Thứ Sáu, 30 tháng 11, 2007

KALI

Kali là gì ?
Kali giống như natri, mang điện tích dương. Nó là chất cân bằng của natri và đóng vai trò căn bản trong quá trình phân phối nước của cơ thể.
Trong cơ thể của người nặng 70kg chứa khoảng 140g kali, trong đó 90% được nằm trong tế bào và lượng kali ở dịch ngoài bào là rất ít. Nồng độ của nó trong dịch tiêu hóa cao hơn trong huyết tương.

Vai trò của kali ?
Natri bị đẩy ra dịch ngoài bào bằng cách trao đổi ion với kali bên trong tế bào. Vì vậy, không có ngạc nhiên khi nhận thấy rằng : Natri về mặt số lượng là cation chính của ngoại bào, và kali là cation chính của nội bào. Nồng độ của chúng ở trong và ngoài màng tế bào là cân bằng, nhưng kali không kéo nước giống như natri.
Natri cũng góp phần tạo cân bằng toan - kiềm. Trong chức năng này, nó được trao đổi ion với hydro, được gọi là “proton”.
Sự cân bằng giữa tất cả ion này giữ vai trò đặc biệt quan trọng đối với mô tim. Nếu thiếu hay thừa kali trong cơ tim thì rối loạn nhịp có thể xảy ra, cũng như thiếu magesi, ôxy do co thắt động mạch, vành hay do tắc mảng xơ vữa hoặc nút tiểu cầu, gây ra tình trạng mệt tế bào. Khi đó, thay vì tạo ra năng lượng chúng lại tiết ra acid lactic và gây nhiễm acid tại vị trí được tạo ra, khiến cho tế bào cơ tim mất kali, điều này tạo thuận lợi cho vấn đề càng nghiêm trọng thêm. Kali được huy động bởi các tế bào khi tổng hợp và được giải phóng trong những tình huống ngược lại. Quá trình xây dựng những cấu trúc nhân tử mới được gọi là “đồng hóa”, phá hủy chúng được gọi là “dị hóa”. Đồng hóa trội hơn trong lúc có thai, tăng trưởng, hoặc phát hiện cơ, còn dị hóa sẽ xảy ra lúc bị nhiễm trùng, bỏng và lúc lão hóa. Trong những tình huống này, dự trữ toàn bộ kali sẽ giảm tỉ lệ so với khả năng mất khối cơ và dự trữ năng lượng.
Thức ăn nào cung cấp Kali ?
Kali được mang vào từ thức ăn, thay đổi từ 2 đến 6g/ngày. Nguồn chính là trái cây khô, hạt có dầu, chuối, rau tươi, ngũ cốc. Phần lớn các thực phẩm giàu kali sẽ nghèo natri. Người ta cũng tìm thấy một vài thức uống có chứa kali như chocolat và chè.
Bột đậu nành
Trái cây khô
Đậu Haricots
Hạt có dầu
Rau tươi
Cá hồi, gan
Artichauts
Chuối
Trái cây khác
Gạo toàn phần
Nhu cầu hàng về kali là bao nhiêu ?
Nhu cầu kali không tính được chính xác. Thực phẩm mang đến nhiều kali hơn natri sẽ được đi kèm với giảm nguy cơ cao huyết áp. Trong tình trạng hiện nay, phần lớn là ngược lại, nhu cầu tăng ở những lần bị nôn mửa hay ỉa chảy trầm trọng, kéo dài, những người được điều trị bởi thuốc làm mất kali như thuốc xổ, corticoid, lợi tiểu và ở trẻ tiêu thụ quá nhiều cam thảo.
Thiếu kali biểu hiện triệu chứng như thế nào ?
Mất cân bằng trong quá trình phân bố kali giữa môi trường nội bào và ngoại bào xuất hiện thường xuyên hơn là thiếu hụt. Phần lớn những rối loạn của quá trình phân bố được thể hiện bởi đặc tính giữ nước và được kết hợp với natri đi vào nhiều trong tế bào, đồng thời kali sẽ ra khỏi tế bào.
Sự mất cân bằng này, được xác định nhờ vào định lượng kali bên trong hồng cầu và thường đi kèm với nhiều magesi. Thiếu kali có thể trùng với thiếu magesi, những dấu hiệu của thiếu hai loại này giống nhau :(yếu cơ, mệt, co quấp, tăng kích thích, ngoại tâm thu). Với tình trạng mất cấp hay mạn gây ra thiếu trầm trọng sẽ có nguy cơ bị liệt, bao gồm liệt ruột và loạn nhịp.
Dùng Kali thường xuyên hay dùng liều cao hơn khuyến cáo của bác sĩ có nguy hiểm không?
Dùng kali quá liều có thể gây loét thành ruột, nếu dùng dưới dạng thuốc viên. Ngoài ra, quá liều hay do tích lũy kali điều trị suy thận, sau bỏng hoặc chấn thương dùng thuốc chứa nhiều kali sẽ nguy hiểm cho tim vì chức năng của tim lệ thuộc vào khả năng cân bằng tốt ion. Nó có thể đưa tới nguy cơ rối loạn nhịp, thậm chí ngừng nhịp.
Vai trò dự phòng về kali ra sao?
Yêu cầu chính là tăng mức độ tiêu thụ các thức ăn giàu kali và nghèo natri như : trái cây, rau, ngũ cốc toàn phần, hạt có dầu.
Bổ sung thêm dễ gây nguy hiểm trừ khi có sự theo dõi của bác sĩ. Kali cần thiết để ngăn ngừa các thiếu hụt do dùng thuốc như corticoid hoặc khi bị bỏng, chấn thương, hay những tình huống cấp khác. Cân bằng giữa các ion phải được kiểm soát chặc chẽ nhờ vào truyền tĩnh mạch vào sự định lượng sinh học lập lại thường xuyên.
BS.PHÙNG HOÀNG ĐẠO (Theo Encyclopédie des minéraux)




