thoát lâu dài do thuốc lợi tiểu ( thuốc đẩy mạnh sự bài niệu ) và sự hấp thu ít nước có thể diễn ra tương tự dẫn đến chứng vọp bẽ nghiêm trọng. Mất Natri thường đi kèm với chứng vọp bẽ do sự mất nước thường làm thất thoát Natri, thành phần hóa học nhiều nhất trong dịch cơ thể.
Sự thay đổi của dịch cơ thể : vọp bẽ "thật sự" cũng có thể được thấy trong các tình trạng khác mà đặc biệt là sự phân bố bất thường dịch cơ thể. Một ví dụ là bệnh xơ gan với dịch trong khoang bụng ( cổ trướng ). Tương tự, chứng vọp bẽ là một biến chứng thường xuyên của việc thay đổi dịch cơ thể đột ngột xảy ra trong quá trình chạy thận nhân tạo.
Canxi , Magie huyết thấp : Việc giảm trực tiếp nồng độ Canxi và Magie trong máu làm tăng tính dễ bị kích động của các tận cùng thần kinh phân bố tại các cơ. Ðiều này có thể là yếu tố dẫn đến vọp bẽ "thật sự" ở những người có tuổi và thai phụ. Nồng độ Canxi và Magie thấp thường thấy ở thai phụ trừ khi các chất khoáng này được bổ sung vào chế độ ăn. Chứng vọp bẽ cũng xảy ra trong bất cứ trường hợp nào giảm Canxi hoặc Magie trong dịch cơ thể như dùng thuốc lợi tiểu, chứng thở quá nhanh ( chứng thở gấp ), nôn ói quá nhiều, thiếu Canxi và/hoặc Magie trong chế độ ăn, sự hấp thu Canxi kém vì thiếu sinh tố D, nhược tuyến cận giáp ( một tuyến rất nhỏ ở cổ nhằm điều hoà sự cân bằng Canxi ) và các trường hợp khác.
Kali thấp: Nồng độ Kali thấp hiếm khi gây ra chứng vọp bẽ. Nồng độ Kali thấp thường đi kèm với bệnh yếu cơ hơn.
Sự co giật cơ ( Tetany )
Trong co giật cơ loại Tetany, tất cả các tế bào thần kinh của cơ thể đều được hoạt hóa, sau đó kích thích đến các cơ. Phản ứng này gây ra sự co cứng hoặc chứng vọp bẽ toàn thân. Tên tetany có nguồn gốc từ sự tác động của độc tố tetanus (độc tố bệnh uốn ván) lên hệ thần kinh. Tuy nhiên, tên này hiện nay được áp dụng rộng rãi cho chứng co rút cơ do các nguyên nhân khác như nồng độ Canxi và Magie huyết thấp. Cơ chế làm tăng hoạt động của chuỗi thần kinh gây co rút cơ do sự giảm Canxi và Magie chưa được rõ. Thông thường, bên cạnh trạng thái kích thích cơ, sự co cơ do bệnh uốn ván thường đi kèm với dấu hiệu hoạt động quá mức của các chức năng thần kinh khác. Ví dụ hạ Canxi huyết không những gây ra sự co cơ ở bàn tay và cổ tay mà còn tạo cảm giác tê liệt và "kiến bò" ngứa ran quanh miệng và các vùng khác.
Thỉnh thoảng, sự co cơ do uốn ván không thể phân biệt được với sự co giật cơ "thật". Những thay đổi cảm giác kèm theo và các chức năng thần kinh khác đều có thể không biểu hiện ra ngoài.
Sự co cứng do xơ hóa mô cơ bắp
Sự co cứng do xơ hóa mô cơ bắp là do hệ cơ không có khả năng giãn ra. Sự co cơ liên tục này xảy ra do có sự tiêu giải adenosine triphosphate ( ATP ), một năng lượng hóa học trong tế bào. Ðiều này ngăn cản các sợi cơ giãn ra. Hệ thần kinh không hoạt động trong dạng co cơ này.
Sự xơ cứng cơ có thể do di truyền ( như bệnh McArdle - do thiếu sự biến đổi Glycogen thành đường bên trong tế bào cơ), hoặc mắc bệnh cơ cường giáp ( một bệnh cơ đi kèm với một tuyến giáp hoạt động quá tích cực ). Vọp bẽ loại này không phổ biến.
Chứng co rút do rối loạn trương lực cơ.
Loại cuối cùng của chứng co rút cơ là sự rối loạn trương lực cơ, trong bệnh này các cơ không cần thiết cho sự vận động chủ ý mà chỉ bị khích thích co lại. Cơ bị tác động bởi dạng co rút này bao gồm các hành động thông thường theo chiều hướng ngược nhau của sự vận động chủ ý và các hành động thông thường khác làm tăng vận động quá mức. Rối loạn trương lực cơ thường tác động lên các nhóm cơ nhỏ (mí mắt, miệng, cổ, thanh quản,...v.v...). Cánh tay và bàn tay có thể bị ảnh hưởng trong quá trình thực hiện các hoạt động lặp đi lặp lại như viết tay, đánh máy, chơi các nhạc cụ và nhiều công việc khác. Các hoạt động lặp đi lặp lại này cũng có thể gây ra co rút "thật sự" do có sự mỏi cơ. Sự co cứng cơ do rối loạn trương lực cơ không phổ biến như chứng co rút "thật sự".
Có phải tất cả các chứng co rút cơ đều nằm trong các loại kể trên ?
Không. Không phải tất cả chứng co rút cơ đều dễ dàng xếp vào các loại trên vì những loại này chỉ thích hợp nhất cho sự co rút có vấn đề phần lớn về cơ mà bệnh nhân mắc phải. Nhiều chứng co rút có liên quan đến từng phần nhỏ của thần kinh và các bệnh cơ ; các triệu chứng khác về cơ thường dễ thấy trong những bệnh này. Ví dụ như bệnh xơ cứng làm teo cơ ở một bên ( bệnh Lou Gehrig ) kèm suy nhược và phá hủy cơ dần dần; bệnh về các rễ thần kinh ( có sự kích thích hoặc chèn ép dây thần kinh cột sống do nhiều nguyên nhân khác nhau) kèm đau, cảm giác mơ hồ hoặc mất hẳn cảm giác và tình trạng suy nhược; những bệnh của hệ thần kinh ngoại vi như bệnh tiểu đường liên quan đến thần kinh với khả năng cảm giác bị giảm đi và mơ hồ, không còn chính xác kèm tình trạng suy nhược và một số bệnh rối loạn trương lực cơ ban đầu.
Dược phẩm có thể gây ra chứng co rút cơ không ?
Nhiều loại thuốc có thể gây ra chứng co rút. Các loại thuốc lợi tiểu mạnh như furosemide ( Lasix ), hoặc sự thải quá mức các dịch cơ thể thậm chí dùng thuốc lợi tiểu ít mạnh hơn đều có thể đem lại sự co rút do mất Natri và dịch cơ thể. Ðồng thời, các thuốc lợi tiểu thường làm thất thoát Kali, Canxi và Magie gây ra sự co rút.
Các dược phẩm như donepezil ( Aricept -- dùng cho bệnh Alzheimer ) và neostigmine ( Prostigmine và một số khác -- dùng trong chứng nhược cơ nặng ) hoặc raloxifene ( Evista -- dùng ngăn chặn chứng loãng xương ở phụ nữ sau mãn kinh ) đều gây ra chứng co rút. Có ý kiến rằng Tolcapone (Tasma - dùng trong bệnh Parkinson) gây ra chứng co rút cơ ở ít nhất 10% bệnh nhân. Gián tiếp gây ra co rút "thật" là nifedipine ( Procardia và một số khác -- dùng trong cao huyết áp, viêm họng và một số bệnh khác) và những loại thuốc trị suyễn terbutaline ( Brethine) và albuterol ( Proventil, Ventolin và các loại khác). Những loại thuốc làm giảm cholesterol gồm clofibrate (Atromid-S) và lovastatin (Mevacor) cũng có thể dẫn đến chứng co rút.
Chứng co rút đôi khi được lưu ý ở những người nghiện trong quá trình cai nghiện các loại dược phẩm và những chất có tác dụng giảm đau gồm rượu, các loại barbiturate và một số thuốc giảm đau khác, các loại thuốc an thần như benzondiazepine ( ví dụ Valium hoặc Xanax ), các loại thuốc mê và những loại thuốc gây nghiện khác.
Sự thiếu hụt sinh tố có gây chứng co rút cơ không ?
Vài tình trạng thiếu hụt sinh tố có thể trực tiếp hoặc gián tiếp dẫn đến chứng co rút cơ. Ðó là sự thiếu sinh tố B ( B1), axit pantothenic ( B5) và pyridoxine ( B6 ). Vai trò của thiếu hụt các sinh tố này trong nguyên nhân gây co rút chưa biết rõ.
Máu lưu thông kém có thể gây ra chứng co rút không ?
Máu kém lưu thông đến chân đưa đến hậu quả thiếu oxy cho mô cơ, có thể gây ra sự đau nhức dữ dội trong cơ. Mặc dù sự cảm nhận đau đớn gần như giống nhau ở chứng co rút cơ dữ dội, sự đau nhức dường như không thấy trong chứng co rút cơ thật sự. Sự đau nhức này có thể là do tích tụ axit lactic và các chất hóa học khác trong mô cơ.
Những triệu chứng của chứng co rút cơ thông thường và phương pháp chẩn đoán.
Một cơn co rút cơ điển hình thường chỉ là đau. Thông thường, bệnh nhân phải dừng những hoạt động đang thực hiện và tìm cách làm giảm sự co rút do họ không thể vận động cơ đang bị co rút. Những cơn co rút dữ dội có thể thỉnh thoảng kết hợp với loét hay viêm kéo dài đến vài ngày sau khi cơn co rút đã giảm. Vào thời điểm xảy ra co rút, cơ bị co rút sẽ phồng lên, cảm giác rất cứng, và cũng có thể nhão ra.
Không có những thử nghiệm đặc hiệu nào cho những cơn co rút. Hầu hết mọi người đều biết chứng co rút cơ là như thế nào và khi nào họ sẽ bị. Trong thời gian xảy ra co rút, bác sĩ hay bất cứ người nào khác có thể cảm nhận sự căng, phồng cứng của cơ co rút.
Ðiều trị chứng co rút của cơ vân.
Hầu hết những cơn co rút có thể hết nếu như cơ được kéo ra. Ðối với những cơn co rút của chân và bàn chân, việc kéo ra này thường được hoàn tất bằng cách đứng dậy và đi bộ một lúc. Ðối với chứng co rút bắp chân, bệnh nhân đứng cách tường khoảng 2 đến 2,5 feet (khoảng 60 cm đến 75 cm, đủ xa đối với chiều cao người đó) và nghiêng vào tường để đặt hai cẳng tay chống vào tường với hai đầu gối và lưng thẳng trong khi hai gót chân tiếp xúc với sàn nhà (hãy tập mẹo này khi bạn chưa bị co rút!). Một kĩ thuật khác là kéo ngón chân về phía đầu trong khi đang nằm trên giường với chân càng thẳng càng tốt. Ðối với những cơn co rút cơ như thế xảy ra ở tay, chống tay trên một mặt phẳng sẽ kéo cơ ngón tay đang bị co rút.
Xoa bóp nhẹ nhàng sẽ giúp cho cơ thư giãn, đồng thời cung cấp hơi ấm từ một vật tạo nhiệt hay ngâm nước nóng. Ðiều thú vị là, mặc dù phản ứng thông thường của cơ với lạnh là co ngắn lại nhưng những túi nước đá cũng có thể giúp làm giãn cơ co rút. Nếu chứng cơn co rút cơ có kèm theo mất dịch - thường là trong những trường hợp liên quan đến những hoạt động cơ thể mạnh - việc bồi hoàn dịch và những chất điện giải (đặc biệt là natri và kali) là cần thiết. Ðể chữa trị chứng co rút cơ thông thường vừa mới xảy ra, thuốc men nói chung không cần thiết, vì hầu hết những cơn co rút cơ sẽ tự giảm trước khi thuốc có tác dụng.
Một lời khuyên chưa có bằng chứng khoa học là véo nhẹ vào những mô trên vùng môi, ngay dưới mũi, và giữ cho đến khi cơn co rút dừng lại (thường khoảng 15 phút). Tuy nhiên, nguyên nhân và cơ chế tạo ra được hiệu quả như vậy đều không chắc chắn và vẫn chưa có nghiên cứu khoa học nào được báo cáo.
Trong những năm gần đây, việc tiêm độc tố botulism để chữa trị đã được sử dụng thành công cho vài người rối loạn trương lực những cơ được khoanh vùng trong một nhóm cơ. Một phản ứng tốt có thể kéo dài trong vài tháng hay hơn nữa và liều tiêm sau đó được lập lại.
Việc trị liệu chứng co rút cơ được kết hợp với những điều kiện y khoa chuyên biệt nói chung tập trung trên hoàn cảnh ưu tiên. Ðôi khi, các thuốc chuyên biệt thêm và được chỉ định là đương nhiên trong những điều kiện này.
Dĩ nhiên, nếu chứng cơn co rút cơ xảy ra dữ dội, thường xuyên, dai dẳng, đáp ứng ít với những phương pháp trị liệu riêng lẻ, hoặc có kết hợp với một nguyên nhân rõ ràng, bệnh nhân và bác sĩ cần phải xem xét đến khả năng cần một phương pháp trị liệu tập trung nhiều hơn hoặc nghĩ chứng co rút cơ này là biểu hiện của một bệnh nào khác. Như đã nói ở trên, những khả năng này thuộc về những vấn đề rất khác nhau và bao gồm những vấn đề có liên quan đến tuần hoàn, thần kinh, chuyển hoá, hormone, thuốc men và dinh dưỡng. Chỉ dùng thuốc để chữa trị chứng co rút cơ là chưa đủ mà cần có những điều kiện y tế khác để có kết quả.
Những cơn co rút cơ có thể được ngăn ngừa bằng cách nào ?
Với những người hoạt đông nhiều:
Ðối với chứng co rút cơ do hoạt động cơ thể mạnh mẽ, nhiều tác giả khuyên nên kéo dãn trước và sau khi vận động, làm ấm ở trên và lạnh ở dưới thích hợp dọc theo chiều dài cơ thể. Cần chú ý đến lượng nước trong cơ thể trước, trong và sau khi vận động, cũng như sự bồi hoàn những chất điện giải đã mất (đặc biệt là natri và kali, là những chất chủ yếu trong thành phần của mồ hôi). Nên tránh mệt mỏi quá mức, đặc biệt là cần tránh khí hậu ấm.
Với phụ nữ có thai:
Bổ sung canxi và magiê đã cho thấy giúp phòng tránh chứng co rút cơ ở phụ nữ có thai. Uống một lượng thích hợp cả hai loại khoáng chất này trong suốt thời kì mang thai là quan trọng cho việc ngăn ngừa chứng co rút cơ và cho những lí do khác, nhưng vẫn cần một chuyên gia sức khỏe uy tín theo dõi.
Với những bệnh nhân rối loạn co cơ:
Chứng co rút cơ gây ra bởi những hoạt động không mạnh mẽ lặp đi lặp lại thỉnh thoảng có thể được ngăn ngừa hay được giảm thiểu bằng cách hết sức quan tâm đến các yếu tố công năng như chống cổ tay, tránh nhón chân, điều chỉnh tư thế ghế ngồi, nghỉ giải lao và sử dụng những tư thế và dụng cụ tiện lợi trong khi vận động. Tránh kéo căng quá mức trong khi vận động cũng có thể giúp phòng tránh. Tuy nhiên, chứng co rút cơ vẫn có thể để lại những rắc rối rất nhiều cho những hoạt động phức tạp, ví dụ như chơi một nhạc cụ.
Với chứng co rút cơ khi nghỉ ngơi:
Chứng co rút cơ vào ban đêm và khi nghỉ ngơi thường có thể phòng tránh bằng những bài tập kéo dãn đều đặn, tốt hơn nếu thực hiện được trước khi ngủ. Thậm chí mẹo kéo từng chân (được miêu tả trong đoạn đầu của phần điều trị), nếu được thực hiện trong 10 đến 15 giây, và lặp lại 2 đến 3 lần ngay trước khi đi ngủ sẽ giúp rất nhiều trong việc ngăn ngừa chứng co rút cơ, thường trong một hay hai tuần. Mẹo này có thể được lặp lại mỗi lần khi thức dậy đi tắm trong đêm và cũng trong cả ngày một hay hai lần. Nó cũng giúp tránh cong chân và thẳng ngón chân khi ngủ. Nếu những cơn co rút cơ ban đêm dữ dội và tái diễn, một miếng ván lót chân cho phép kích thích bệnh nhân như đang đi bộ ngay cả khi nằm nghiêng, và có thể giúp phòng tránh những tư thế bất tiện của chân trong khi ngủ.
Một khía cạnh quan trọng khác của việc phòng ngừa chứng co rút cơ ban đêm là có đủ lượng canxi và magiê. Giảm nồng dộ trong máu có thể chưa đủ làm các mô bề mặt phản ứng tương xứng với những gì thực sự đang diễn ra khi có tình trạng kích thích thần kinh. Lượng canxi hấp thụ tối thiểu 1 gram mỗi ngày là vừa phải, và 1.5 gram có thể là thích hợp, đặc biệt là đối với phụ nữ mắc bệnh loãng xương. Một liều canxi thêm uống trước giờ ngủ có thể giúp ngăn ngừa chứng co rút cơ.
Magiê bổ sung có thể rất có lợi, đặc biệt với những người thiếu hụt magiê. Tuy nhiên, magiê bổ sung có thể rất nguy hiểm cho những người mắc bệnh khó bài tiết magiê, ví dụ như người không đủ thận.
Việc sử dụng chất lợi tiểu liều cao thường làm thải magiê, và uống vào nhiều canxi (tức là sẽ làm bài tiết nhiều canxi) có khuynh hướng gia tăng bài tiết magiê. Magiê có trong nhiều thức ăn (rau xanh, ngũ cốc, thịt và cá, chuối, quả mơ, đậu phộng và đậu nành) và trong một vài chất nhuận tràng và chất chống axit dạ dày, nhưng một liều bổ sung 50 đến 100 miligram magiê mỗi ngày có thể là thích hợp. Chia đôi liều và uống một phần nhiều lần trong suốt ngày giảm thiểu khuynh hướng gây tiêu chảy mà magiê có thể gây ra.
Vitamine E cũng được cho là giúp giảm thiểu xảy ra chứng co rút cơ. Nhưng những nghiên cứu khoa học chứng minh tác dụng này không có cơ sở, mặc dù thực tế vẫn có nhiều báo cáo ủng hộ quan điểm này. Từ khi vitamine E được cho là có nhiều tác dụng có lợi cho sức khỏe khác và không độc, việc uống 400 đơn vị vitamine E mỗi ngày được ủng hộ, cũng từ đó người ta nhận ra rằng những tư liệu báo cáo về tác dụng trên bệnh co rút cơ đúng là không chính xác.
Có những liên quan đặc biệt nào đối với những người trung niên không ?
Những người trung niên nên tiêm định kì nếu dùng magiê bổ sung. Ngay cả lượng ít magiê và chưa đủ để làm thay đổi chức năng thận, vốn thường thấy ở nhóm tuổi này, có thể trở thành độc với liều nhẹ.
Những nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng vitamine D (một vitamine cần thiết cho sự hấp thụ bình thường canxi từ thức ăn) thường thấy thiếu hụt ở một số người lớn tuổi. Do đó, vitamine D thay thế là quan trọng cho những người này, cần có sự chú ý thích hợp để tránh dùng vitamine D quá liều, vì chúng là độc tố. Uống 800 đơn vị vitamine D mỗi ngày là đủ, nói chung tối thiểu là 400 đơn vị mỗi ngày.