CLO

Clo là gì ?
Tổ chức cơ thể chứa khoảng 74g, chủ yếu ngoài tế bào. Trong huyết tương có nhiều hơn khoảng 10 lần so với dịch nội bào. Một phần được cố định ở mô.
Vai trò của Clo ?
Clo là anion chủ yếu của dịch ngoại bào. Nó cùng với natri và calci tham dự vào quá trình phân bố nước trong tổ chức và duy trì cân bằng acid - kiềm. Thật là khó khăn để tách rời sự hấp thu vai trò sinh lý, và sự bài tiết của chúng ta khỏi natri. Đặc biệt, nó đóng vai trò quan trọng quá trình tiêu hóa. Nó còn tham gia vào hoạt động tiết dịch dạ dày, đồng thời được kết hợp với ion H2 để hình thành acid HCL.
Thức ăn nào cung cấp Clo ?
Chủ yếu là Nacl và Kacl của thức ăn, hai phần ba dưới dạng muối.
Nhu cầu hàng ngày về Clo là bao nhiêu ?
Từ 1 đến 2g trên ngày, được cung cấp đủ từ thức ăn và muối của quá trình đồng hóa. Nhu cầu tiêu thụ trung bình Nacl là trên 10g/ngày, tức là trên 6g clo/ngày.
Thiếu Clo biểu hiện triệu chứng như thế nào?
Thiếu xảy ra khi đi chảy hay nôn mửa nhiều dịch dạ dày. Nó không có những dấu hiệu lâm sàng đặc hiệu.
Dùng Clo thường xuyên hay dùng liều cao hơn khuyến cáo của bác sĩ có nguy hiểm không?
Xảy ra lúc bị mất nước : do mất nước hay dư thừa muối, trong một số bệnh nhân. Theo những công trình của người Nhật, thừa clo sẽ tạo điều kiện tăng nguy cơ ung thư dạ dày.
BS.PHÙNG HOÀNG ĐẠO (Theo Encyclopédie des minéraux)