Tuy có nhiều chất khác có tác dụng lợi tiểu nhiều hơn nhưng chúng lại làm gia tăng thải loại canxi và magiê, chất hydrochlorothiazide (Hydrodiuril) và những chất lợi tiểu cùng họ khác có tác dụng giữ canxi và magiê. Thông thường những chất lợi tiểu được dùng để điều trị tăng huyết áp và suy tim. Nếu kèm theo chứng co rút cơ (hay loãng xương), bệnh nhân và bác sĩ có thể chú ý đến việc dùng hydrochlorothiazide và những chất lợi tiểu khác thuộc họ thiazide nếu khả thi và thích hợp.
Những chất lợi tiểu cũng gây thải loại natri và phần lớn gây thải loại kali. Nhiều bệnh nhân dùng thuốc lợi tiểu đồng thời đang ăn kiêng natri. Nên rất thận trọng chú ý đến tác dụng của thuốc lợi tiểu trên natri và kali, cần bồi hoàn những nguyên tố này, việc này luôn là thích hợp, thậm chí nhiều hơn nếu bệnh nhân bị co rút cơ.
Những người lớn khác thường không uống đủ nước, một phần do giảm độ nhạy của các giác quan với việc khát nước theo tuổi tác. Tình trạng thiếu nước này càng tăng ở những bệnh nhân đang sử dụng thuốc lợi tiểu. Ðối với một số người, thường đơn giản chỉ cần tăng lượng nước hấp thụ vào cơ thể bằng cách uống từ 6 đến 8 ly nước mỗi ngày sẽ cải thiện chứng co rút cơ. Tuy nhiên, không được uống chất caffeine vì chúng làm thận tăng đào thải nước. Những người đang phải hạn chế lượng nước hấp thụ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ và phải tuân theo lời khuyên của bác sĩ về việc hạn chế uống nước.
Ðối với những người lớn tuổi, thường không cần xác định chính xác căn nguyên chứng co rút cơ ban đêm. Cách phòng tránh tốt nhất là chú ý đến: việc kéo dãn cơ đều đặn, lượng nước hấp thụ đầy đủ, lượng canxi và vitamine D hấp thụ thích hợp, bổ sung vitamine E, và cần có sự tham khảo ý kiến bác sĩ trong việc uống magiê bổ sung.
Có loại thuốc nào có thể ngăn ngừa chứng co rút cơ không?
Hiện nay, loại thuốc đang được sử dụng rộng rãi để ngăn ngừa và đôi khi còn để điều trị co rút cơ là quinine. Cơ chế hoạt động của quinine là làm giảm tính nhạy cảm của cơ. Trong nhiều cuộc nghiên cứu khoa học, nhưng không phải là tất cả, người ta đã chứng minh được tính hiệu quả của quinine. Tuy nhiên, quinine cũng có thể gây dị tật bẩm sinh và sẩy thai. Ðôi khi nó cũng gây nên hiện tượng tăng cảm giác và sự giảm tiểu cầu, tiểu cầu là thành phần chịu trách nhiệm cho sự đông máu. Những phản tác dụng này đều có thể gây chết người. Qinine còn liên quan đến một nhóm triệu chứng được gọi là bệnh ngộ độc canh kina (buồn nôn, nôn, nhức đầu, và điếc). Hơn nữa, rối loạn nhịp tim và thị giác cũng có thể xảy ra. Do đó, hiện nay tại Mỹ quinine chỉ được bán khi có toa thuốc của bác sĩ. Liều quinine sulfate thường được dùng để ngăn ngừa chứng co rút là 325 miligram mỗi bữa tối. Ðối với những người chịu được thuốc và sử dụng đúng cách, quinine vẫn là loại thuốc hiệu quả và an toàn nhất. Nếu các biện pháp tự phòng bệnh đã được nêu ở trên không có tác dụng, thì một liều quinine cho mỗi bữa tối sẽ là bước tiếp theo mà phần lớn bác sĩ đều khuyến cáo bạn.
Tiên lượng đối với chứng co rút cơ tái phát.
Mặc dù chứng co rút có thể rất khó chịu, nhưng đó là một tình trạng lành tính. Ðiều đáng quan tâm chỉ là việc nó gây ra nhiều khó chịu và bất tiện, và phải lưu ý đến những bệnh có liên quan với nó. Ðối với đa số người, chú ý kỹ đến những khuyến cáo đã được nêu sẽ hạn chế được rất nhiều vấn đề về chứng co rút cơ. Còn với những người đang mắc chứng co rút cơ dữ dội hay dai dẳng thì nên đi khám bệnh.
Những điều cần nhớ về chứng co rút cơ.
Một cơ bị chứng co rút là một cơ co lại mạnh và không tự ý rồi không giãn ra được.
Hầu như mọi người đều bị chứng co rút cơ ít nhất một lần trong cuộc đời họ.
Chứng co rút cơ có nhiều loại và do nhiều nguyên nhân khác nhau.
Nhiều loại thuốc có thể gây ra chứng co rút cơ.
Ða số trường hợp, chứng co rút cơ sẽ hết nếu cơ được duỗi ra.
Chứng co rút cơ thường có thể ngăn ngừa được.
Với những người hoạt đông nhiều:
Ðối với chứng co rút cơ do hoạt động cơ thể mạnh mẽ, nhiều tác giả khuyên nên kéo dãn trước và sau khi vận động, làm ấm ở trên và lạnh ở dưới thích hợp dọc theo chiều dài cơ thể. Cần chú ý đến lượng nước trong cơ thể trước, trong và sau khi vận động, cũng như sự bồi hoàn những chất điện giải đã mất (đặc biệt là natri và kali, là những chất chủ yếu trong thành phần của mồ hôi). Nên tránh mệt mỏi quá mức, đặc biệt là cần tránh khí hậu ấm.
Với phụ nữ có thai:
Bổ sung canxi và magiê đã cho thấy giúp phòng tránh chứng co rút cơ ở phụ nữ có thai. Uống một lượng thích hợp cả hai loại khoáng chất này trong suốt thời kì mang thai là quan trọng cho việc ngăn ngừa chứng co rút cơ và cho những lí do khác, nhưng vẫn cần một chuyên gia sức khỏe uy tín theo dõi.
Với những bệnh nhân rối loạn co cơ:
Chứng co rút cơ gây ra bởi những hoạt động không mạnh mẽ lặp đi lặp lại thỉnh thoảng có thể được ngăn ngừa hay được giảm thiểu bằng cách hết sức quan tâm đến các yếu tố công năng như chống cổ tay, tránh nhón chân, điều chỉnh tư thế ghế ngồi, nghỉ giải lao và sử dụng những tư thế và dụng cụ tiện lợi trong khi vận động. Tránh kéo căng quá mức trong khi vận động cũng có thể giúp phòng tránh. Tuy nhiên, chứng co rút cơ vẫn có thể để lại những rắc rối rất nhiều cho những hoạt động phức tạp, ví dụ như chơi một nhạc cụ.
Với chứng co rút cơ khi nghỉ ngơi:
Chứng co rút cơ vào ban đêm và khi nghỉ ngơi thường có thể phòng tránh bằng những bài tập kéo dãn đều đặn, tốt hơn nếu thực hiện được trước khi ngủ. Thậm chí mẹo kéo từng chân (được miêu tả trong đoạn đầu của phần điều trị), nếu được thực hiện trong 10 đến 15 giây, và lặp lại 2 đến 3 lần ngay trước khi đi ngủ sẽ giúp rất nhiều trong việc ngăn ngừa chứng co rút cơ, thường trong một hay hai tuần. Mẹo này có thể được lặp lại mỗi lần khi thức dậy đi tắm trong đêm và cũng trong cả ngày một hay hai lần. Nó cũng giúp tránh cong chân và thẳng ngón chân khi ngủ. Nếu những cơn co rút cơ ban đêm dữ dội và tái diễn, một miếng ván lót chân cho phép kích thích bệnh nhân như đang đi bộ ngay cả khi nằm nghiêng, và có thể giúp phòng tránh những tư thế bất tiện của chân trong khi ngủ.
Một khía cạnh quan trọng khác của việc phòng ngừa chứng co rút cơ ban đêm là có đủ lượng canxi và magiê. Giảm nồng dộ trong máu có thể chưa đủ làm các mô bề mặt phản ứng tương xứng với những gì thực sự đang diễn ra khi có tình trạng kích thích thần kinh. Lượng canxi hấp thụ tối thiểu 1 gram mỗi ngày là vừa phải, và 1.5 gram có thể là thích hợp, đặc biệt là đối với phụ nữ mắc bệnh loãng xương. Một liều canxi thêm uống trước giờ ngủ có thể giúp ngăn ngừa chứng co rút cơ.
Magiê bổ sung có thể rất có lợi, đặc biệt với những người thiếu hụt magiê. Tuy nhiên, magiê bổ sung có thể rất nguy hiểm cho những người mắc bệnh khó bài tiết magiê, ví dụ như người không đủ thận.
Việc sử dụng chất lợi tiểu liều cao thường làm thải magiê, và uống vào nhiều canxi (tức là sẽ làm bài tiết nhiều canxi) có khuynh hướng gia tăng bài tiết magiê. Magiê có trong nhiều thức ăn (rau xanh, ngũ cốc, thịt và cá, chuối, quả mơ, đậu phộng và đậu nành) và trong một vài chất nhuận tràng và chất chống axit dạ dày, nhưng một liều bổ sung 50 đến 100 miligram magiê mỗi ngày có thể là thích hợp. Chia đôi liều và uống một phần nhiều lần trong suốt ngày giảm thiểu khuynh hướng gây tiêu chảy mà magiê có thể gây ra.
Vitamine E cũng được cho là giúp giảm thiểu xảy ra chứng co rút cơ. Nhưng những nghiên cứu khoa học chứng minh tác dụng này không có cơ sở, mặc dù thực tế vẫn có nhiều báo cáo ủng hộ quan điểm này. Từ khi vitamine E được cho là có nhiều tác dụng có lợi cho sức khỏe khác và không độc, việc uống 400 đơn vị vitamine E mỗi ngày được ủng hộ, cũng từ đó người ta nhận ra rằng những tư liệu báo cáo về tác dụng trên bệnh co rút cơ đúng là không chính xác.
Có những liên quan đặc biệt nào đối với những người trung niên không ?
Những người trung niên nên tiêm định kì nếu dùng magiê bổ sung. Ngay cả lượng ít magiê và chưa đủ để làm thay đổi chức năng thận, vốn thường thấy ở nhóm tuổi này, có thể trở thành độc với liều nhẹ.
Những nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng vitamine D (một vitamine cần thiết cho sự hấp thụ bình thường canxi từ thức ăn) thường thấy thiếu hụt ở một số người lớn tuổi. Do đó, vitamine D thay thế là quan trọng cho những người này, cần có sự chú ý thích hợp để tránh dùng vitamine D quá liều, vì chúng là độc tố. Uống 800 đơn vị vitamine D mỗi ngày là đủ, nói chung tối thiểu là 400 đơn vị mỗi ngày.
Tuy có nhiều chất khác có tác dụng lợi tiểu nhiều hơn nhưng chúng lại làm gia tăng thải loại canxi và magiê, chất hydrochlorothiazide (Hydrodiuril) và những chất lợi tiểu cùng họ khác có tác dụng giữ canxi và magiê. Thông thường những chất lợi tiểu được dùng để điều trị tăng huyết áp và suy tim. Nếu kèm theo chứng co rút cơ (hay loãng xương), bệnh nhân và bác sĩ có thể chú ý đến việc dùng hydrochlorothiazide và những chất lợi tiểu khác thuộc họ thiazide nếu khả thi và thích hợp.
Những chất lợi tiểu cũng gây thải loại natri và phần lớn gây thải loại kali. Nhiều bệnh nhân dùng thuốc lợi tiểu đồng thời đang ăn kiêng natri. Nên rất thận trọng chú ý đến tác dụng của thuốc lợi tiểu trên natri và kali, cần bồi hoàn những nguyên tố này, việc này luôn là thích hợp, thậm chí nhiều hơn nếu bệnh nhân bị co rút cơ.
Những người lớn khác thường không uống đủ nước, một phần do giảm độ nhạy của các giác quan với việc khát nước theo tuổi tác. Tình trạng thiếu nước này càng tăng ở những bệnh nhân đang sử dụng thuốc lợi tiểu. Ðối với một số người, thường đơn giản chỉ cần tăng lượng nước hấp thụ vào cơ thể bằng cách uống từ 6 đến 8 ly nước mỗi ngày sẽ cải thiện chứng co rút cơ. Tuy nhiên, không được uống chất caffeine vì chúng làm thận tăng đào thải nước. Những người đang phải hạn chế lượng nước hấp thụ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ và phải tuân theo lời khuyên của bác sĩ về việc hạn chế uống nước.
Ðối với những người lớn tuổi, thường không cần xác định chính xác căn nguyên chứng co rút cơ ban đêm. Cách phòng tránh tốt nhất là chú ý đến: việc kéo dãn cơ đều đặn, lượng nước hấp thụ đầy đủ, lượng canxi và vitamine D hấp thụ thích hợp, bổ sung vitamine E, và cần có sự tham khảo ý kiến bác sĩ trong việc uống magiê bổ sung.
Có loại thuốc nào có thể ngăn ngừa chứng co rút cơ không?
Hiện nay, loại thuốc đang được sử dụng rộng rãi để ngăn ngừa và đôi khi còn để điều trị co rút cơ là quinine. Cơ chế hoạt động của quinine là làm giảm tính nhạy cảm của cơ. Trong nhiều cuộc nghiên cứu khoa học, nhưng không phải là tất cả, người ta đã chứng minh được tính hiệu quả của quinine. Tuy nhiên, quinine cũng có thể gây dị tật bẩm sinh và sẩy thai. Ðôi khi nó cũng gây nên hiện tượng tăng cảm giác và sự giảm tiểu cầu, tiểu cầu là thành phần chịu trách nhiệm cho sự đông máu. Những phản tác dụng này đều có thể gây chết người. Qinine còn liên quan đến một nhóm triệu chứng được gọi là bệnh ngộ độc canh kina (buồn nôn, nôn, nhức đầu, và điếc). Hơn nữa, rối loạn nhịp tim và thị giác cũng có thể xảy ra. Do đó, hiện nay tại Mỹ quinine chỉ được bán khi có toa thuốc của bác sĩ. Liều quinine sulfate thường được dùng để ngăn ngừa chứng co rút là 325 miligram mỗi bữa tối. Ðối với những người chịu được thuốc và sử dụng đúng cách, quinine vẫn là loại thuốc hiệu quả và an toàn nhất. Nếu các biện pháp tự phòng bệnh đã được nêu ở trên không có tác dụng, thì một liều quinine cho mỗi bữa tối sẽ là bước tiếp theo mà phần lớn bác sĩ đều khuyến cáo bạn.
Tiên lượng đối với chứng co rút cơ tái phát.
Mặc dù chứng co rút có thể rất khó chịu, nhưng đó là một tình trạng lành tính. Ðiều đáng quan tâm chỉ là việc nó gây ra nhiều khó chịu và bất tiện, và phải lưu ý đến những bệnh có liên quan với nó. Ðối với đa số người, chú ý kỹ đến những khuyến cáo đã được nêu sẽ hạn chế được rất nhiều vấn đề về chứng co rút cơ. Còn với những người đang mắc chứng co rút cơ dữ dội hay dai dẳng thì nên đi khám bệnh.
Những điều cần nhớ về chứng co rút cơ.
Một cơ bị chứng co rút là một cơ co lại mạnh và không tự ý rồi không giãn ra được.
Hầu như mọi người đều bị chứng co rút cơ ít nhất một lần trong cuộc đời họ.
Chứng co rút cơ có nhiều loại và do nhiều nguyên nhân khác nhau.
Nhiều loại thuốc có thể gây ra chứng co rút cơ.
Ða số trường hợp, chứng co rút cơ sẽ hết nếu cơ được duỗi ra.
Chứng co rút cơ thường có thể ngăn ngừa được.
MẤT NGỦ
Định nghĩa và nguyên nhân mất ngủ.
· Những phương pháp hỗ trợ giấc ngủ không cần thuốc.
· Những thuốc thông thường(không cần toa)có thể dùng nếu mất ngủ.
· Những chất kích thích thông thường(OTC)[1] có sẵn trên thị trường.
Định nghĩa và nguyên nhân mất ngủ.
Mất ngủ được định nghĩa là khó đi vào hay duy trì giấc ngủ, giấc ngủ không hoàn toàn hoặc chất lượng kém. Đây là một triệu chứng chứ không phải là bệnh. Những nguyên nhân thường gặp nhất gây mất ngủ là thuốc,
các tình trạng tâm lý (ví dụ như trầm cảm, lo âu), thay đổi môi trường(như là đi du lịch, đi máy bay hay thay đổi độ cao),và stress. Mất ngủ cũng có thể gặp do những thói quen ngủ sai như hay ngủ ngày hoặc dùng caffeine quá nhiều trong ngày.
Mất ngủ có thể phân loại theo thời gian kéo dài. Mất ngủ thoáng qua thường là do thay đổi hoàn cảnh như khi đi du lịch hay gặp stress. Nó kéo dài ít hơn một tuần hay cho đến khi giải quyết xong vấn đề stress. Mất ngủ ngắn hạn kéo dài từ 1-3 tuần, và mất ngủ dài hạn(mất ngủ mạn tính) kéo dài hơn 3 tuần. Mất ngủ mạn tính thường là do trầm cảm hay nghiện thuốc. Mất ngủ thoáng qua có thể tiến triển thành mất ngủ ngắn hạn, và nếu không điều trị đúng thì mất ngủ ngắn hạn sẽ trở thành mất ngủ mạn tính.
Café và caffeine, thuốc lá, rượu, thuốc chống xung huyết (như pseudoephedrine), thuốc lợi tiểu được dùng khi ngủ (Lasix/furosemide, Dyazide/hydrochlorothiazide), thuốc chống trầm cảm (như Bupropion, Prozac), thuốc làm giảm ngon miệng ( Merida, Fastin), thuốc an thần amphetamine là những chất hay dược phẩm có thể góp phần vào mất ngủ. Mất ngủ cũng có thể là kết quả của việc ngưng thuốc ngủ benzodiazepines (như Valium, Librium, Ativan), cai rượu, thuốc kháng histamin, amphetamine, cocaine và ma tuý.
Những phương pháp điều trị mất ngủ không cần thuốc.
Thói quen ngủ hợp lí là rất quan trọng trong điều trị mất ngủ. Trong một số trường hợp, thay đổi thói quen ngủ có thể khắc phục được tình trạng trên mà không cần dùng thuốc. Một thói quen ngủ tốt bao gồm:
· Ngủ đúng giờ giấc.
· Giường ngủ phải tạo cảm giác dễ chịu, phòng yên tĩnh và nhiệt độ phòng thích hợp.
· Ánh sáng vừa đủ.
· Tập thể dục đều đặn nhưng không được quá gần giờ đi ngủ hay quá khuya.
· Không dùng phòng ngủ để làm việc hay các hoạt động khác không liên quan đến giấc ngủ.
· Tránh những chất kích thích(như caffeine, thuốc lá), rượu, hay ăn nhiều trước khi đi ngủ.
· Có những biện pháp thư giãn như tập thở
· Tránh ngủ ngày.
Những thuốc thông thường (không cần toa-OTC) có thể dùng nếu mất ngủ.
Người ta khuyên chỉ tự điều trị mất ngủ bằng thuốc thông thường (OTC) khi đó là mất ngủ thoáng qua hay ngắn hạn. Những OTC hỗ trợ giấc ngủ chỉ nên sử dụng trong thời gian ngắn và kết hợp với thay đổi thói quen ngủ. Sử dụng những thuốc này lâu ngày có thể gây nghiện, nghĩa là nếu không có nó thì không ngủ được. Đối với mất ngủ mạn tính thì nên đi bác sĩ.
Thuốc kháng histamine.
Hai thuốc kháng histamine gần đây trên thị trường được xem như là những OTC hỗ trợ giấc ngủ bao gồm diphenhydramine (như Sominex, Nytol) và doxylamine (Unisom). Diphenhydramine là thuốc duy nhất được FDA chứng nhận là an toàn và hiệu quả, trong khi độ an toàn và hiệu quả của doxylamine thì vẫn chưa được FDA chứng minh đầy đủ. Những tác dụng điều trị khác của diphenhydramine là trong dị ứng, say tàu xe và ho. Những nhà khoa học tin rằng hai thuốc này có tác dụng an thần qua cơ chế bất hoạt tác dụng của histamine trong não nhưng cơ chế chính xác thì chưa rõ.
Nếu mất ngủ đi kèm với đau thì hiện tại có nhiều dược phẩm kết hợp giữa kháng histamine và giảm đau. Không nên dùng những loại thuốc này khi chỉ bị mất ngủ đơn thuần vì việc giảm đau là không cần thiết.
Thai kỳ và cho con bú : Tác động của diphenhydramine và doxylamine lên thai nhi vẫn chưa được đánh giá đầy đủ. Mặc dù khả năng gây hại lên thai nhi thấp nhưng có lẽ nên tránh dùng những thuốc này trong lúc mang thai. Cả hai thuốc trên có thể làm giảm khả năng tạo sữa. Thêm vào đó, chúng có khả năng được tiết vào sữa mẹ và tác động lên trẻ sơ sinh. Do đó, người mẹ trong thời kì cho con bú cũng nên tránh hai loại thuốc này. Trẻ em dưới 12 tuổi không được dùng doxylamine vì người ta vẫn chưa đánh giá được tác dụng của thuốc ở nhóm tuổi này.
Tương tác thuốc: Diphenhydramine và doxylamine làm tăng tác dụng ức chế của rượu và những thuốc khác gây ngủ gà.
Tác dụng phụ: Ngủ gà là tác dụng phụ hay gặp nhất của cả diphenhydramine và doxylamine. Do đó, không dùng những thuốc này trong những trường hợp cần tỉnh táo(như khi lái xe). Diphenhydramine và doxylamine cũng gây táo bón, khô miệng, và tiểu khó. Chúng làm trầm trọng thêm bệnh đục thủy tinh thể, hen, các bệnh tim mạch, và phì đại tiền liệt tuyến. Người mắc có những vấn đề trên không nên sử dụng những OTC hỗ trợ giấc ngủ mà không hỏi ý kiến trước bác sĩ.
Cả hai loại thuốc này có thể gây kích động nghịch thường do lo lắng và mất ngủ. Tình trạng này thường gặp ở trẻ em và người già.
Melatonin.
Melatonin (như Melatonex) là loại hormôn duy nhất dưới dạng OTC dùng khi mất ngủ. Melatonin là một hormôn được tạo ra ở tuyến tùng. Melatonin giúp điều hoà đồng hồ sinh học của cơ thể hay chu kì ngủ-thức. Melatonin được tăng tiết khi trời tối hay khi ánh sáng giảm. Cơ chế gây ngủ chính xác của melatonin vẫn chưa được biết. Melatonin cũng làm giảm sự tỉnh táo và thân nhiệt.
Melatonin được bán dưới dạng thành phần bổ sung vào khẩu phần ăn nên không được kiểm soát bởi FDA. Thuốc hay được dùng trên máy bay,lúc mất ngủ và khi rối loạn giấc ngủ do những lúc làm việc khuya. Một số bằng chứng chưa đầy đủ cho rằng melatonin có ích trong điều trị rối loạn giấc ngủ.
Liều lượng: Không có liều hay thời gian sử dụng cố định. Có thể tham khảo liều từ 5-10mg. Người sử dụng nên theo phần hướng dẫn sử dụng về liều lượng và cách dùng đi kèm.
Thai kì và cho con bú: Việc sử dụng melatonin trong lúc mang thai và khi cho con bú vẫn chưa được nghiên cứu đầy đủ. Ở liều cao(trên 300mg), melatonin có thể có tác dụng tránh thai và làm tăng nồng độ của prolactin trong cơ thể. Theo kinh nghiệm đi trước của những loại thuốc khác và khả năng về những nguy cơ tiềm ẩn cho thai nhi, nên tránh dùng melatonin trong lúc mang thai hay khi cho con bú cho đến khi có thêm các thông tin mới.
Trẻ em: Tránh dùng melatonin ở trẻ em cho đến khi có thêm thông tin về độ an toàn.
Tương tác thuốc: Mặc dù melatonin được bán dưới dạng thành phần bổ sung vào khẩu phần ăn thì nó vẫn là một loại thuốc. Nó có những tác dụng phụ và những tương tác thuốc chưa được xác định. Nồng độ melatonin do cơ thể tạo ra có thể tăng bởi một số thuốc nhất định như thuốc chống trầm cảm loại ức chế tái hấp thu serotonin chọn lọc(Prozac, Zoloft, Paxil)và loại ức chế oxi hoá monoamine-MAO (Parnate, Nardil). Tương tác giữa những thuốc chống trầm cảm này với dược phẩm melatonin dùng trong hỗ trợ giấc ngủ vẫn chưa được xem xét.
Tác dụng phụ: Tác dụng phụ hay gặp nhất của melatonin là ngủ gà. Do đó, không được làm những công việc đòi hỏi phải tỉnh táo (như lái xe) trong vòng 4-5 tiếng sau khi uống thuốc. Melatonin cũng có thể gây ngứa, nhịp tim bất thường và đau đầu. Tác dụng phụ lâu dài của thuốc thì chưa được nghiên cứu.
Melatonin có thể lấy từ động vật hay tổng hợp trong phòng thí nghiệm. So với sản phẩm tổng hợp thì Melanin từ động vật dường như có độ lây bệnh cao hơn khiến dị ứng và lây nhiễm siêu vi.
Melatonin có thể kích thích hệ miễn dịch. Do đó, những người bị dị ứng nặng hoặc có các rối loạn do hệ miễn dịch hoạt động mạnh (như lupus ban đỏ hệ thống, viêm khớp dạng thấp) thì nên tránh sử dụng melatonin.
Những chất kích thích thông thường (OTC) có sẵn trên thị trường.
Những người bị mất ngủ thường mệt mỏi vì thiếu ngủ. Những chất kích thích thường được dùng để giảm mệt mỏi cũng như những tác dụng phụ phiền toái khác do mất ngủ.(Những chất này cũng có thể dùng trong trường hợp muốn tỉnh táo lâu hơn bình thường như khi thi cử hoặc lái xe đường dài). Tuy nhiên, việc sử dụng những chất kích thích cũng làm mất ngủ, dẫn tới tác dụng ngược liên quan đến thiếu ngủ.
Caffeine
Caffeine(như Nodoz, Caffedrine) là hoạt chất cơ bản có trong hầu hết những thuốc kích thích thông thường (không dùng toa). Nó cùng là thuốc duy nhất được FDA công nhận trong mục đích này. Caffeine được dùng để tăng tỉnh táo và thức lâu hơn. Caffeine là một chất kích thích nặng nhưng có thể bị dung nạp (nghĩa là nhu cầu dùng về lượng tăng dần). Caffeine cũng hiện diện trong những thuốc điều trị đau bụng kinh, đau đầu, và cảm lạnh. Thêm nữa, caffeine cũng được tìm thấy trong café, trà, coca và sô-cô-la.
Caffeine làm tăng tỉnh táo vì kích thích thần kinh não bộ và tủy sống. Nó làm giảm tình trạng mỏi cơ thông qua tác dụng kích thích co cơ. Caffeine cũng có tác dụng làm tăng nhịp tim và công co bóp cơ tim. Hiệu quả của caffeine thay đổi tuỳ người và đối với một vài người thì hiệu quả đó rất nhỏ.
Thai kỳ và cho con bú: Các nghiên cứu đã cho thấy dùng một lượng vừa phải caffeine không làm giảm trọng lượng thai nhi, sẩy thai hay sanh non. Tuy nhiên, có những báo cáo về những vấn đề sanh nở ở người mẹ dùng hơn 300mg caffeine mỗi ngày. Do đó, có lẽ nên giới hạn dùng caffeine dưới 300mg mỗi ngày lúc mang thai.
Caffeine được tiết vào sữa mẹ. Nồng độ caffeine trong sữa mẹ xấp xỉ 1% lượng caffeine trong máu mẹ. Trẻ trong thời kì bú mẹ có thể mất ngủ và kích động nếu người mẹ dùng hơn 600 mg caffeine mỗi ngày. Vẫn chưa ghi nhận tác động có hại nào ở trẻ bú sữa mẹ khi mẹ dùng từ 200-336 mg caffeine mỗi ngày. Người mẹ có thể hạn chế lượng cafffeine truyền sang con bằng cách giảm tiêu thụ caffeine trong thời gian này và sau đó thì dùng bình thường.
Trẻ em: Không nên dùng caffeine ở trẻ dưới 12 tuổi.
Tương tác thuốc: Cimetidine (Tagamet), norfloxacin (Noroxin), ciprofloxacin (Cipro) và estrogen trong thuốc tránh thai ức chế sự phân huỷ và tống xuất caffeine khỏi cơ thể. Sử dụng caffeine cùng với những loại thuốc ngày có thể dẫn đến gia tăng nồng độ caffeine trong máu, và do đó làm tăng tác dụng phụ.
Caffeine làm giảm độ hấp thu của sắt. Nên dùng sắt trước 1 giờ hoặc sau 2 giờ uống caffeine.
Cafffeine làm giảm tác dụng thuốc an thần cũng như thuốc an thần làm giảm tác dụng tỉnh táo, kích thích của cafffeine.
Tác dụng có hại: Hậu quả thường gặp nhất của caffeine là mất ngủ, lo lắng, kích động, đau đầu, nôn ói, tiêu chảy, và đau dạ dày. Caffeine cũng gây nhịp tim đập bất thường và tăng nhịp tim.
Sử dụng thường xuyên caffeine có thể gây nghiện. Nếu dừng caffeine đột ngột, hiện tượng”cai thuốc” có thể xảy ra bao gồm mệt mỏi, đau đầu, lo lắng, nôn ói, và bồn chồn. Các triệu chứng này bắt đầu từ 12-24 giờ sau lần sử dụng cuối cùng và có thể kéo dài một tuần.
[1] OTC ( over-the-counter): những thuốc OTC là những thuốc thông thường mang tính gia đình nghĩa là không cần phải cần toa hay chỉ định của bác sĩ.
· Những phương pháp hỗ trợ giấc ngủ không cần thuốc.
· Những thuốc thông thường(không cần toa)có thể dùng nếu mất ngủ.
· Những chất kích thích thông thường(OTC)[1] có sẵn trên thị trường.
Định nghĩa và nguyên nhân mất ngủ.
Mất ngủ được định nghĩa là khó đi vào hay duy trì giấc ngủ, giấc ngủ không hoàn toàn hoặc chất lượng kém. Đây là một triệu chứng chứ không phải là bệnh. Những nguyên nhân thường gặp nhất gây mất ngủ là thuốc,
các tình trạng tâm lý (ví dụ như trầm cảm, lo âu), thay đổi môi trường(như là đi du lịch, đi máy bay hay thay đổi độ cao),và stress. Mất ngủ cũng có thể gặp do những thói quen ngủ sai như hay ngủ ngày hoặc dùng caffeine quá nhiều trong ngày.
Mất ngủ có thể phân loại theo thời gian kéo dài. Mất ngủ thoáng qua thường là do thay đổi hoàn cảnh như khi đi du lịch hay gặp stress. Nó kéo dài ít hơn một tuần hay cho đến khi giải quyết xong vấn đề stress. Mất ngủ ngắn hạn kéo dài từ 1-3 tuần, và mất ngủ dài hạn(mất ngủ mạn tính) kéo dài hơn 3 tuần. Mất ngủ mạn tính thường là do trầm cảm hay nghiện thuốc. Mất ngủ thoáng qua có thể tiến triển thành mất ngủ ngắn hạn, và nếu không điều trị đúng thì mất ngủ ngắn hạn sẽ trở thành mất ngủ mạn tính.
Café và caffeine, thuốc lá, rượu, thuốc chống xung huyết (như pseudoephedrine), thuốc lợi tiểu được dùng khi ngủ (Lasix/furosemide, Dyazide/hydrochlorothiazide), thuốc chống trầm cảm (như Bupropion, Prozac), thuốc làm giảm ngon miệng ( Merida, Fastin), thuốc an thần amphetamine là những chất hay dược phẩm có thể góp phần vào mất ngủ. Mất ngủ cũng có thể là kết quả của việc ngưng thuốc ngủ benzodiazepines (như Valium, Librium, Ativan), cai rượu, thuốc kháng histamin, amphetamine, cocaine và ma tuý.
Những phương pháp điều trị mất ngủ không cần thuốc.
Thói quen ngủ hợp lí là rất quan trọng trong điều trị mất ngủ. Trong một số trường hợp, thay đổi thói quen ngủ có thể khắc phục được tình trạng trên mà không cần dùng thuốc. Một thói quen ngủ tốt bao gồm:
· Ngủ đúng giờ giấc.
· Giường ngủ phải tạo cảm giác dễ chịu, phòng yên tĩnh và nhiệt độ phòng thích hợp.
· Ánh sáng vừa đủ.
· Tập thể dục đều đặn nhưng không được quá gần giờ đi ngủ hay quá khuya.
· Không dùng phòng ngủ để làm việc hay các hoạt động khác không liên quan đến giấc ngủ.
· Tránh những chất kích thích(như caffeine, thuốc lá), rượu, hay ăn nhiều trước khi đi ngủ.
· Có những biện pháp thư giãn như tập thở
· Tránh ngủ ngày.
Những thuốc thông thường (không cần toa-OTC) có thể dùng nếu mất ngủ.
Người ta khuyên chỉ tự điều trị mất ngủ bằng thuốc thông thường (OTC) khi đó là mất ngủ thoáng qua hay ngắn hạn. Những OTC hỗ trợ giấc ngủ chỉ nên sử dụng trong thời gian ngắn và kết hợp với thay đổi thói quen ngủ. Sử dụng những thuốc này lâu ngày có thể gây nghiện, nghĩa là nếu không có nó thì không ngủ được. Đối với mất ngủ mạn tính thì nên đi bác sĩ.
Thuốc kháng histamine.
Hai thuốc kháng histamine gần đây trên thị trường được xem như là những OTC hỗ trợ giấc ngủ bao gồm diphenhydramine (như Sominex, Nytol) và doxylamine (Unisom). Diphenhydramine là thuốc duy nhất được FDA chứng nhận là an toàn và hiệu quả, trong khi độ an toàn và hiệu quả của doxylamine thì vẫn chưa được FDA chứng minh đầy đủ. Những tác dụng điều trị khác của diphenhydramine là trong dị ứng, say tàu xe và ho. Những nhà khoa học tin rằng hai thuốc này có tác dụng an thần qua cơ chế bất hoạt tác dụng của histamine trong não nhưng cơ chế chính xác thì chưa rõ.
Nếu mất ngủ đi kèm với đau thì hiện tại có nhiều dược phẩm kết hợp giữa kháng histamine và giảm đau. Không nên dùng những loại thuốc này khi chỉ bị mất ngủ đơn thuần vì việc giảm đau là không cần thiết.
Thai kỳ và cho con bú : Tác động của diphenhydramine và doxylamine lên thai nhi vẫn chưa được đánh giá đầy đủ. Mặc dù khả năng gây hại lên thai nhi thấp nhưng có lẽ nên tránh dùng những thuốc này trong lúc mang thai. Cả hai thuốc trên có thể làm giảm khả năng tạo sữa. Thêm vào đó, chúng có khả năng được tiết vào sữa mẹ và tác động lên trẻ sơ sinh. Do đó, người mẹ trong thời kì cho con bú cũng nên tránh hai loại thuốc này. Trẻ em dưới 12 tuổi không được dùng doxylamine vì người ta vẫn chưa đánh giá được tác dụng của thuốc ở nhóm tuổi này.
Tương tác thuốc: Diphenhydramine và doxylamine làm tăng tác dụng ức chế của rượu và những thuốc khác gây ngủ gà.
Tác dụng phụ: Ngủ gà là tác dụng phụ hay gặp nhất của cả diphenhydramine và doxylamine. Do đó, không dùng những thuốc này trong những trường hợp cần tỉnh táo(như khi lái xe). Diphenhydramine và doxylamine cũng gây táo bón, khô miệng, và tiểu khó. Chúng làm trầm trọng thêm bệnh đục thủy tinh thể, hen, các bệnh tim mạch, và phì đại tiền liệt tuyến. Người mắc có những vấn đề trên không nên sử dụng những OTC hỗ trợ giấc ngủ mà không hỏi ý kiến trước bác sĩ.
Cả hai loại thuốc này có thể gây kích động nghịch thường do lo lắng và mất ngủ. Tình trạng này thường gặp ở trẻ em và người già.
Melatonin.
Melatonin (như Melatonex) là loại hormôn duy nhất dưới dạng OTC dùng khi mất ngủ. Melatonin là một hormôn được tạo ra ở tuyến tùng. Melatonin giúp điều hoà đồng hồ sinh học của cơ thể hay chu kì ngủ-thức. Melatonin được tăng tiết khi trời tối hay khi ánh sáng giảm. Cơ chế gây ngủ chính xác của melatonin vẫn chưa được biết. Melatonin cũng làm giảm sự tỉnh táo và thân nhiệt.
Melatonin được bán dưới dạng thành phần bổ sung vào khẩu phần ăn nên không được kiểm soát bởi FDA. Thuốc hay được dùng trên máy bay,lúc mất ngủ và khi rối loạn giấc ngủ do những lúc làm việc khuya. Một số bằng chứng chưa đầy đủ cho rằng melatonin có ích trong điều trị rối loạn giấc ngủ.
Liều lượng: Không có liều hay thời gian sử dụng cố định. Có thể tham khảo liều từ 5-10mg. Người sử dụng nên theo phần hướng dẫn sử dụng về liều lượng và cách dùng đi kèm.
Thai kì và cho con bú: Việc sử dụng melatonin trong lúc mang thai và khi cho con bú vẫn chưa được nghiên cứu đầy đủ. Ở liều cao(trên 300mg), melatonin có thể có tác dụng tránh thai và làm tăng nồng độ của prolactin trong cơ thể. Theo kinh nghiệm đi trước của những loại thuốc khác và khả năng về những nguy cơ tiềm ẩn cho thai nhi, nên tránh dùng melatonin trong lúc mang thai hay khi cho con bú cho đến khi có thêm các thông tin mới.
Trẻ em: Tránh dùng melatonin ở trẻ em cho đến khi có thêm thông tin về độ an toàn.
Tương tác thuốc: Mặc dù melatonin được bán dưới dạng thành phần bổ sung vào khẩu phần ăn thì nó vẫn là một loại thuốc. Nó có những tác dụng phụ và những tương tác thuốc chưa được xác định. Nồng độ melatonin do cơ thể tạo ra có thể tăng bởi một số thuốc nhất định như thuốc chống trầm cảm loại ức chế tái hấp thu serotonin chọn lọc(Prozac, Zoloft, Paxil)và loại ức chế oxi hoá monoamine-MAO (Parnate, Nardil). Tương tác giữa những thuốc chống trầm cảm này với dược phẩm melatonin dùng trong hỗ trợ giấc ngủ vẫn chưa được xem xét.
Tác dụng phụ: Tác dụng phụ hay gặp nhất của melatonin là ngủ gà. Do đó, không được làm những công việc đòi hỏi phải tỉnh táo (như lái xe) trong vòng 4-5 tiếng sau khi uống thuốc. Melatonin cũng có thể gây ngứa, nhịp tim bất thường và đau đầu. Tác dụng phụ lâu dài của thuốc thì chưa được nghiên cứu.
Melatonin có thể lấy từ động vật hay tổng hợp trong phòng thí nghiệm. So với sản phẩm tổng hợp thì Melanin từ động vật dường như có độ lây bệnh cao hơn khiến dị ứng và lây nhiễm siêu vi.
Melatonin có thể kích thích hệ miễn dịch. Do đó, những người bị dị ứng nặng hoặc có các rối loạn do hệ miễn dịch hoạt động mạnh (như lupus ban đỏ hệ thống, viêm khớp dạng thấp) thì nên tránh sử dụng melatonin.
Những chất kích thích thông thường (OTC) có sẵn trên thị trường.
Những người bị mất ngủ thường mệt mỏi vì thiếu ngủ. Những chất kích thích thường được dùng để giảm mệt mỏi cũng như những tác dụng phụ phiền toái khác do mất ngủ.(Những chất này cũng có thể dùng trong trường hợp muốn tỉnh táo lâu hơn bình thường như khi thi cử hoặc lái xe đường dài). Tuy nhiên, việc sử dụng những chất kích thích cũng làm mất ngủ, dẫn tới tác dụng ngược liên quan đến thiếu ngủ.
Caffeine
Caffeine(như Nodoz, Caffedrine) là hoạt chất cơ bản có trong hầu hết những thuốc kích thích thông thường (không dùng toa). Nó cùng là thuốc duy nhất được FDA công nhận trong mục đích này. Caffeine được dùng để tăng tỉnh táo và thức lâu hơn. Caffeine là một chất kích thích nặng nhưng có thể bị dung nạp (nghĩa là nhu cầu dùng về lượng tăng dần). Caffeine cũng hiện diện trong những thuốc điều trị đau bụng kinh, đau đầu, và cảm lạnh. Thêm nữa, caffeine cũng được tìm thấy trong café, trà, coca và sô-cô-la.
Caffeine làm tăng tỉnh táo vì kích thích thần kinh não bộ và tủy sống. Nó làm giảm tình trạng mỏi cơ thông qua tác dụng kích thích co cơ. Caffeine cũng có tác dụng làm tăng nhịp tim và công co bóp cơ tim. Hiệu quả của caffeine thay đổi tuỳ người và đối với một vài người thì hiệu quả đó rất nhỏ.
Thai kỳ và cho con bú: Các nghiên cứu đã cho thấy dùng một lượng vừa phải caffeine không làm giảm trọng lượng thai nhi, sẩy thai hay sanh non. Tuy nhiên, có những báo cáo về những vấn đề sanh nở ở người mẹ dùng hơn 300mg caffeine mỗi ngày. Do đó, có lẽ nên giới hạn dùng caffeine dưới 300mg mỗi ngày lúc mang thai.
Caffeine được tiết vào sữa mẹ. Nồng độ caffeine trong sữa mẹ xấp xỉ 1% lượng caffeine trong máu mẹ. Trẻ trong thời kì bú mẹ có thể mất ngủ và kích động nếu người mẹ dùng hơn 600 mg caffeine mỗi ngày. Vẫn chưa ghi nhận tác động có hại nào ở trẻ bú sữa mẹ khi mẹ dùng từ 200-336 mg caffeine mỗi ngày. Người mẹ có thể hạn chế lượng cafffeine truyền sang con bằng cách giảm tiêu thụ caffeine trong thời gian này và sau đó thì dùng bình thường.
Trẻ em: Không nên dùng caffeine ở trẻ dưới 12 tuổi.
Tương tác thuốc: Cimetidine (Tagamet), norfloxacin (Noroxin), ciprofloxacin (Cipro) và estrogen trong thuốc tránh thai ức chế sự phân huỷ và tống xuất caffeine khỏi cơ thể. Sử dụng caffeine cùng với những loại thuốc ngày có thể dẫn đến gia tăng nồng độ caffeine trong máu, và do đó làm tăng tác dụng phụ.
Caffeine làm giảm độ hấp thu của sắt. Nên dùng sắt trước 1 giờ hoặc sau 2 giờ uống caffeine.
Cafffeine làm giảm tác dụng thuốc an thần cũng như thuốc an thần làm giảm tác dụng tỉnh táo, kích thích của cafffeine.
Tác dụng có hại: Hậu quả thường gặp nhất của caffeine là mất ngủ, lo lắng, kích động, đau đầu, nôn ói, tiêu chảy, và đau dạ dày. Caffeine cũng gây nhịp tim đập bất thường và tăng nhịp tim.
Sử dụng thường xuyên caffeine có thể gây nghiện. Nếu dừng caffeine đột ngột, hiện tượng”cai thuốc” có thể xảy ra bao gồm mệt mỏi, đau đầu, lo lắng, nôn ói, và bồn chồn. Các triệu chứng này bắt đầu từ 12-24 giờ sau lần sử dụng cuối cùng và có thể kéo dài một tuần.
[1] OTC ( over-the-counter): những thuốc OTC là những thuốc thông thường mang tính gia đình nghĩa là không cần phải cần toa hay chỉ định của bác sĩ.
HỒI HỘP-ĐÁNH TRỐNG NGỰC
Ðánh trống ngực là gì ?
Ðánh trống ngực là một cảm giác hồi hộp khó chịu ở lồng ngực, thường gặp khi tim đập loạn nhịp hay khi tim đập mạnh hơn bình thường. Ðôi khi người ta không tìm được bất thường nào ở tim của người có triệu chứng này - lí do đánh trống ngực của họ vẫn còn chưa được biết. Ở một số bệnh nhân khác, chính loạn nhịp tim là nguyên nhân gây cảm giác hồi hộp này.
Loạn nhịp tim chỉ những nhịp đập bất thường của tim, như nhịp quá chậm, nhịp quá nhanh, nhịp không đều, nhịp đến sớm. Nhịp nhanh khi tim đập nhanh hơn 100 lần / phút, ngược lại nhịp chậm khi tim đập chậm hơn 60 lần / phút. Tim đập loạn nhịp còn được gọi là rung tim (ví dụ rung nhĩ). Một nhịp tim đến sớm hơn bình thường thì đó là một lần bóp sớm của tim (còn được gọi là ngoại tâm thu).
Các nguyên nhân gây loạn nhịp tim được biết là : các rối loạn của tâm nhĩ hoặc tâm thất, bất thường của nút xoang nhĩ, nút nhĩ thất.
Tim có bốn phần chính, đó là bốn buồng tim. Hai buồng tim nằm trên, là hai tâm nhĩ, hai buồng tim nằm dưới là hai tâm thất. Trong đó, nhĩ phải nhận máu từ hệ tĩnh mạch của cơ thể để đưa vào tâm thất phải sau đó thất phải tiếp tục bơm máu này lên phổi, nhĩ trái nhận máu đỏ mang oxy từ phổi rồi bơm vào thất trái, thất trái lại đưa máu này cung cấp cho toàn cơ thể.
Trong tim có một hệ thống phát nhịp và dẫn truyền riêng hoạt động dưới tác dụng của hệ thần kinh tự động, gồm nút xoang, nút nhĩ thất, và các bó cơ tim biệt hóa riêng để làm nhiệm vụ dẫn truyền. Nút xoang chính là nút dẫn nhịp của tim nằm ở tâm nhĩ phải. Nút xoang phát xung điện, xung này truyền đến nhĩ và thất để kích thích cơ tim co thắt (gây ra một lần đập của tim). Nút nhĩ thất là một phần cơ tim biệt hóa chuyên biệt, hoạt động như một "trạm nghỉ" của xung điện khi đi từ nhĩ đến thất. Các xung điện từ nút xoang và từ nhĩ muốn đi đến thất phải đi qua nút nhĩ thất.
Nếu nhịp tim nhanh hoặc ngoại tâm thu xảy ra do bất thường điện học của nhĩ thì gọi là nhịp nhanh nhĩ và ngoại tâm thu nhĩ, còn nếu do thất thì gọi là nhịp nhanh thất và ngoại tâm thu thất.
Nhịp tim chậm thì lại có thể do nút xoang chậm phát xung, tình trạng này đựơc gọi là nhịp chậm xoang. Ngoài ra, bất kì loại thuốc nào hay bệnh lý nào của đường dẫn truyền trong tim làm trì hoãn sự truyền xung (còn gọi là tình trạng "phong bế" tim) cũng có thể gây nhịp chậm.
Ngoại tâm thu là một nhát bóp "ngoại lai" gây ra bởi một xung động đột xuất và sớm hơn chu chuyển tim bình thường. Theo sau ngoại tâm thu là một khoảng nghỉ, đó là lúc hệ thống điện trong tim đang tự ổn định, điều chỉnh lại sau nhát bóp bất thường trước đó. Nhát bóp tiếp theo thường mạnh hơn, và chính nó gây cho bệnh nhân cảm giác hồi hộp, đánh trống ngực.
Nhịp tim bình thường .
Nhịp tim bình thường ở người trưởng thành khi nghỉ ngơi là khoảng 60 nhịp/phút. Nhịp tim nhanh hay chậm được quyết định bởi tốc độ phát xung của nút xoang dẫn nhịp. Ðầu tiên, nút xoang phát nhịp đến hai buồng tim ở trên - hai tâm nhĩ, nhĩ bóp, tống máu xuống hai buồng tim dưới - hai tâm thất. Khi xung truyền qua nút nhĩ thất, đến hai tâm thất, thất sẽ bóp để đưa máu đến những nơi khác của cơ thể. Tương ứng với một lần tim bóp, là một lần mạch ở ngoại vi nảy. Khi nghỉ ngơi, nút xoang phát nhịp chậm, thế nên nhịp tim chậm, ngược lại khi vận động hay khi bị kích động, nút xoang phát nhịp nhanh hơn và tim đập cũng nhanh hơn.
Nhịp tim nhanh do nút xoang được gọi là nhịp nhanh xoang. Nhịp nhanh xoang thường là đáp ứng sinh lý bình thường làm một quả tim khỏe mạnh đập nhanh hơn với một tình trạng bệnh lý nào đó như đau, sốt, tăng tiết hormon giáp, gắng sức, bị kích động, oxy máu thấp, uống cà phê hay một số loại thuốc khác như cocain, amphetamine, chứ không phản ánh một bệnh lý nào đó của cơ tim, van hay hệ dẫn truyền trong tim. Tuy nhiên, nhịp nhanh ở một số bệnh nhân khác lại là triệu chứng của suy tim, hay dấu hiệu của một bệnh van tim. Nhịp nhanh xoang có thể làm bệnh nhân có cảm giác hồi hộp đánh trống ngực.
Triệu chứng của loạn nhịp tim.
Loạn nhịp tim chỉ mọi sai lệch về nhịp tim bình thường, có thể là sai lệch về tốc độ, hay xuất hiện các nhịp bất thường.
Một số bệnh nhân không hề hay biết về tình trạng loạn nhịp của mình. Một số khác ghi nhận cảm giác hồi hộp đánh trống ngực, cảm thấy tim đập mạnh trong ngực, choáng váng, thở nông, đau ngực.
Dù nhịp nhanh hay chậm, thiếu máu não, thiếu máu mạch vành (để nuôi tim), hay bất kì cơ quan nào trong cơ thể cũng có thể xảy ra. Thiếu máu não gây choáng váng, nặng hơn có thể hôn mê. Thiếu máu vành gây đau ngực. Không đủ máu cho các cơ quan khác gây mệt mỏi, thở nông.
Nguyên nhân của loạn nhịp tim.
Có thể :
- Bệnh lý của cơ tim.
- Bệnh van tim.
- Bệnh mạch vành.
- Bệnh của hệ phát nhịp và dẫn truyền trong tim.
- Ngoài ra, còn có thể do dùng thuốc, do uống rượu, hút thuốc, tăng tiết hormon giáp, oxy máu thấp, stress.
Loạn nhịp tim do nhĩ
Bao gồm rung nhĩ, cuồng nhĩ, và nhịp nhanh kịch phát nhĩ. Ðó là do những rối loạn điện học của nhĩ, nút nhĩ thất, làm tim đập nhanh hơn.
Rung nhĩ là một loạn nhịp nhĩ thường gặp. Trong đó, nhiều xung động khác nhau được phát ra nhanh và loạn xạ từ nhiều ổ phát nhịp khác nhau ở nhĩ. Những nhịp bất thường này nhanh chóng lan truyền xuống thất, gây ra những co bóp không đều của thất. Rung nhĩ có thể do : nhồi máu cơ tim, cơn cao huyết áp, suy tim, bệnh van hai lá (như sa van hai lá), tăng tiết hormon giáp, cục máu đông trong mạch máu phổi (thuyên tắc phổi), uống nhiều rượu, khí phế thủng, viêm lớp màng ngoài của tim (viêm màng ngoài tim).
Cuồng nhĩ là một loại loạn nhịp nhĩ, nhưng chậm hơn và đều hơn rung nhĩ. Nguyên nhân rung nhĩ cũng là nguyên nhân của cuồng nhĩ, và việc điều trị cuồng nhĩ cũng tương tự rung nhĩ.
Những xung động từ một ổ lạc chỗ nào đó của tim, bị kích thích, phát ra và "cướp" quyền chỉ huy của nút xoang (do phát xung nhanh hơn hẳn nút xoang). Ðiều này gây ra nhịp nhanh kịch phát trên thất. Người ta cho rằng ở những bệnh nhân này có những bất thường của trạm nghỉ - nút nhĩ thất đã làm một vùng nào đó của nhĩ tự phát nhịp, để có thể "bắc cầu" đi qua nút nhĩ thất. Nguyên nhân của tình trạng này gồm : uống rượu, dùng quá nhiều hormon giáp, dùng cà phê, thuốc, stress. Nhịp nhanh kịch phát trên thất là một loại loạn nhịp, trong đó bệnh lý là ở hệ dẫn truyền, còn cơ tim và van tim vẫn bình thường.
Loạn nhịp tim do thất .
Là loạn nhịp có nguồn gốc từ hai buồng tim ở phía dưới - hai tâm thất, gồm nhịp nhanh thất và rung thất. Nhịp nhanh thất là loạn nhịp nhanh nhưng đều, phát từ một ổ duy nhất của thất, trong khi đó rung thất là tình trạng thất không bóp nữa, mà từng bó cơ thất rung lên, co bóp khác nhau không đồng bộ, do những ổ ngoại vi trong thất phát xung loạn xạ. Cả hai trường hợp này đều là những loạn nhịp nguy hiểm cho tính mạng bệnh nhân, thường liên quan đến nhồi máu cơ tim, hay từ các sẹo trên cơ tim gây ra từ một tổn thương tim trước đó.
Những nguyên nhân ít gặp hơn của loạn nhịp thất là : cơ tim bị suy yếu trầm trọng, ngộ độc thuốc (ngộ độc digoxin), tác dụng phụ của vài loạ thuốc. Và trớ trêu thay, một số thuốc dùng để điều trị loạn nhịp lại có thể gây nhịp nhanh thất.
Nhịp tim chậm
Có thể do : bệnh lý ở nút xoang, nút nhĩ thất, hệ dẫn truyền của thất. Thuốc ức chế kênh canxi, như verapamin (Calan), thuốc ức chế beta, như propanolon (Inderan), digoxin (Lanoxin) cũng có thể gây nhịp chậm. Nếu dùng thuốc này trên những bệnh nhân có sẵn những bệnh nêu trên có thể làm tiến triển tình trạng nhịp chậm càng nặng hơn. Mặc dù nhiều bệnh nhân bị nhịp chậm mà không có triệu chứng gì, nhưng nhịp chậm có thể làm nhiều bệnh nhân shock, tụt huyết áp và nặng hơn thì hôn mê.
Ngoại tâm thu.
Ðó là những nhịp "ngoại lai", không phải do nút xoang phát ra, gồm ngoại tâm thu thất và ngoại tâm thu nhĩ (cò gọi là ngoại tâm thu trên thất), thường không mang ý nghĩa bệnh lý.
Nguyên nhân do : stress, caffein, hút thuốc, uống rượu,
.
Ðánh giá bệnh nhân hồi hộp, đánh trống ngực .
Thực hiện lần lượt các bước sau :
Xác định các dấu hiệu của loạn nhịp tim.
Xác định loại loạn nhịp (điều này rất quan trọng vì việc điều trị các loại loạn nhịp khác nhau thì khác nhau).
Nếu nghĩ đến các bệnh lý của tim, cần thực hiện các xét nghiệm để loại trừ các bệnh lý căn bản của tim như bệnh của cơ tim, bệnh mạch vành, bệnh của hệ dẫn truyền.
Xét nghiệm máu : gồm đo nồng độ Natri, Kali, Mange, nồng độ hormon giáp, nồng độ thuốc (vd nồng độ digoxin). Sự tăng tiết hormon giáp quá mức hay khi Kai máu, Mange máu thấp đều có thể gây loạn nhịp tim. Ngộ độc digoxin có thể gây nhịp nhanh thất hay nhịp chậm thất rất nguy hiểm, nhất là khi có Mange hay Kali máu thấp kèm theo.
Ðiện tâm đồ :
- Điện tâm đồ thông thường đo hoạt động điện học của tim, được thực hiện trong thời gian ngắn, thực hiện dễ ở phòng khám bác sĩ. Nó chỉ phát hiện được những loạn nhịp xảy ra cùng lúc đang đo.
- Điện tâm đồ Holter được thực hiện liên tục, lưu động cùng bệnh nhân 24/24 nhằm phát hiện cơn loạn nhịp không triệu chứng. Cách này còn ghi nhận được các triệu chứng bất thường khác của tim. Nếu vẫn chưa "bắt" được cơn loạn nhịp thì bệnh nhân có thể đeo một monitor bên cạnh chừng 1 đến 2 tuần, mỗi khi bệnh nhân cảm giác sắp có cơn hồi hộp, thì chỉ cần bấm nút và ghi lại cơn đó, việc phân tích điện tâm đồ sau này là của thầy thuốc.
- Ðiện tâm đồ gắng sức, thực hiện khi bệnh nhân đang gắng sức thể lực như chạy xe, đi thảm lưu động. Nó đo điện tâm đồ của bệnh nhân khi gắng sức với các mức độ tăng dần, ngoài ra còn có thể phát hiện một tình trạng hẹp động mạch vành gây thiếu máu cơ tim.
Siêu âm tim : dùng sóng siêu âm để chụp các hình ảnh của buồng tim, van tim, và các cấu trúc lân cận. Siêu âm rất hữu ích giúp phát hiện các bệnh của van tim, như sa van hai lá, hẹp van hai lá, hẹp van động mạch chủ (những bệnh van tim này có thể gây loạn nhịp tim, gây nhịp tim nhanh). Siêu âm tim còn giúp đánh giá các buồng tim, đánh giá khả năng co bóp tống máu của cơ tim nhất là tâm thất. Kết hợp siêu âm tim và điện tâm đồ gắng sức giúp phát hiện chính xác các bệnh lý của mạch vành, bởi vì trên điện tâm đồ đôi khi không phát hiện được những vùng cơ tim không được cung cấp đủ máu vì động mạch cấp máu cho nó đã hẹp.
Thông tim, chụp mạch máu cũng cần làm vì nó cũng giúp phát hiện bệnh lý mạch vành hay van tim khi dùng các phương pháp trên chưa thấy được. Dưới hướng dẫn của X quang, một ống nhỏ bằng plastic được đưa vào từ động mạch bẹn, đi ngược lên đến động mạch chủ, rồi vào hai nhánh chính của mạch vành tách ra từ động mạch chủ ngay tại van động mạch chủ. Sau đó, thuốc cản quang (thường là iode) được tiêm vào hệ thống động mạch, nó giúp hình ảnh của hệ động mạch ở đây được chụp rõ ràng hơn trên phim X quang. Ðây là một kỹ thuật giúp phát hiện rất chính xác và rõ ràng hệ mạch vành về phạm vi phân bố, cũng như đánh giá đầy đủ mức độ tổn thương của mạch vành.
Xử trí hồi hộp đánh trống ngực.
Hồi hộp, đánh trống ngực mà không do loạn nhịp hay bệnh lý nào của tim thì không đòi hỏi việc điều trị gì đặc hiệu. Có thể khuyên bệnh nhân tránh xúc động, hạn chế gắng sức khi có cơn đánh trống ngực.
Nếu do ngoại tâm thu, thì cơn hồi hộp có thể bớt khi hạn chế xúc động, ngưng hút thuốc, giảm uống rượu, cà phê. Vì nếu nồng độ adrenaline trong máu cao gây nhịp tim nhanh thì tránh stress có thể làm giảm nồng độ adrenaline.
Dùng thuốc ức chế beta cho những bệnh nhân có ngoại tâm thu hay nhịp tim nhanh dai dẳng, vì thuốc này phong bế tác dụng của adrenaline trên tim. Một số thuốc ức chế beta hay dùng là : propanolol (Inderal), metoprolol (Lopressor), atenolol (Ternomin). Tác dụng phụ của thuốc gồm : tán trợ cơn hen (làm cơn hen nặng hơn), chậm nhịp tim, tụt huyết áp, trầm cảm, mệt mỏi, bất lực.
Ðối với trường hợp nhịp nhanh nhĩ (rung nhĩ, cuồng nhĩ, nhịp nhanh kịch phát trên thất), thuốc ức chế kênh canxi như verapamin (Calan), thuốc ức chế beta như propanolol (Inderal), và digoxin (Lanoxin) được sử dụng. Hiệu quả của thuốc là làm giảm tần số co bóp của thất, đưa nút xoang trở về vai trò dẫn nhịp như bình thường. Nếu bệnh nhân nhịp nhanh nhĩ kéo dài, phải dùng thêm quinidine, procainamide (Pronestyle) hay disopyramide (Norpace). Nhưng những thuốc này dù để chữa loạn nhịp tim nhưng lại có độc tính trên tim, chúng có thể gây rối loạn điện sinh trên tim, gây nhịp nhanh thất rất nguy hiểm.
Vì nguyên nhân chủ yếu của loạn nhịp do thất là nhồi máu cơ tim, thiếu máu cục bộ cơ tim (khuyết dưỡng), và do những sẹo cũ của cơ tim gây ra, nên việc điều trị bệnh mạch vành rất quan trọng đối với những bệnh nhân này. Nếu bệnh kéo dài, cần dùng propanolol (Inderal), sotolol (Betapace), và amiodarone (Cardarone). Khi bệnh nhân bị rung thất nguy hiểm đến tính mạng thì cần cấy máy tạo nhịp vào tim, máy này có khả năng phát ra những xung điện đều đặn, để đưa nhịp tim về bình thường.
Cần điều trị các bệnh lý căn bản của tim nếu có. Bệnh nhân có hẹp van động mạch chủ có thể tiến triển thành suy tim nếu có nhịp nhanh thất. Ðiều trị hẹp chủ bằng cách phẫu thuật tạo hình van hay thay van nhân tạo, có thể cải thiện tình trạng bệnh.
Một số bệnh nhân có thể choáng váng, nặng hơn thì hôn mê, và họ cần gặp những chuyên gia sâu hơn về điện học của tim. Những chuyên gia này dùng một dụng cụ đặc biệt, kích thích tim phát nhịp để nghiên cứu thật chi tiết tình trạng điện học của tim.
Tóm tắt hồi hộp.
- Hồi hộp, đánh trống ngực có thể mang ý nghĩa bệnh lý hay không do một bệnh nào cả.
- Nút xoang là nút dẫn nhịp của tim
- Có thể có nhịp tim nhanh hay nhịp tim chậm.
- Trung bình tim đập 60-80 lần / phút.
- Một số bệnh nhân không có triệu chứng, một số khác lại thấy hồi hộp, đánh trống ngực, choáng váng, thở nông, hoặc đau ngực.
- Loạn nhịp tim có thể do bệnh của cơ tim, van tim, hệ dẫn truyền trong tim hay do mạch vành.
- Ðể đánh giá bệnh nhân có triệu chứng hồi hộp, đánh trống ngực cần thực hiện các xét nghiệm như xét nghiệm máu, siêu âm tim, điện tâm đồ cả loại thông thường lẫn điện tâm đồ gắng sức, diện tâm đồ Holter, và kỹ thuật chụp mạch vành.
- Hồi hộp đánh trống ngực có thể bớt nếu bệnh nhân tránh xúc động, hạn chế uống rượu, hút thuốc, cà phê, .
- Những trường hợp có bất thường thực sự về nhịp tim thì cần điều chỉnh bằng thuốc.
Ðánh trống ngực là một cảm giác hồi hộp khó chịu ở lồng ngực, thường gặp khi tim đập loạn nhịp hay khi tim đập mạnh hơn bình thường. Ðôi khi người ta không tìm được bất thường nào ở tim của người có triệu chứng này - lí do đánh trống ngực của họ vẫn còn chưa được biết. Ở một số bệnh nhân khác, chính loạn nhịp tim là nguyên nhân gây cảm giác hồi hộp này.
Loạn nhịp tim chỉ những nhịp đập bất thường của tim, như nhịp quá chậm, nhịp quá nhanh, nhịp không đều, nhịp đến sớm. Nhịp nhanh khi tim đập nhanh hơn 100 lần / phút, ngược lại nhịp chậm khi tim đập chậm hơn 60 lần / phút. Tim đập loạn nhịp còn được gọi là rung tim (ví dụ rung nhĩ). Một nhịp tim đến sớm hơn bình thường thì đó là một lần bóp sớm của tim (còn được gọi là ngoại tâm thu).
Các nguyên nhân gây loạn nhịp tim được biết là : các rối loạn của tâm nhĩ hoặc tâm thất, bất thường của nút xoang nhĩ, nút nhĩ thất.
Tim có bốn phần chính, đó là bốn buồng tim. Hai buồng tim nằm trên, là hai tâm nhĩ, hai buồng tim nằm dưới là hai tâm thất. Trong đó, nhĩ phải nhận máu từ hệ tĩnh mạch của cơ thể để đưa vào tâm thất phải sau đó thất phải tiếp tục bơm máu này lên phổi, nhĩ trái nhận máu đỏ mang oxy từ phổi rồi bơm vào thất trái, thất trái lại đưa máu này cung cấp cho toàn cơ thể.
Trong tim có một hệ thống phát nhịp và dẫn truyền riêng hoạt động dưới tác dụng của hệ thần kinh tự động, gồm nút xoang, nút nhĩ thất, và các bó cơ tim biệt hóa riêng để làm nhiệm vụ dẫn truyền. Nút xoang chính là nút dẫn nhịp của tim nằm ở tâm nhĩ phải. Nút xoang phát xung điện, xung này truyền đến nhĩ và thất để kích thích cơ tim co thắt (gây ra một lần đập của tim). Nút nhĩ thất là một phần cơ tim biệt hóa chuyên biệt, hoạt động như một "trạm nghỉ" của xung điện khi đi từ nhĩ đến thất. Các xung điện từ nút xoang và từ nhĩ muốn đi đến thất phải đi qua nút nhĩ thất.
Nếu nhịp tim nhanh hoặc ngoại tâm thu xảy ra do bất thường điện học của nhĩ thì gọi là nhịp nhanh nhĩ và ngoại tâm thu nhĩ, còn nếu do thất thì gọi là nhịp nhanh thất và ngoại tâm thu thất.
Nhịp tim chậm thì lại có thể do nút xoang chậm phát xung, tình trạng này đựơc gọi là nhịp chậm xoang. Ngoài ra, bất kì loại thuốc nào hay bệnh lý nào của đường dẫn truyền trong tim làm trì hoãn sự truyền xung (còn gọi là tình trạng "phong bế" tim) cũng có thể gây nhịp chậm.
Ngoại tâm thu là một nhát bóp "ngoại lai" gây ra bởi một xung động đột xuất và sớm hơn chu chuyển tim bình thường. Theo sau ngoại tâm thu là một khoảng nghỉ, đó là lúc hệ thống điện trong tim đang tự ổn định, điều chỉnh lại sau nhát bóp bất thường trước đó. Nhát bóp tiếp theo thường mạnh hơn, và chính nó gây cho bệnh nhân cảm giác hồi hộp, đánh trống ngực.
Nhịp tim bình thường .
Nhịp tim bình thường ở người trưởng thành khi nghỉ ngơi là khoảng 60 nhịp/phút. Nhịp tim nhanh hay chậm được quyết định bởi tốc độ phát xung của nút xoang dẫn nhịp. Ðầu tiên, nút xoang phát nhịp đến hai buồng tim ở trên - hai tâm nhĩ, nhĩ bóp, tống máu xuống hai buồng tim dưới - hai tâm thất. Khi xung truyền qua nút nhĩ thất, đến hai tâm thất, thất sẽ bóp để đưa máu đến những nơi khác của cơ thể. Tương ứng với một lần tim bóp, là một lần mạch ở ngoại vi nảy. Khi nghỉ ngơi, nút xoang phát nhịp chậm, thế nên nhịp tim chậm, ngược lại khi vận động hay khi bị kích động, nút xoang phát nhịp nhanh hơn và tim đập cũng nhanh hơn.
Nhịp tim nhanh do nút xoang được gọi là nhịp nhanh xoang. Nhịp nhanh xoang thường là đáp ứng sinh lý bình thường làm một quả tim khỏe mạnh đập nhanh hơn với một tình trạng bệnh lý nào đó như đau, sốt, tăng tiết hormon giáp, gắng sức, bị kích động, oxy máu thấp, uống cà phê hay một số loại thuốc khác như cocain, amphetamine, chứ không phản ánh một bệnh lý nào đó của cơ tim, van hay hệ dẫn truyền trong tim. Tuy nhiên, nhịp nhanh ở một số bệnh nhân khác lại là triệu chứng của suy tim, hay dấu hiệu của một bệnh van tim. Nhịp nhanh xoang có thể làm bệnh nhân có cảm giác hồi hộp đánh trống ngực.
Triệu chứng của loạn nhịp tim.
Loạn nhịp tim chỉ mọi sai lệch về nhịp tim bình thường, có thể là sai lệch về tốc độ, hay xuất hiện các nhịp bất thường.
Một số bệnh nhân không hề hay biết về tình trạng loạn nhịp của mình. Một số khác ghi nhận cảm giác hồi hộp đánh trống ngực, cảm thấy tim đập mạnh trong ngực, choáng váng, thở nông, đau ngực.
Dù nhịp nhanh hay chậm, thiếu máu não, thiếu máu mạch vành (để nuôi tim), hay bất kì cơ quan nào trong cơ thể cũng có thể xảy ra. Thiếu máu não gây choáng váng, nặng hơn có thể hôn mê. Thiếu máu vành gây đau ngực. Không đủ máu cho các cơ quan khác gây mệt mỏi, thở nông.
Nguyên nhân của loạn nhịp tim.
Có thể :
- Bệnh lý của cơ tim.
- Bệnh van tim.
- Bệnh mạch vành.
- Bệnh của hệ phát nhịp và dẫn truyền trong tim.
- Ngoài ra, còn có thể do dùng thuốc, do uống rượu, hút thuốc, tăng tiết hormon giáp, oxy máu thấp, stress.
Loạn nhịp tim do nhĩ
Bao gồm rung nhĩ, cuồng nhĩ, và nhịp nhanh kịch phát nhĩ. Ðó là do những rối loạn điện học của nhĩ, nút nhĩ thất, làm tim đập nhanh hơn.
Rung nhĩ là một loạn nhịp nhĩ thường gặp. Trong đó, nhiều xung động khác nhau được phát ra nhanh và loạn xạ từ nhiều ổ phát nhịp khác nhau ở nhĩ. Những nhịp bất thường này nhanh chóng lan truyền xuống thất, gây ra những co bóp không đều của thất. Rung nhĩ có thể do : nhồi máu cơ tim, cơn cao huyết áp, suy tim, bệnh van hai lá (như sa van hai lá), tăng tiết hormon giáp, cục máu đông trong mạch máu phổi (thuyên tắc phổi), uống nhiều rượu, khí phế thủng, viêm lớp màng ngoài của tim (viêm màng ngoài tim).
Cuồng nhĩ là một loại loạn nhịp nhĩ, nhưng chậm hơn và đều hơn rung nhĩ. Nguyên nhân rung nhĩ cũng là nguyên nhân của cuồng nhĩ, và việc điều trị cuồng nhĩ cũng tương tự rung nhĩ.
Những xung động từ một ổ lạc chỗ nào đó của tim, bị kích thích, phát ra và "cướp" quyền chỉ huy của nút xoang (do phát xung nhanh hơn hẳn nút xoang). Ðiều này gây ra nhịp nhanh kịch phát trên thất. Người ta cho rằng ở những bệnh nhân này có những bất thường của trạm nghỉ - nút nhĩ thất đã làm một vùng nào đó của nhĩ tự phát nhịp, để có thể "bắc cầu" đi qua nút nhĩ thất. Nguyên nhân của tình trạng này gồm : uống rượu, dùng quá nhiều hormon giáp, dùng cà phê, thuốc, stress. Nhịp nhanh kịch phát trên thất là một loại loạn nhịp, trong đó bệnh lý là ở hệ dẫn truyền, còn cơ tim và van tim vẫn bình thường.
Loạn nhịp tim do thất .
Là loạn nhịp có nguồn gốc từ hai buồng tim ở phía dưới - hai tâm thất, gồm nhịp nhanh thất và rung thất. Nhịp nhanh thất là loạn nhịp nhanh nhưng đều, phát từ một ổ duy nhất của thất, trong khi đó rung thất là tình trạng thất không bóp nữa, mà từng bó cơ thất rung lên, co bóp khác nhau không đồng bộ, do những ổ ngoại vi trong thất phát xung loạn xạ. Cả hai trường hợp này đều là những loạn nhịp nguy hiểm cho tính mạng bệnh nhân, thường liên quan đến nhồi máu cơ tim, hay từ các sẹo trên cơ tim gây ra từ một tổn thương tim trước đó.
Những nguyên nhân ít gặp hơn của loạn nhịp thất là : cơ tim bị suy yếu trầm trọng, ngộ độc thuốc (ngộ độc digoxin), tác dụng phụ của vài loạ thuốc. Và trớ trêu thay, một số thuốc dùng để điều trị loạn nhịp lại có thể gây nhịp nhanh thất.
Nhịp tim chậm
Có thể do : bệnh lý ở nút xoang, nút nhĩ thất, hệ dẫn truyền của thất. Thuốc ức chế kênh canxi, như verapamin (Calan), thuốc ức chế beta, như propanolon (Inderan), digoxin (Lanoxin) cũng có thể gây nhịp chậm. Nếu dùng thuốc này trên những bệnh nhân có sẵn những bệnh nêu trên có thể làm tiến triển tình trạng nhịp chậm càng nặng hơn. Mặc dù nhiều bệnh nhân bị nhịp chậm mà không có triệu chứng gì, nhưng nhịp chậm có thể làm nhiều bệnh nhân shock, tụt huyết áp và nặng hơn thì hôn mê.
Ngoại tâm thu.
Ðó là những nhịp "ngoại lai", không phải do nút xoang phát ra, gồm ngoại tâm thu thất và ngoại tâm thu nhĩ (cò gọi là ngoại tâm thu trên thất), thường không mang ý nghĩa bệnh lý.
Nguyên nhân do : stress, caffein, hút thuốc, uống rượu,
.
Ðánh giá bệnh nhân hồi hộp, đánh trống ngực .
Thực hiện lần lượt các bước sau :
Xác định các dấu hiệu của loạn nhịp tim.
Xác định loại loạn nhịp (điều này rất quan trọng vì việc điều trị các loại loạn nhịp khác nhau thì khác nhau).
Nếu nghĩ đến các bệnh lý của tim, cần thực hiện các xét nghiệm để loại trừ các bệnh lý căn bản của tim như bệnh của cơ tim, bệnh mạch vành, bệnh của hệ dẫn truyền.
Xét nghiệm máu : gồm đo nồng độ Natri, Kali, Mange, nồng độ hormon giáp, nồng độ thuốc (vd nồng độ digoxin). Sự tăng tiết hormon giáp quá mức hay khi Kai máu, Mange máu thấp đều có thể gây loạn nhịp tim. Ngộ độc digoxin có thể gây nhịp nhanh thất hay nhịp chậm thất rất nguy hiểm, nhất là khi có Mange hay Kali máu thấp kèm theo.
Ðiện tâm đồ :
- Điện tâm đồ thông thường đo hoạt động điện học của tim, được thực hiện trong thời gian ngắn, thực hiện dễ ở phòng khám bác sĩ. Nó chỉ phát hiện được những loạn nhịp xảy ra cùng lúc đang đo.
- Điện tâm đồ Holter được thực hiện liên tục, lưu động cùng bệnh nhân 24/24 nhằm phát hiện cơn loạn nhịp không triệu chứng. Cách này còn ghi nhận được các triệu chứng bất thường khác của tim. Nếu vẫn chưa "bắt" được cơn loạn nhịp thì bệnh nhân có thể đeo một monitor bên cạnh chừng 1 đến 2 tuần, mỗi khi bệnh nhân cảm giác sắp có cơn hồi hộp, thì chỉ cần bấm nút và ghi lại cơn đó, việc phân tích điện tâm đồ sau này là của thầy thuốc.
- Ðiện tâm đồ gắng sức, thực hiện khi bệnh nhân đang gắng sức thể lực như chạy xe, đi thảm lưu động. Nó đo điện tâm đồ của bệnh nhân khi gắng sức với các mức độ tăng dần, ngoài ra còn có thể phát hiện một tình trạng hẹp động mạch vành gây thiếu máu cơ tim.
Siêu âm tim : dùng sóng siêu âm để chụp các hình ảnh của buồng tim, van tim, và các cấu trúc lân cận. Siêu âm rất hữu ích giúp phát hiện các bệnh của van tim, như sa van hai lá, hẹp van hai lá, hẹp van động mạch chủ (những bệnh van tim này có thể gây loạn nhịp tim, gây nhịp tim nhanh). Siêu âm tim còn giúp đánh giá các buồng tim, đánh giá khả năng co bóp tống máu của cơ tim nhất là tâm thất. Kết hợp siêu âm tim và điện tâm đồ gắng sức giúp phát hiện chính xác các bệnh lý của mạch vành, bởi vì trên điện tâm đồ đôi khi không phát hiện được những vùng cơ tim không được cung cấp đủ máu vì động mạch cấp máu cho nó đã hẹp.
Thông tim, chụp mạch máu cũng cần làm vì nó cũng giúp phát hiện bệnh lý mạch vành hay van tim khi dùng các phương pháp trên chưa thấy được. Dưới hướng dẫn của X quang, một ống nhỏ bằng plastic được đưa vào từ động mạch bẹn, đi ngược lên đến động mạch chủ, rồi vào hai nhánh chính của mạch vành tách ra từ động mạch chủ ngay tại van động mạch chủ. Sau đó, thuốc cản quang (thường là iode) được tiêm vào hệ thống động mạch, nó giúp hình ảnh của hệ động mạch ở đây được chụp rõ ràng hơn trên phim X quang. Ðây là một kỹ thuật giúp phát hiện rất chính xác và rõ ràng hệ mạch vành về phạm vi phân bố, cũng như đánh giá đầy đủ mức độ tổn thương của mạch vành.
Xử trí hồi hộp đánh trống ngực.
Hồi hộp, đánh trống ngực mà không do loạn nhịp hay bệnh lý nào của tim thì không đòi hỏi việc điều trị gì đặc hiệu. Có thể khuyên bệnh nhân tránh xúc động, hạn chế gắng sức khi có cơn đánh trống ngực.
Nếu do ngoại tâm thu, thì cơn hồi hộp có thể bớt khi hạn chế xúc động, ngưng hút thuốc, giảm uống rượu, cà phê. Vì nếu nồng độ adrenaline trong máu cao gây nhịp tim nhanh thì tránh stress có thể làm giảm nồng độ adrenaline.
Dùng thuốc ức chế beta cho những bệnh nhân có ngoại tâm thu hay nhịp tim nhanh dai dẳng, vì thuốc này phong bế tác dụng của adrenaline trên tim. Một số thuốc ức chế beta hay dùng là : propanolol (Inderal), metoprolol (Lopressor), atenolol (Ternomin). Tác dụng phụ của thuốc gồm : tán trợ cơn hen (làm cơn hen nặng hơn), chậm nhịp tim, tụt huyết áp, trầm cảm, mệt mỏi, bất lực.
Ðối với trường hợp nhịp nhanh nhĩ (rung nhĩ, cuồng nhĩ, nhịp nhanh kịch phát trên thất), thuốc ức chế kênh canxi như verapamin (Calan), thuốc ức chế beta như propanolol (Inderal), và digoxin (Lanoxin) được sử dụng. Hiệu quả của thuốc là làm giảm tần số co bóp của thất, đưa nút xoang trở về vai trò dẫn nhịp như bình thường. Nếu bệnh nhân nhịp nhanh nhĩ kéo dài, phải dùng thêm quinidine, procainamide (Pronestyle) hay disopyramide (Norpace). Nhưng những thuốc này dù để chữa loạn nhịp tim nhưng lại có độc tính trên tim, chúng có thể gây rối loạn điện sinh trên tim, gây nhịp nhanh thất rất nguy hiểm.
Vì nguyên nhân chủ yếu của loạn nhịp do thất là nhồi máu cơ tim, thiếu máu cục bộ cơ tim (khuyết dưỡng), và do những sẹo cũ của cơ tim gây ra, nên việc điều trị bệnh mạch vành rất quan trọng đối với những bệnh nhân này. Nếu bệnh kéo dài, cần dùng propanolol (Inderal), sotolol (Betapace), và amiodarone (Cardarone). Khi bệnh nhân bị rung thất nguy hiểm đến tính mạng thì cần cấy máy tạo nhịp vào tim, máy này có khả năng phát ra những xung điện đều đặn, để đưa nhịp tim về bình thường.
Cần điều trị các bệnh lý căn bản của tim nếu có. Bệnh nhân có hẹp van động mạch chủ có thể tiến triển thành suy tim nếu có nhịp nhanh thất. Ðiều trị hẹp chủ bằng cách phẫu thuật tạo hình van hay thay van nhân tạo, có thể cải thiện tình trạng bệnh.
Một số bệnh nhân có thể choáng váng, nặng hơn thì hôn mê, và họ cần gặp những chuyên gia sâu hơn về điện học của tim. Những chuyên gia này dùng một dụng cụ đặc biệt, kích thích tim phát nhịp để nghiên cứu thật chi tiết tình trạng điện học của tim.
Tóm tắt hồi hộp.
- Hồi hộp, đánh trống ngực có thể mang ý nghĩa bệnh lý hay không do một bệnh nào cả.
- Nút xoang là nút dẫn nhịp của tim
- Có thể có nhịp tim nhanh hay nhịp tim chậm.
- Trung bình tim đập 60-80 lần / phút.
- Một số bệnh nhân không có triệu chứng, một số khác lại thấy hồi hộp, đánh trống ngực, choáng váng, thở nông, hoặc đau ngực.
- Loạn nhịp tim có thể do bệnh của cơ tim, van tim, hệ dẫn truyền trong tim hay do mạch vành.
- Ðể đánh giá bệnh nhân có triệu chứng hồi hộp, đánh trống ngực cần thực hiện các xét nghiệm như xét nghiệm máu, siêu âm tim, điện tâm đồ cả loại thông thường lẫn điện tâm đồ gắng sức, diện tâm đồ Holter, và kỹ thuật chụp mạch vành.
- Hồi hộp đánh trống ngực có thể bớt nếu bệnh nhân tránh xúc động, hạn chế uống rượu, hút thuốc, cà phê, .
- Những trường hợp có bất thường thực sự về nhịp tim thì cần điều chỉnh bằng thuốc.
Thứ Hai, 10 tháng 12, 2007
THUỐC MEN -NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN BIẾT
Dầu là tổng hợp hay tự nhiên (thảo mộc), thuốc đều được mong muốn có tác dụng trong cơ thể. Thuốc luôn có khả năng gây ra những phản ứng không mong muốn. Hơn nữa, nếu uống trên hai loại thuốc cùng lúc thì có khả năng loại thuốc này tương tác với thuốc kia ở cả mặt tích cực lẫn tiêu cực. Điều này không hẳn là do thuốc tệ, mà chúng ta cần thận trọng để thuốc có hiệu quả tốt nhất mà tác dụng phụ lại ít nhất. Thật vậy, khi sử dụng hợp lý, hầu hết các thuốc được Cục Thuốc và Thực Phẩm (FDA) công nhận đều có tác dụng tốt hơn là có hại. Dưới đây là mười câu hỏi có thể áp dụng cho hầu hết các loại thuốc và cần được trao đổi với bác sĩ hay dược sĩ của bạn. Hầu hết các vấn đề ở đây đều có trong thông tin đi kèm với thuốc.
Sử dụng thuốc làm gì?
Một thuốc thường có nhiều công dụng. Hiểu được lý do vì sao thuốc được kê toa sẽ cải thiện kiến thức về thuốc và bệnh mà thuốc được kê toa, nhờ vậy sẽ làm tăng hợp tác trong điều trị.
Thuốc hoạt động như thế nào?
Biết được cách hoạt động của thuốc sẽ biết lý do sử dụng thuốc trong điều trị một bệnh lý nào đó. Hiểu biết này cũng giúp tăng hợp tác điều trị.
Nên uống thuốc như thế nào?
Liều và lựa chọn thời gian tối ưu để thuốc hấp thu được xác định bởi các nghiên cứu khoa học. Thuốc cho hiệu quả lớn nhất khi được uống đúng như được quy định trong kê toa. Những sai lệch về liều lượng khỏi toa được kê thường gây thất bại trong điều trị hay gây ra các phản ứng phụ. Tuy vậy, trong một số trường hợp (như khi xảy ra phản ứng phụ nặng nề) có thể thay đổi liều thuốc cho phù hợp nhưng cần phải trao đổi với bác sĩ hay dược sĩ của bạn càng sớm càng tốt.
Làm gì nếu quên uống một liều?
Dù rất cố gắng nhưng trên thực tế mọi người đều quên uống một hoặc vài liều thuốc được cho toa. Để bù lại cho các trường hợp này tuỳ thuộc vào từng loại thuốc. Đối với một số loại, chỉ cần uống liều quên càng sớm càng tốt là được. Đối với một số thuốc khác, cần phải đợi đến liều kế tiếp và uống gấp đôi liều. (Tuy nhiên có thể nguy hiểm đối với một số loại thuốc). Do lời khuyên đưa ra khác nhau với từng loại thuốc, nên việc hiểu biết về việc uống bù đúng đắn sẽ ngừa được thất bại trong điều trị và xuất hiện phản ứng phụ.
Phản ứng phụ của thuốc là gì?
Do thuốc có tác dụng là nhờ làm điều chỉnh các quá trình của cơ thể nên không ngạc nhiên gì khi chúng cũng gây ra những phản ứng phụ. Điều trị thành công là đạt được tác dụng có lợi mong muốn mà không có phản ứng phụ. Do đó, biết về tác dụng phụ của thuốc là rất quan trọng để có thể nhận biết, phòng ngừa và hành động hợp lý khi chúng xảy ra.
Các chất nào tương tác với thuốc?
Các tương tác với thuốc thường xảy ra và có thể gây nên các phản ứng phụ hay giảm tác dụng có lợi của thuốc. Đôi khi, tương tác có thể làm tăng tác dụng có lợi. Hiểu biết về tác nhân gây tương tác để tránh khi dùng thuốc (như thức ăn, thuốc thảo mộc) sẽ hạn chế được thất bại trong điều trị và tác dụng phụ.
Tác dụng mong muốn của thuốc là gì?
Một số thuốc chữa trị bệnh lý được kê toa trong khi những loại thuốc khác chỉ làm giảm triệu chứng. Vài thuốc cho tác dụng ngay lập tức trong khi các thuốc khác cần thời gian để có tác dụng. Để xác định thuốc có tác dụng như mong muốn hay không, điều quan trọng là cần biết về tác dụng mong đợi của thuốc và thời gian cần để thuốc có tác dụng.
Bảo quản thuốc như thế nào?
Hầu hết thuốc được bảo quản ở nhiệt độ phòng. Tuy nhiên, một số loại thuốc cần những điều kiện lưu giữ đặc biệt để tránh nhiệt độ làm thuốc giảm tác dụng.
Bạn có nên sử dụng thuốc cùng họ hay không?
Các thuốc cùng họ hoạt động giống như tên thương mại của thuốc, nhưng giá rẻ hơn. Mua thuốc cùng họ để thay thế tên thương mại của thuốc để giảm chi phí điều trị mà vẫn mang lại cùng kết quả.
Theo dõi tác dụng của thuốc bằng những xét nghiệm nào?
Vài loại thuốc cần được theo dõi bằng xét nghiệm và điều chỉnh liều thuốc dựa trên kết quả của các xét nghiệm ấy. Để sử dụng thuốc an toàn và hiệu quả, cần làm định kỳ các xét nghiệm này.
Tương tác thuốc
Khi uống cùng lúc hai loại thuốc trở lên thì có khả năng xảy ra tương tác giữa các loại thuốc. Tương tác này có thể làm tăng hay giảm hiệu quả và tác dụng phụ của thuốc. Nó cũng gây nên một phản ứng phụ mới mà tác dụng phụ này không xảy ra khi sử dụng từng thuốc riêng lẻ. Tương tác thuốc có thể xảy ra khi người bệnh tăng số loại thuốc uống. Do đó, khi một người dùng từ hai loại thuốc uống trở lên thì đang đứng trước nguy cơ tương tác thuốc lớn nhất. Tương tác thuốc góp phần trong chi phí chăm sóc sức khoẻ do cần thêm chi phí chăm sóc y tế khi điều trị các tương tác này. Tương tác thuốc cũng đưa đến những đau đớn và khó chịu mà có thể tránh được.
Tương tác thuốc là gì?
Tương tác thuốc được định nghĩa là tương tác giữa một loại thuốc với một chất khác ngoài tác dụng được mong đợi. Định nghĩa này bao hàm tương tác giữa thuốc này với thuốc khác (tương tác thuốc - thuốc) cũng như giữa thuốc với thức ăn (tương tác thuốc - thức ăn) và các chất khác.
Tương tác thuốc xuất hiện như thế nào?
Có vài cơ chế thuốc tương tác với các thuốc khác, thức ăn và các chất. Một tương tác thuốc có thể xảy ra khi có sự tăng hoặc giảm trong (1) hấp thu của thuốc vào cơ thể; (2) phân bố của thuốc trong cơ thể; (3) những biến đổi của thuốc trong cơ thể (chuyển hoá); và (4) thải trừ thuốc ra khỏi cơ thể. Hầu hết các tương tác thuốc hình thành do những thay đổi trong hấp thu, chuyển hoá, hay bài tiết của thuốc. Tương tác thuốc cũng có thể xảy ra khi cùng đưa vào cơ thể hai thuốc có cùng tác dụng (hiệp lực) hay tác ngược nhau (đối kháng) trên cơ thể. Một nguyên nhân khác làm xuất hiện tương tác thuốc là thuốc làm thay đổi đổi nồng độ của một chất bình thường hiện diện trong cơ thể. Sự thay đổi của chất này làm giảm hay làm tăng tác dụng của thuốc khác khi uống vào. Tương tác thuốc giữa warfarin (Coumadin) và các chế phẩm chứa Vitamin K là một ví dụ điển hình về loại tương tác này. Warfarin hoạt động được nhờ sự giảm nồng độ của dạng vitamine K hoạt hoá trong cơ thể. Do đó, khi uống vitamin K sẽ làm giảm tác dụng của warfarin.
Thay đổi trong hấp thu
Hầu hết các thuốc được hấp thu vào máu và sau đó di chuyển đến vị trí tác dụng của mình. Đa số các tương tác thuốc xảy ra là do sự thay đồi hấp thu trong ruột. Những cơ chế khác nhau sẽ làm giảm sự hấp thu của thuốc. Những cơ chế này gồm có sự thay đổi dòng máu đến ruột, chuyển hoá (thay đổi của thuốc) do ruột, tăng hay giảm nhu động ruột (di chuyển) trong lòng ruột, thay đổi độ acid dạ dày, và thay đổi hệ vi khuẩn trong ruột. Hấp thu thuốc cũng bị ảnh hưởng bởi khả năng hoà tan (dung môi) do bị thuốc khác thay đổi, hay có chất (như máu chẳng hạn) gắn vào thuốc và ngăn cản sự hấp thu.
Thay đổi trong chuyển hoá thuốc và thải trừ
Hầu hết các thuốc được thải qua đường thận ở cả dạng không chuyển hoá hay các sản phẩm trung gian là kết quả của quá trình chuyển hoá (biến đổi) của thuốc trong gan. Do đó, thận và gan là các vị trí rất quan trọng của tương tác tiềm tàng của thuốc. Vài thuốc có khả năng làm giảm hay tăng chuyển hoá của thuốc khác nhờ gan và sự thải trừ của thận.
Chuyển hoá của thuốc là quá trình mà nhờ đó cơ thể chuyển đổi (thay đổi hay điều chỉnh) thuốc thành những dạng giúp cơ thể dễ thải qua thận hơn. (Quá trình này cũng làm chuyển những thuốc từ dạng không hoạt động thành dạng hoạt động, gây ra những hiệu quả mong muốn.) Đa số sự chuyển hoá thuốc xảy ra trong gan, nhưng những cơ quan khác cũng có vai trò trong sự chuyển hoá (như thận). Các enzyme cytochrome P450 là nhóm các emzyme trong gan có đáp ứng với chuyền hoá của hầu hết các thuốc. Vì vậy chúng liên quan trong sự chuyển hoá thuốc. Thuốc và những dạng thức ăn nhất định có thể làm tăng hay giảm hoạt động của những emzyme này và do đó gây ảnh hưởng trên nồng độ thuốc được các enzyme này chuyển hoá. Tăng hoạt động của các enzyme làm giảm nồng độ và ảnh hưởng trên thuốc uống vào. Ngược lại, giảm hoạt động của enzyme gây ra tăng nồng độ và tác dụng của thuốc.
Hậu quả của tương tác thuốc là gì?
Tương tác thuốc có thể gây ra sự tăng hay giảm tác dụng có lợi hay bất lợi của thuốc uống vào. Khi tương tác thuốc làm tăng lợi ích của thuốc uống vào mà không tăng tác dụng phụ thì có thể kết hợp cả hai loại thuốc để tăng khả năng kiểm soát tình trạng bệnh được điều trị. Chẳng hạn như thuốc làm giảm huyết áp bằng các cơ chế khác nhau có thể có kết hợp với nhau vì hiệu quả hạ huyết áp tốt hơn khi sử dụng hai thuốc hơn là sử dụng độc lập. Hấp thu của một số thuốc được tăng lên bởi thức ăn. Do đó, những thuốc này được dùng chung với thức ăn để làm tăng nồng độ thuốc trong cơ thể và cuối cùng là tăng hiệu quả của thuốc. Ngược lại, khi sự hấp thu thuốc bị giảm bởi thức ăn, thì nên uống thuốc khi bụng đói. Tương tác thuốc là mối bận tâm lớn nhất do làm giảm tác dụng mong muốn hay tăng tác dụng đối nghịch của thuốc. Thuốc làm giảm sự thấp thu hay tăng chuyển hoá, thải trừ của thuốc khác, có khuynh hướng làm giảm hiệu quả của các thuốc đó.
Điều này khiến việc điều trị thất bại hay buộc phải tăng liều thuốc tác dụng. Ngược lại, những thuốc làm tăng sự hấp thu hay giảm thải trừ hay chuyển hoá của thuốc khác sẽ làm tăng nồng độ của các thuốc khác trong cơ thể và gây ra nhiều phản ứng phụ hơn nữa. Đôi khi các thuốc tương tác với nhau vì chúng cùng gây ra những tác dụng phụ tương tự. Hơn nữa khi kết hợp hai loại thuốc gây ra những phản ứng phụ giống nhau lại thì tần số và mức độ nguy hại của tác dụng phụ sẽ tăng lên.
Tương tác thuốc có thường xảy ra không?
Tương tác thuốc khá phức tạp và phần lớn không dự đoán trước được. Một tương tác thuốc biết được có thể không xảy xa với mọi người. Điều này có thể giải thích được vì có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến khả năng một tương tác thuốc được biết đến có thể xảy ra. Những yếu tố này gồm những khác biệt về sinh lý, tuổi tác, lối sống (chế độ ăn, luyện tập), các bệnh lý có sẵn, liều lượng thuốc, thời gian điều trị kết hợp, và thời gian liên quan khi uống hai thứ thuốc. (Đôi khi có thể tránh được tương tác thuốc nếu hai loại thuốc uống vào hai thời điểm khác nhau). Ngược lại, các tương tác thuốc nghiêm trọng thường phải tốn thêm hàng triệu đô-la cho chi phí điều trị. Hơn nữa, nhiều loại thuốc đã rút lui khỏi thị trường do nguy cơ tương tác với các thuốc khác và gây ra những vấn đề chăm sóc y tế nghiêm trọng.
Tránh tương tác thuốc bằng cách nào?
Trao cho bác sĩ hay dược sĩ của bạn toàn bộ danh sách thuốc bạn đang sử dụng hay đã sử dụng trong những tuần vừa qua. Danh sách này có cả những thuốc mua không cần kê toa, vitamin, các chất dinh dưỡng, và các loại thảo dược.
Báo cho bác sĩ hay dược sĩ của bạn biết khi thêm hay ngưng thuốc.
Báo cho bác sĩ hay dược sĩ của bạn những thay đổi trong lối sống.
Hãy hỏi bác sĩ hay dược sĩ của bạn về những tương tác thuốc hay xảy ra và loại tương tác thuốc nguy hiểm nhất của những loại thuốc bạn đang sử dụng.
Do tần số tương tác thuốc tăng cùng với số lượng thuốc, nên bạn hãy cùng làm việc với bác sĩ hay dược sĩ của bạn để loại bớt những thuốc không cần thiết.
Sử dụng công cụ tương tác thuốc trên mạng y khoa để tìm biết những tương tác thuốc có thể xảy ra. Tuy nhiên, luôn luôn tìm lời khuyên của nhân viên tư vấn sức khoẻ trước khi có bất kỳ thay đổi nào trong điều trị.
Bài viết ngắn gọn này về tương tác thuốc không bao hàm mọi khả năng đều có thể xảy ra. Người đọc không nên vì khả năng tương tác thuốc mà sợ sử dụng thuốc. Thái độ đúng là người đọc nên sử dụng những thông tin này cho bản thân để hạn chế tối đa nguy cơ tương tác thuốc để cải thiện thành công trong điều trị.
Đến nhà thuốc hiệu quả
Dù hầu hết mọi người đều đi đến nhà thuốc nhưng rất ít người biết được tất cả những dịch vụ mà nhà thuốc có thể cung cấp. Điều gì diễn ra đằng sau tấm cửa kính? Vì sao phải tốn quá nhiều thời gian để mua thuốc đã được kê toa? Bài trong tháng này thảo luận về vai trò của những dược sĩ cộng đồng trong việc chăm sóc sức khoẻ và cung cấp những lời khuyên để đạt hiệu quả tối đa trong những lần đi đến nhà thuốc.
Những dược sĩ cộng đồng có trách nhiệm chủ yếu là bán thuốc theo toa chính xác và đảm bảo rằng bệnh nhân có đủ thông tin để sử dụng thuốc an toàn và hiệu quả. Trước khi một bệnh nhân mang thuốc rời khỏi tiệm, người dược sĩ phải biết chắn rằng người bệnh nhân đó được cho đúng thuốc, đúng liều và biết cách sử dụng. Người dược sĩ cũng cung cấp thông tin về cách hoạt động của thuốc và khả năng xảy ra phản ứng phụ, cũng phải đảm bảo rằng thuốc không có chống chỉ định (những lý do y khoa mà bệnh nhân phải tránh) và không có nguy cơ có các tương tác có hại lớn giữa thuốc - thuốc, thuốc - thức ăn, và giữa thuốc - bệnh. Dược sĩ thực hiện điều này bằng cách chép lại chính xác toa thuốc bác sĩ cho, hỏi và tư vấn cho bệnh nhân, rồi sử dụng những kiến thức của mình về bệnh được điều trị và tác dụng của thuốc được kê toa. Do dược sĩ thường là người chuyên môn chăm sóc sức khoẻ cuối cùng tiếp xúc với bệnh nhân trước khi uống thuốc, nên người dược sĩ là bước cuối cùng trong hệ thống kiểm tra và cân nhắc chỉ định để đảm bảo rằng thuốc cho được sử dụng an toàn và hợp lý. Nếu thấy có vấn đề về toa thuốc, dược sĩ sẽ gọi điện thoại cho bác sĩ kê toa để xem lại toa thuốc. Ví dụ: toa cho sai loại thuốc, sai liều lượng hay dược sĩ nhận thấy có loại thuốc an toàn hơn hoặc hiệu quả hơn loại thuốc được kê toa.
Ngoài việc bảo đảm rằng bệnh nhân nhận đúng loại thuốc khi rời tiệm, người dược sĩ cũng phải cung cấp thông tin về thuốc cho các chuyên gia chăm sóc sức khoẻ và cộng đồng. Các dược sĩ hỗ trợ các bác sĩ lâm sàng lựa chọn thuốc thích hợp, khuyên bệnh nhân mua các loại thuốc không cần kê toa đúng đắn, và tư vấn cho cộng đồng về điều trị phòng ngừa. Một số dược sĩ cộng đồng cung cấp những dịch vụ theo dõi cholesterol, huyết áp, và đường huyết. Họ cũng thực hiện các chương trình không hút thuốc lá và giảm cân.
Những mô tả ở trên về những gì dược sĩ làm có vẻ không có gì rắc rối. Thế tại sao lại mất quá lâu để bán thuốc theo toa? Có một số lý do như sau. Lý do chính yếu là các nhà thuốc quá bận rộn và thiếu người. Cần phải có thời gian và nhân sự để làm tất cả các bước từ cấp thuốc theo toa, tư vấn cho bệnh nhân, và liên hệ với các bác sĩ nếu có vấn đề về toa thuốc. Các công ty bảo hiểm cũng chịu một phần trách nhiệm. Nếu một thuốc ngay từ đầu bị công ty bảo hiểm từ chối chi trả thì phải mất vài giờ đến hơn một ngày để công ty bảo hiểm cho phép nhận toa thuốc mới của bác sĩ. Một phần lớn thời gian của các dược sĩ là để giải quyết các vấn đề về bảo hiểm. Cuối cùng, tiệm thuốc là một trong những nghề có nhiều quy định nhất và hệ thống kiểm tra điều chỉnh đặt ra nhằm bảo vệ cộng đồng có thể làm cho việc hoạt động thiếu hiệu quả. Mọi thứ từ chiều cao phía trên của quầy thuốc cho đến những gì ghi ra trên nhãn toa thuốc đều được quy định cả.
Đó là vài điều hé mở về công việc của các dược sĩ, sau đây là vài lời khuyên để tiết kiệm thời gian và đạt hiệu quả nhiều nhất khi đến tiệm thuốc.
Trước khi rời khỏi văn phòng bác sĩ phải biết chắc rằng toa thuốc có chứa tên, liều, số lượng (gồm cả số dự trữ), và hướng sẫn sử dụng thuốc. Biết được lý do mà thuốc được cho cũng là một điều hay. Thêm nữa, các bác sĩ hay vị bác sĩ đại diện phải ký vào toa thuốc. Cũng tìm hiểu nơi bác sĩ kê toa là loại thuốc đó có được loại hình bảo hiểm của bạn tham gia chi trả hay không. Nếu không có và bạn cũng không muốn trả tiền cũng như chờ đợi lâu tại tiệm thuốc khi dược sĩ gọi cho bác sĩ, hãy yêu cầu bác sĩ kê loại thuốc tương tự có trong danh mục được bảo hiểm chi trả.
Trước khi đến tiệm thuốc, hãy chắc rằng thông tin bảo hiểm là đúng đắn và cập nhật. Cung cấp ngày sinh và số bảo hiểm xã hội khác với hồ sơ bảo hiểm có thể dẫn đến việc từ chối chi trả và làm chậm việc nhận thuốc không cần thiết.
Hãy hỏi bác sĩ kê toa để điện báo hay điện thoại trong toa với lời hướng dẫn khi bạn nhận thuốc. Gọi điện thoại trước để biết toa thuốc đã có hay chưa cũng là một điều hay, vì sẽ tiết kiệm thời giờ.
Tránh đến nhà thuốc vào những giờ cao điểm. Giờ cao điểm khác nhau tuỳ theo nhà thuốc, nhưng hầu hết giờ trưa và sau giờ làm việc trong ngày thường là những giờ bận rộn nhất.
Có kế hoạch để vài phút trao đổi với dược sĩ về thuốc bạn nhận dược. Đây là một trong những dịch vụ đáng giá nhất của các nhà thuốc, nhưng chỉ có ít người tận dụng dịch vụ miễn phí này.
Nếu có thể hãy mua thuốc theo toa ở cùng một nhà thuốc để có thể nhà thuốc có hồ sơ đầy đủ về bạn và có khả năng xác định những tương tác thuốc và điều trị gấp đôi.
Nếu bạn phải chờ đợi khi cấp thuốc, hãy để thời gian đọc đôi điều về những điều trị phòng ngừa và thuốc cho của bạn. Hãy kiểm tra huyết áp, cân nặng, đường huyết, và lượng cholesterol hay thu nhận những thông tin có thể giúp bạn cải thiện việc điều trị bệnh của bạn.
Với một kế hoạch được chuẩn bị chu đáo, một lần đi đến nhà thuốc có thể giúp chữa hết bệnh và thực tế lại có nhiều điều bổ ích. Tuy nhiên, nếu vì một vài lý do bất ngờ làm trì hoãn việc đến nhà thuốc, hãy tìm cách vượt qua và để công việc lại sau. Điều cuối cùng là có những công việc mà chúng ta quan tâm lại không quan trọng bằng sức khoẻ của bản thân. Không nên xem các nhà thuốc như là các quán ăn nhanh (mì ăn liền). Hãy xem đây là một phần của hệ thống chăm sóc y tế. Đôi khi, để có được chăm sóc sức khoẻ hoàn chỉnh cần phải tốn thời gian.
Sử dụng thuốc làm gì?
Một thuốc thường có nhiều công dụng. Hiểu được lý do vì sao thuốc được kê toa sẽ cải thiện kiến thức về thuốc và bệnh mà thuốc được kê toa, nhờ vậy sẽ làm tăng hợp tác trong điều trị.
Thuốc hoạt động như thế nào?
Biết được cách hoạt động của thuốc sẽ biết lý do sử dụng thuốc trong điều trị một bệnh lý nào đó. Hiểu biết này cũng giúp tăng hợp tác điều trị.
Nên uống thuốc như thế nào?
Liều và lựa chọn thời gian tối ưu để thuốc hấp thu được xác định bởi các nghiên cứu khoa học. Thuốc cho hiệu quả lớn nhất khi được uống đúng như được quy định trong kê toa. Những sai lệch về liều lượng khỏi toa được kê thường gây thất bại trong điều trị hay gây ra các phản ứng phụ. Tuy vậy, trong một số trường hợp (như khi xảy ra phản ứng phụ nặng nề) có thể thay đổi liều thuốc cho phù hợp nhưng cần phải trao đổi với bác sĩ hay dược sĩ của bạn càng sớm càng tốt.
Làm gì nếu quên uống một liều?
Dù rất cố gắng nhưng trên thực tế mọi người đều quên uống một hoặc vài liều thuốc được cho toa. Để bù lại cho các trường hợp này tuỳ thuộc vào từng loại thuốc. Đối với một số loại, chỉ cần uống liều quên càng sớm càng tốt là được. Đối với một số thuốc khác, cần phải đợi đến liều kế tiếp và uống gấp đôi liều. (Tuy nhiên có thể nguy hiểm đối với một số loại thuốc). Do lời khuyên đưa ra khác nhau với từng loại thuốc, nên việc hiểu biết về việc uống bù đúng đắn sẽ ngừa được thất bại trong điều trị và xuất hiện phản ứng phụ.
Phản ứng phụ của thuốc là gì?
Do thuốc có tác dụng là nhờ làm điều chỉnh các quá trình của cơ thể nên không ngạc nhiên gì khi chúng cũng gây ra những phản ứng phụ. Điều trị thành công là đạt được tác dụng có lợi mong muốn mà không có phản ứng phụ. Do đó, biết về tác dụng phụ của thuốc là rất quan trọng để có thể nhận biết, phòng ngừa và hành động hợp lý khi chúng xảy ra.
Các chất nào tương tác với thuốc?
Các tương tác với thuốc thường xảy ra và có thể gây nên các phản ứng phụ hay giảm tác dụng có lợi của thuốc. Đôi khi, tương tác có thể làm tăng tác dụng có lợi. Hiểu biết về tác nhân gây tương tác để tránh khi dùng thuốc (như thức ăn, thuốc thảo mộc) sẽ hạn chế được thất bại trong điều trị và tác dụng phụ.
Tác dụng mong muốn của thuốc là gì?
Một số thuốc chữa trị bệnh lý được kê toa trong khi những loại thuốc khác chỉ làm giảm triệu chứng. Vài thuốc cho tác dụng ngay lập tức trong khi các thuốc khác cần thời gian để có tác dụng. Để xác định thuốc có tác dụng như mong muốn hay không, điều quan trọng là cần biết về tác dụng mong đợi của thuốc và thời gian cần để thuốc có tác dụng.
Bảo quản thuốc như thế nào?
Hầu hết thuốc được bảo quản ở nhiệt độ phòng. Tuy nhiên, một số loại thuốc cần những điều kiện lưu giữ đặc biệt để tránh nhiệt độ làm thuốc giảm tác dụng.
Bạn có nên sử dụng thuốc cùng họ hay không?
Các thuốc cùng họ hoạt động giống như tên thương mại của thuốc, nhưng giá rẻ hơn. Mua thuốc cùng họ để thay thế tên thương mại của thuốc để giảm chi phí điều trị mà vẫn mang lại cùng kết quả.
Theo dõi tác dụng của thuốc bằng những xét nghiệm nào?
Vài loại thuốc cần được theo dõi bằng xét nghiệm và điều chỉnh liều thuốc dựa trên kết quả của các xét nghiệm ấy. Để sử dụng thuốc an toàn và hiệu quả, cần làm định kỳ các xét nghiệm này.
Tương tác thuốc
Khi uống cùng lúc hai loại thuốc trở lên thì có khả năng xảy ra tương tác giữa các loại thuốc. Tương tác này có thể làm tăng hay giảm hiệu quả và tác dụng phụ của thuốc. Nó cũng gây nên một phản ứng phụ mới mà tác dụng phụ này không xảy ra khi sử dụng từng thuốc riêng lẻ. Tương tác thuốc có thể xảy ra khi người bệnh tăng số loại thuốc uống. Do đó, khi một người dùng từ hai loại thuốc uống trở lên thì đang đứng trước nguy cơ tương tác thuốc lớn nhất. Tương tác thuốc góp phần trong chi phí chăm sóc sức khoẻ do cần thêm chi phí chăm sóc y tế khi điều trị các tương tác này. Tương tác thuốc cũng đưa đến những đau đớn và khó chịu mà có thể tránh được.
Tương tác thuốc là gì?
Tương tác thuốc được định nghĩa là tương tác giữa một loại thuốc với một chất khác ngoài tác dụng được mong đợi. Định nghĩa này bao hàm tương tác giữa thuốc này với thuốc khác (tương tác thuốc - thuốc) cũng như giữa thuốc với thức ăn (tương tác thuốc - thức ăn) và các chất khác.
Tương tác thuốc xuất hiện như thế nào?
Có vài cơ chế thuốc tương tác với các thuốc khác, thức ăn và các chất. Một tương tác thuốc có thể xảy ra khi có sự tăng hoặc giảm trong (1) hấp thu của thuốc vào cơ thể; (2) phân bố của thuốc trong cơ thể; (3) những biến đổi của thuốc trong cơ thể (chuyển hoá); và (4) thải trừ thuốc ra khỏi cơ thể. Hầu hết các tương tác thuốc hình thành do những thay đổi trong hấp thu, chuyển hoá, hay bài tiết của thuốc. Tương tác thuốc cũng có thể xảy ra khi cùng đưa vào cơ thể hai thuốc có cùng tác dụng (hiệp lực) hay tác ngược nhau (đối kháng) trên cơ thể. Một nguyên nhân khác làm xuất hiện tương tác thuốc là thuốc làm thay đổi đổi nồng độ của một chất bình thường hiện diện trong cơ thể. Sự thay đổi của chất này làm giảm hay làm tăng tác dụng của thuốc khác khi uống vào. Tương tác thuốc giữa warfarin (Coumadin) và các chế phẩm chứa Vitamin K là một ví dụ điển hình về loại tương tác này. Warfarin hoạt động được nhờ sự giảm nồng độ của dạng vitamine K hoạt hoá trong cơ thể. Do đó, khi uống vitamin K sẽ làm giảm tác dụng của warfarin.
Thay đổi trong hấp thu
Hầu hết các thuốc được hấp thu vào máu và sau đó di chuyển đến vị trí tác dụng của mình. Đa số các tương tác thuốc xảy ra là do sự thay đồi hấp thu trong ruột. Những cơ chế khác nhau sẽ làm giảm sự hấp thu của thuốc. Những cơ chế này gồm có sự thay đổi dòng máu đến ruột, chuyển hoá (thay đổi của thuốc) do ruột, tăng hay giảm nhu động ruột (di chuyển) trong lòng ruột, thay đổi độ acid dạ dày, và thay đổi hệ vi khuẩn trong ruột. Hấp thu thuốc cũng bị ảnh hưởng bởi khả năng hoà tan (dung môi) do bị thuốc khác thay đổi, hay có chất (như máu chẳng hạn) gắn vào thuốc và ngăn cản sự hấp thu.
Thay đổi trong chuyển hoá thuốc và thải trừ
Hầu hết các thuốc được thải qua đường thận ở cả dạng không chuyển hoá hay các sản phẩm trung gian là kết quả của quá trình chuyển hoá (biến đổi) của thuốc trong gan. Do đó, thận và gan là các vị trí rất quan trọng của tương tác tiềm tàng của thuốc. Vài thuốc có khả năng làm giảm hay tăng chuyển hoá của thuốc khác nhờ gan và sự thải trừ của thận.
Chuyển hoá của thuốc là quá trình mà nhờ đó cơ thể chuyển đổi (thay đổi hay điều chỉnh) thuốc thành những dạng giúp cơ thể dễ thải qua thận hơn. (Quá trình này cũng làm chuyển những thuốc từ dạng không hoạt động thành dạng hoạt động, gây ra những hiệu quả mong muốn.) Đa số sự chuyển hoá thuốc xảy ra trong gan, nhưng những cơ quan khác cũng có vai trò trong sự chuyển hoá (như thận). Các enzyme cytochrome P450 là nhóm các emzyme trong gan có đáp ứng với chuyền hoá của hầu hết các thuốc. Vì vậy chúng liên quan trong sự chuyển hoá thuốc. Thuốc và những dạng thức ăn nhất định có thể làm tăng hay giảm hoạt động của những emzyme này và do đó gây ảnh hưởng trên nồng độ thuốc được các enzyme này chuyển hoá. Tăng hoạt động của các enzyme làm giảm nồng độ và ảnh hưởng trên thuốc uống vào. Ngược lại, giảm hoạt động của enzyme gây ra tăng nồng độ và tác dụng của thuốc.
Hậu quả của tương tác thuốc là gì?
Tương tác thuốc có thể gây ra sự tăng hay giảm tác dụng có lợi hay bất lợi của thuốc uống vào. Khi tương tác thuốc làm tăng lợi ích của thuốc uống vào mà không tăng tác dụng phụ thì có thể kết hợp cả hai loại thuốc để tăng khả năng kiểm soát tình trạng bệnh được điều trị. Chẳng hạn như thuốc làm giảm huyết áp bằng các cơ chế khác nhau có thể có kết hợp với nhau vì hiệu quả hạ huyết áp tốt hơn khi sử dụng hai thuốc hơn là sử dụng độc lập. Hấp thu của một số thuốc được tăng lên bởi thức ăn. Do đó, những thuốc này được dùng chung với thức ăn để làm tăng nồng độ thuốc trong cơ thể và cuối cùng là tăng hiệu quả của thuốc. Ngược lại, khi sự hấp thu thuốc bị giảm bởi thức ăn, thì nên uống thuốc khi bụng đói. Tương tác thuốc là mối bận tâm lớn nhất do làm giảm tác dụng mong muốn hay tăng tác dụng đối nghịch của thuốc. Thuốc làm giảm sự thấp thu hay tăng chuyển hoá, thải trừ của thuốc khác, có khuynh hướng làm giảm hiệu quả của các thuốc đó.
Điều này khiến việc điều trị thất bại hay buộc phải tăng liều thuốc tác dụng. Ngược lại, những thuốc làm tăng sự hấp thu hay giảm thải trừ hay chuyển hoá của thuốc khác sẽ làm tăng nồng độ của các thuốc khác trong cơ thể và gây ra nhiều phản ứng phụ hơn nữa. Đôi khi các thuốc tương tác với nhau vì chúng cùng gây ra những tác dụng phụ tương tự. Hơn nữa khi kết hợp hai loại thuốc gây ra những phản ứng phụ giống nhau lại thì tần số và mức độ nguy hại của tác dụng phụ sẽ tăng lên.
Tương tác thuốc có thường xảy ra không?
Tương tác thuốc khá phức tạp và phần lớn không dự đoán trước được. Một tương tác thuốc biết được có thể không xảy xa với mọi người. Điều này có thể giải thích được vì có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến khả năng một tương tác thuốc được biết đến có thể xảy ra. Những yếu tố này gồm những khác biệt về sinh lý, tuổi tác, lối sống (chế độ ăn, luyện tập), các bệnh lý có sẵn, liều lượng thuốc, thời gian điều trị kết hợp, và thời gian liên quan khi uống hai thứ thuốc. (Đôi khi có thể tránh được tương tác thuốc nếu hai loại thuốc uống vào hai thời điểm khác nhau). Ngược lại, các tương tác thuốc nghiêm trọng thường phải tốn thêm hàng triệu đô-la cho chi phí điều trị. Hơn nữa, nhiều loại thuốc đã rút lui khỏi thị trường do nguy cơ tương tác với các thuốc khác và gây ra những vấn đề chăm sóc y tế nghiêm trọng.
Tránh tương tác thuốc bằng cách nào?
Trao cho bác sĩ hay dược sĩ của bạn toàn bộ danh sách thuốc bạn đang sử dụng hay đã sử dụng trong những tuần vừa qua. Danh sách này có cả những thuốc mua không cần kê toa, vitamin, các chất dinh dưỡng, và các loại thảo dược.
Báo cho bác sĩ hay dược sĩ của bạn biết khi thêm hay ngưng thuốc.
Báo cho bác sĩ hay dược sĩ của bạn những thay đổi trong lối sống.
Hãy hỏi bác sĩ hay dược sĩ của bạn về những tương tác thuốc hay xảy ra và loại tương tác thuốc nguy hiểm nhất của những loại thuốc bạn đang sử dụng.
Do tần số tương tác thuốc tăng cùng với số lượng thuốc, nên bạn hãy cùng làm việc với bác sĩ hay dược sĩ của bạn để loại bớt những thuốc không cần thiết.
Sử dụng công cụ tương tác thuốc trên mạng y khoa để tìm biết những tương tác thuốc có thể xảy ra. Tuy nhiên, luôn luôn tìm lời khuyên của nhân viên tư vấn sức khoẻ trước khi có bất kỳ thay đổi nào trong điều trị.
Bài viết ngắn gọn này về tương tác thuốc không bao hàm mọi khả năng đều có thể xảy ra. Người đọc không nên vì khả năng tương tác thuốc mà sợ sử dụng thuốc. Thái độ đúng là người đọc nên sử dụng những thông tin này cho bản thân để hạn chế tối đa nguy cơ tương tác thuốc để cải thiện thành công trong điều trị.
Đến nhà thuốc hiệu quả
Dù hầu hết mọi người đều đi đến nhà thuốc nhưng rất ít người biết được tất cả những dịch vụ mà nhà thuốc có thể cung cấp. Điều gì diễn ra đằng sau tấm cửa kính? Vì sao phải tốn quá nhiều thời gian để mua thuốc đã được kê toa? Bài trong tháng này thảo luận về vai trò của những dược sĩ cộng đồng trong việc chăm sóc sức khoẻ và cung cấp những lời khuyên để đạt hiệu quả tối đa trong những lần đi đến nhà thuốc.
Những dược sĩ cộng đồng có trách nhiệm chủ yếu là bán thuốc theo toa chính xác và đảm bảo rằng bệnh nhân có đủ thông tin để sử dụng thuốc an toàn và hiệu quả. Trước khi một bệnh nhân mang thuốc rời khỏi tiệm, người dược sĩ phải biết chắn rằng người bệnh nhân đó được cho đúng thuốc, đúng liều và biết cách sử dụng. Người dược sĩ cũng cung cấp thông tin về cách hoạt động của thuốc và khả năng xảy ra phản ứng phụ, cũng phải đảm bảo rằng thuốc không có chống chỉ định (những lý do y khoa mà bệnh nhân phải tránh) và không có nguy cơ có các tương tác có hại lớn giữa thuốc - thuốc, thuốc - thức ăn, và giữa thuốc - bệnh. Dược sĩ thực hiện điều này bằng cách chép lại chính xác toa thuốc bác sĩ cho, hỏi và tư vấn cho bệnh nhân, rồi sử dụng những kiến thức của mình về bệnh được điều trị và tác dụng của thuốc được kê toa. Do dược sĩ thường là người chuyên môn chăm sóc sức khoẻ cuối cùng tiếp xúc với bệnh nhân trước khi uống thuốc, nên người dược sĩ là bước cuối cùng trong hệ thống kiểm tra và cân nhắc chỉ định để đảm bảo rằng thuốc cho được sử dụng an toàn và hợp lý. Nếu thấy có vấn đề về toa thuốc, dược sĩ sẽ gọi điện thoại cho bác sĩ kê toa để xem lại toa thuốc. Ví dụ: toa cho sai loại thuốc, sai liều lượng hay dược sĩ nhận thấy có loại thuốc an toàn hơn hoặc hiệu quả hơn loại thuốc được kê toa.
Ngoài việc bảo đảm rằng bệnh nhân nhận đúng loại thuốc khi rời tiệm, người dược sĩ cũng phải cung cấp thông tin về thuốc cho các chuyên gia chăm sóc sức khoẻ và cộng đồng. Các dược sĩ hỗ trợ các bác sĩ lâm sàng lựa chọn thuốc thích hợp, khuyên bệnh nhân mua các loại thuốc không cần kê toa đúng đắn, và tư vấn cho cộng đồng về điều trị phòng ngừa. Một số dược sĩ cộng đồng cung cấp những dịch vụ theo dõi cholesterol, huyết áp, và đường huyết. Họ cũng thực hiện các chương trình không hút thuốc lá và giảm cân.
Những mô tả ở trên về những gì dược sĩ làm có vẻ không có gì rắc rối. Thế tại sao lại mất quá lâu để bán thuốc theo toa? Có một số lý do như sau. Lý do chính yếu là các nhà thuốc quá bận rộn và thiếu người. Cần phải có thời gian và nhân sự để làm tất cả các bước từ cấp thuốc theo toa, tư vấn cho bệnh nhân, và liên hệ với các bác sĩ nếu có vấn đề về toa thuốc. Các công ty bảo hiểm cũng chịu một phần trách nhiệm. Nếu một thuốc ngay từ đầu bị công ty bảo hiểm từ chối chi trả thì phải mất vài giờ đến hơn một ngày để công ty bảo hiểm cho phép nhận toa thuốc mới của bác sĩ. Một phần lớn thời gian của các dược sĩ là để giải quyết các vấn đề về bảo hiểm. Cuối cùng, tiệm thuốc là một trong những nghề có nhiều quy định nhất và hệ thống kiểm tra điều chỉnh đặt ra nhằm bảo vệ cộng đồng có thể làm cho việc hoạt động thiếu hiệu quả. Mọi thứ từ chiều cao phía trên của quầy thuốc cho đến những gì ghi ra trên nhãn toa thuốc đều được quy định cả.
Đó là vài điều hé mở về công việc của các dược sĩ, sau đây là vài lời khuyên để tiết kiệm thời gian và đạt hiệu quả nhiều nhất khi đến tiệm thuốc.
Trước khi rời khỏi văn phòng bác sĩ phải biết chắc rằng toa thuốc có chứa tên, liều, số lượng (gồm cả số dự trữ), và hướng sẫn sử dụng thuốc. Biết được lý do mà thuốc được cho cũng là một điều hay. Thêm nữa, các bác sĩ hay vị bác sĩ đại diện phải ký vào toa thuốc. Cũng tìm hiểu nơi bác sĩ kê toa là loại thuốc đó có được loại hình bảo hiểm của bạn tham gia chi trả hay không. Nếu không có và bạn cũng không muốn trả tiền cũng như chờ đợi lâu tại tiệm thuốc khi dược sĩ gọi cho bác sĩ, hãy yêu cầu bác sĩ kê loại thuốc tương tự có trong danh mục được bảo hiểm chi trả.
Trước khi đến tiệm thuốc, hãy chắc rằng thông tin bảo hiểm là đúng đắn và cập nhật. Cung cấp ngày sinh và số bảo hiểm xã hội khác với hồ sơ bảo hiểm có thể dẫn đến việc từ chối chi trả và làm chậm việc nhận thuốc không cần thiết.
Hãy hỏi bác sĩ kê toa để điện báo hay điện thoại trong toa với lời hướng dẫn khi bạn nhận thuốc. Gọi điện thoại trước để biết toa thuốc đã có hay chưa cũng là một điều hay, vì sẽ tiết kiệm thời giờ.
Tránh đến nhà thuốc vào những giờ cao điểm. Giờ cao điểm khác nhau tuỳ theo nhà thuốc, nhưng hầu hết giờ trưa và sau giờ làm việc trong ngày thường là những giờ bận rộn nhất.
Có kế hoạch để vài phút trao đổi với dược sĩ về thuốc bạn nhận dược. Đây là một trong những dịch vụ đáng giá nhất của các nhà thuốc, nhưng chỉ có ít người tận dụng dịch vụ miễn phí này.
Nếu có thể hãy mua thuốc theo toa ở cùng một nhà thuốc để có thể nhà thuốc có hồ sơ đầy đủ về bạn và có khả năng xác định những tương tác thuốc và điều trị gấp đôi.
Nếu bạn phải chờ đợi khi cấp thuốc, hãy để thời gian đọc đôi điều về những điều trị phòng ngừa và thuốc cho của bạn. Hãy kiểm tra huyết áp, cân nặng, đường huyết, và lượng cholesterol hay thu nhận những thông tin có thể giúp bạn cải thiện việc điều trị bệnh của bạn.
Với một kế hoạch được chuẩn bị chu đáo, một lần đi đến nhà thuốc có thể giúp chữa hết bệnh và thực tế lại có nhiều điều bổ ích. Tuy nhiên, nếu vì một vài lý do bất ngờ làm trì hoãn việc đến nhà thuốc, hãy tìm cách vượt qua và để công việc lại sau. Điều cuối cùng là có những công việc mà chúng ta quan tâm lại không quan trọng bằng sức khoẻ của bản thân. Không nên xem các nhà thuốc như là các quán ăn nhanh (mì ăn liền). Hãy xem đây là một phần của hệ thống chăm sóc y tế. Đôi khi, để có được chăm sóc sức khoẻ hoàn chỉnh cần phải tốn thời gian.
Để giảm chi phí thuốc men
Ai đã từng đi mua thuốc theo toa đều biết thuốc men khá mắc tiền. Đối với những người uống vài loại thuốc thì chi phí hàng tháng có thể tính đến vài trăm đô-la. Góc Nhìn Của Bác Sĩ tuần này trao đổi về những cách để giảm bớt chi phí thuốc men.
Bỏ bớt những thuốc không cần thiết
Bước đầu tiên để giảm chi phí mua thuốc là loại những thuốc không cần thiết. Để làm được điều này, bạn phải biết được lý do uống của từng loại thuốc, kết quả sau khi uống loại thuốc đó, và thời gian uống thuốc. Nếu thuốc không có được những kết quả cần thiết trong thời gian hợp lý, bạn nên tham khảo nhân viên chăm sóc y tế về việc ngưng uống hay đổi loại thuốc. Không có lý do nào để uống loại thuốc mà không mang lại ích lợi gì. Có những người đôi khi tiếp tục mua thuốc theo toa cũ, loại thuốc mà mình không còn cần uống nữa. Tiếp tục sử dụng những thuốc này không phù hợp có thể không được lưu ý cho đến khi toa thuốc không còn có thể tái mua thuốc được nữa, thường là sau một năm được cho toa, hay khi dược sĩ gọi cho nhân viên y tế cho toa mới. Lúc đó thì đã mất một khối tiền đáng ra có thể tiết kiệm được.
Mua gấp đôi thuốc là một khả năng khác nữa. Chuyện này xảy ra khi một bệnh nhân lấy các toa thuốc tương tự nhau từ hai bác sĩ khác nhau. Ngoài những chi phí không cần thiết thì còn có nguy cơ uống hai loại thuốc giống nhau. Để tránh những phí tổn không cần thiết có liên quan đến thuốc men, điều nên làm là yêu cầu bác sĩ hay dược sĩ của bạn xem lại toa thuốc định kỳ.
Các loại thảo dược (thuốc chọn lựa), chất dinh dưỡng, vitamin là khá phổ biến. Đa số người bệnh không cần các sản phẩm này và trong hầu hết các trường hợp chúng không chứng minh được hiệu quả trong những bệnh lý được sử dụng. Chúng có thể tương tác với các thuốc khác, gây ra những phản ứng phụ, và cũng khá mắc tiền. Trước khi mua các loại thuốc này, bạn cần hỏi nhân viên y tế về tính an toàn và hiệu quả khi sử dụng chúng. Nếu chúng không mang thêm lợi ích nào thì không cần phải mua chúng.
Sử dụng những sản phẩm kết hợp
Một số bệnh như cao huyết áp và tiểu đường được điều trị đồng thời nhiều loại thuốc. Vài công ty dược phẩm chế tạo các loại thuốc kết hợp hai trong số những thuốc thường được sử dụng nhất. Việc kết hợp này rất thuận tiện vì chỉ cần uống một viên mà có thể dễ uống thuốc hơn. Hơn nữa, một số loại thuốc kết hợp có thể rẻ hơn các thuốc riêng lẻ.
Các thuốc cùng nhóm
Trong hầu hết các ví dụ, các thuốc cùng nhóm có hoạt động giống như các tên thuốc thương mại. Trừ những trường hợp nhân viên y tế khuyên không nên dùng những thuốc cùng nhóm thì sử dụng các thuốc cùng nhóm sẽ rẻ hơn. Đa số thường khi mua thuốc ai cũng muốn mua những thuốc mắc tiền hơn do nghĩ rằng những thuốc cùng nhóm tương đương thì tệ hơn. Trong hầu hết các trường hợp, khi bác sĩ kê toa không chỉ định thêm điều gì khác thì các dược sĩ được luật pháp yêu cầu thay thế những thuốc cùng nhóm cho những tên thuốc thương mại.
Cắt thuốc viên
Nhiều viên thuốc được đóng gói có hàm lượng cao hơn hay thấp hơn. Nếu giá của viên thuốc có hàm lượng cao gấp đôi, rẻ hơn giá hai viên thuốc có hàm lượng thấp thì mua viên thuốc có hàm lượng cao ít tốn kém hơn. Có thể dùng đồ cắt thuốc để cắt viên thuốc làm đôi. Ví dụ: nếu giá viên thuốc 40 mg là 1.50 đô la, giá của viên thuốc 20 mg là 1.00 đô la thì mua và cắt viên thuốc 40 mg sẽ rẻ hơn mua hai viên thuốc 20 mg (0.75 thay vì 1.00 đô la). Tuy nhiên, mẹo này chỉ sử dụng được khi viên thuốc có thể cắt được mà thôi.
So sánh khi mua thuốc
Thuốc cũng giống như các hàng hoá khác, các nhà thuốc cạnh tranh lẫn nhau khi chúng ta mua thuốc. Do vậy có thể lý giải được việc so sánh giá cả giữa các nhà thuốc.Trong một số trường hợp, đặt mua qua thư hay các nhà thuốc trên mạng internet có thể có giá hời hơn mua tại các nhà thuốc địa phương. Vài dự án y tế cung cấp giảm giá chi phí khi mua bán thuốc qua thư hay nhà thuốc điện tử.
Các chương trình khuyến mãi của các công ty dược
Các công ty dược phẩm chính có thể có các chương trình cung cấp thuốc miễn phí cho những người không có khả năng mua thuốc. Những người này có thu nhập hạn chế và có mẫu đơn được các nhân viên y tế điền vào. Nếu trong các chương trình đó bạn không thể nhận được thuốc, hãy cố gắng thuyết phục nhân viên chăm sóc y tế làm những đơn cần thiết. Các chương trình này là phương cách để các công ty dược hoàn lại cho cộng đồng nhưng chúng ít khi được tận dụng.
Chế độ ăn và luyện tập
Cách tốt nhất để giảm chi phí thuốc men trước hết là không để phát bệnh. Lối sống đóng vai trò trong việc phát triển và kiểm soát nhiều bệnh. Ví dụ: các nghiên cứu gần đây cho thấy luyện tập vừa phải và chế độ ăn thích hợp có thể giảm bệnh tiểu đường type 2. Hơn nữa, chế độ ăn hợp lý và luyện tập làm cải thiện việc kiểm soát huyết áp và bệnh tiểu đường, nên làm giảm nhu cầu thuốc. Điều chỉnh lối sống cần phải có kỷ luật, chúng làm giảm sự phụ thuộc và chi phí cho thuốc men.
Ai đã từng đi mua thuốc theo toa đều biết thuốc men khá mắc tiền. Đối với những người uống vài loại thuốc thì chi phí hàng tháng có thể tính đến vài trăm đô-la. Góc Nhìn Của Bác Sĩ tuần này trao đổi về những cách để giảm bớt chi phí thuốc men.
Bỏ bớt những thuốc không cần thiết
Bước đầu tiên để giảm chi phí mua thuốc là loại những thuốc không cần thiết. Để làm được điều này, bạn phải biết được lý do uống của từng loại thuốc, kết quả sau khi uống loại thuốc đó, và thời gian uống thuốc. Nếu thuốc không có được những kết quả cần thiết trong thời gian hợp lý, bạn nên tham khảo nhân viên chăm sóc y tế về việc ngưng uống hay đổi loại thuốc. Không có lý do nào để uống loại thuốc mà không mang lại ích lợi gì. Có những người đôi khi tiếp tục mua thuốc theo toa cũ, loại thuốc mà mình không còn cần uống nữa. Tiếp tục sử dụng những thuốc này không phù hợp có thể không được lưu ý cho đến khi toa thuốc không còn có thể tái mua thuốc được nữa, thường là sau một năm được cho toa, hay khi dược sĩ gọi cho nhân viên y tế cho toa mới. Lúc đó thì đã mất một khối tiền đáng ra có thể tiết kiệm được.
Mua gấp đôi thuốc là một khả năng khác nữa. Chuyện này xảy ra khi một bệnh nhân lấy các toa thuốc tương tự nhau từ hai bác sĩ khác nhau. Ngoài những chi phí không cần thiết thì còn có nguy cơ uống hai loại thuốc giống nhau. Để tránh những phí tổn không cần thiết có liên quan đến thuốc men, điều nên làm là yêu cầu bác sĩ hay dược sĩ của bạn xem lại toa thuốc định kỳ.
Các loại thảo dược (thuốc chọn lựa), chất dinh dưỡng, vitamin là khá phổ biến. Đa số người bệnh không cần các sản phẩm này và trong hầu hết các trường hợp chúng không chứng minh được hiệu quả trong những bệnh lý được sử dụng. Chúng có thể tương tác với các thuốc khác, gây ra những phản ứng phụ, và cũng khá mắc tiền. Trước khi mua các loại thuốc này, bạn cần hỏi nhân viên y tế về tính an toàn và hiệu quả khi sử dụng chúng. Nếu chúng không mang thêm lợi ích nào thì không cần phải mua chúng.
Sử dụng những sản phẩm kết hợp
Một số bệnh như cao huyết áp và tiểu đường được điều trị đồng thời nhiều loại thuốc. Vài công ty dược phẩm chế tạo các loại thuốc kết hợp hai trong số những thuốc thường được sử dụng nhất. Việc kết hợp này rất thuận tiện vì chỉ cần uống một viên mà có thể dễ uống thuốc hơn. Hơn nữa, một số loại thuốc kết hợp có thể rẻ hơn các thuốc riêng lẻ.
Các thuốc cùng nhóm
Trong hầu hết các ví dụ, các thuốc cùng nhóm có hoạt động giống như các tên thuốc thương mại. Trừ những trường hợp nhân viên y tế khuyên không nên dùng những thuốc cùng nhóm thì sử dụng các thuốc cùng nhóm sẽ rẻ hơn. Đa số thường khi mua thuốc ai cũng muốn mua những thuốc mắc tiền hơn do nghĩ rằng những thuốc cùng nhóm tương đương thì tệ hơn. Trong hầu hết các trường hợp, khi bác sĩ kê toa không chỉ định thêm điều gì khác thì các dược sĩ được luật pháp yêu cầu thay thế những thuốc cùng nhóm cho những tên thuốc thương mại.
Cắt thuốc viên
Nhiều viên thuốc được đóng gói có hàm lượng cao hơn hay thấp hơn. Nếu giá của viên thuốc có hàm lượng cao gấp đôi, rẻ hơn giá hai viên thuốc có hàm lượng thấp thì mua viên thuốc có hàm lượng cao ít tốn kém hơn. Có thể dùng đồ cắt thuốc để cắt viên thuốc làm đôi. Ví dụ: nếu giá viên thuốc 40 mg là 1.50 đô la, giá của viên thuốc 20 mg là 1.00 đô la thì mua và cắt viên thuốc 40 mg sẽ rẻ hơn mua hai viên thuốc 20 mg (0.75 thay vì 1.00 đô la). Tuy nhiên, mẹo này chỉ sử dụng được khi viên thuốc có thể cắt được mà thôi.
So sánh khi mua thuốc
Thuốc cũng giống như các hàng hoá khác, các nhà thuốc cạnh tranh lẫn nhau khi chúng ta mua thuốc. Do vậy có thể lý giải được việc so sánh giá cả giữa các nhà thuốc.Trong một số trường hợp, đặt mua qua thư hay các nhà thuốc trên mạng internet có thể có giá hời hơn mua tại các nhà thuốc địa phương. Vài dự án y tế cung cấp giảm giá chi phí khi mua bán thuốc qua thư hay nhà thuốc điện tử.
Các chương trình khuyến mãi của các công ty dược
Các công ty dược phẩm chính có thể có các chương trình cung cấp thuốc miễn phí cho những người không có khả năng mua thuốc. Những người này có thu nhập hạn chế và có mẫu đơn được các nhân viên y tế điền vào. Nếu trong các chương trình đó bạn không thể nhận được thuốc, hãy cố gắng thuyết phục nhân viên chăm sóc y tế làm những đơn cần thiết. Các chương trình này là phương cách để các công ty dược hoàn lại cho cộng đồng nhưng chúng ít khi được tận dụng.
Chế độ ăn và luyện tập
Cách tốt nhất để giảm chi phí thuốc men trước hết là không để phát bệnh. Lối sống đóng vai trò trong việc phát triển và kiểm soát nhiều bệnh. Ví dụ: các nghiên cứu gần đây cho thấy luyện tập vừa phải và chế độ ăn thích hợp có thể giảm bệnh tiểu đường type 2. Hơn nữa, chế độ ăn hợp lý và luyện tập làm cải thiện việc kiểm soát huyết áp và bệnh tiểu đường, nên làm giảm nhu cầu thuốc. Điều chỉnh lối sống cần phải có kỷ luật, chúng làm giảm sự phụ thuộc và chi phí cho thuốc men.
BS.PHÙNG HOÀNG ĐẠO
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)