CALCI

Calci là gì?
Calci là yếu tố quan trọng của xương và răng, đồng thời giữ nhiệm vụ hoạt hóa nhiều phản ứng sinh hóa cho phép co cơ và đông máu.
Calci là muối khoáng mà cơ thể con người có nhiều nhất. Ở người lớn nó chứa từ 1000 đến 1500g tùy theo trọng lượng, trong đó 98% đến 99% có trong xương. Do đó nó thiết lập nên 1,6% trọng lượng toàn bộ cơ thể. Còn lại 1% calci không có trong xương cũng gây nguy cơ nghiêm trọng. Nó được phân bố giữa ngoại bào và nội bào.
Vai trò của calci ?
Calci đóng nhiều vai trò sinh lý
Xây dựng nên xương và răng, đồng thời kết hợp với phospho, magesi để bảo đàm cho quá trình phát triển xương và răng.
Mặc dù xương được hình thành từ quá trình tích tụ, các tinh thể rắn chắc, nhưng nó vẫn bị vỡ ra rất nhanh. Khi không chịu trước lực tác dụng. Điều này xảy ra dễ dàng với các điểm chịu lực, còn được gọi là “gãy nơi xương bị yếu”.
Từ những tế bào nhỏ, có tế bào hủy xương làm xương tan ra không ngừng cùng một số tế bào xây dựng lại xương, giúp xương luôn được đổi mới đồng thời ngăn ngừa gãy xương bị yếu.
Ngoài ra, calci thiết lập nên chất liệu chính của các tinh thể này cùng với những yếu tố cần thiết khác :
Vitamin D giúp hấp thu tốt và cố định calci trên lưới xương. Phospho và magesi tiếp tục được đưa vào với calci.
Magesi cũng cho thấy sự cần thiết cho đặc tính phân bố tốt của calci. Thực vậy, giống với kali hay natri, magesi tham gia vào hoạt động kiểm soát của quá trình phân chia trong mô. Nếu thiếu magesi, calci có thể đi vào một lượng lớn trong tế bào của mô mềm và tạo calci hóa ở đó, thay vì phải đến cố định ở xương. Đó là một trong những tác nhân dẫn đến sỏi thận, viêm quanh khớp vai, calci hóa động mạch.
Kẽm, vitamin B6, và vitamin cũng tham dự vào quá trình khoáng hóa xương.
Những tác nhân hormon cũng đóng một vai trò quan trọng. Estrogen, hormon giới tính chủ yếu ở nữ, góp phần tạo thuận lợi cho quá trình khoáng hóa xương. Thực vậy, khi mãn kinh, lượng estrogen giảm khiến cho hiện tượng mất khoáng hóa tăng nhanh. Trên thực tế, ngay từ tuổi 20, điều này nói lên giá trị của phương pháp điều trị hormon thay thế khi mãn kinh.
Tuy nhiên, phương pháp điều trị này có những chống chỉ định, và câu hỏi : liệu phương pháp điều trị hormon thay thế sau khi mãn kinh vẫn còn được bàn cãi. Dường như tính hiệu quả của nó bị giới hạn khi calci cùng các dinh dưỡng cần thiết khác dùng cho khoáng hóa xương không được đưa vào đủ số lượng. Điều này thường xảy ra, và dễ gặp ở xương trừ xương sống (ít nhạy cảm với estrogen).
Nói một cách khác, calci và các chất phụ giúp nó cho phép giảm tần suất gãy cổ xương đùi hay xương cổ tay.
Estrogen không phải là nguyên nhân duy nhất khi người ta thiếu ít calci trong thực phẩm để bảo đảm các hoạt động khác ngoài quá trình khoáng hóa xương. Vì khi đó, một tuyến nhỏ, tuyến cận giáp sẽ tiết ra parathormon giúp huy động một lượng calci từ xương ra.
Đó là lý do tại sao, lượng calci trong máu vẫn cố định và tình trạng thiếu calci vẫn âm ỉ từ nhiều năm trước khi bị loãng xương (giảm kích thích và đau ở chỗ xẹp đốt sống, gãy cổ xương đùi hay cổ tay).
Những hormon khác đều giữ vai trò trong chuyển hóa calci và chuyển hóa xương, tiêu biểu calcitomin và hormon tăng trưởng.
Đặc biệt, chức năng lệ thuộc vào quá trình khoáng hóa mà calci can thiệp vào là:
Sự co cơ và những co bóp của tim.
Sự đông máu.
Tháo bỏ acid béo của màng tế bào để sản xuất ra các chất dẫn truyền trung gian của viêm và dị ứng.
Sự cân bằng của quá trình phân bố calci bên trong tế bào, giữa các phần khác nhau (màng, ti lạp thể, nhân..) và sự nối liền của chúng hay không, với các protein điều hòa như calmodulin, xuất hiện càng ngày càng nhiều. Quá nhiều calci bên trong tế bào có thể làm giảm năng lượng và đưa đến khởi động sự “tự sát” của chúng.
Thức ăn nào cung cấp calci ?
Trên thực tế, nó rất thay đổi, calci được đưa vào cơ thể bởi sữa, và với một lượng ít hơn từ rau tươi.
Loại cung cấp nhiều calci nhất là món pho mát parmesan của Ý, rồi đến Gruyerè.
Các sản phẩm của sữa
Nhận phần lớn calci từ sản phẩm của sữa có tốt không ?
Câu hỏi càng ngày càng được bàn cãi bởi vì :
Calci của fromage được đi kèm với một lượng lớn acid béo no đưa đến nhiều calo, làm tăng nguy cơ của các bệnh tim mạch và một vài bệnh ung thư, hoặc calci tạo nên những phân tử giống xà phòng sẽ đưa đến một câu hỏi về sự hấp thu.
Sữa sinh lý là sữa mẹ, sữa cho bú thêm là sữa nhân tạo.
Sữa có chứa nhiều thành phần như protein, lipid, muối khoáng và vitmin đặc hiệu cho mỗi loài. Do đó, sữa mẹ rất khác với sữa bò, sữa dê. Để phát triển cho em bé, cũng như sức khỏe của người lớn, sữa bò không phải là loại lý tưởng. Nó chứa những kháng thể không có ích cho người vả lại protein của sữa bò thường gây dị ứng hơn so với các thực phẩm khác, đồng thời chứa nhiều acid béo no, nhiều phospho và ít vitamin A hơn sữa mẹ.
Nhu cầu tiêu thụ thường xuyên sản phẩm sữa đường như được đi kèm với tần số tăng cao bị đái tháo đường, xơ vữa và đục thủy tinh thể.
Vậy phải làm gì?
Biện pháp đầu tiên : chúng ta thực hiện theo phần giới thiệu là ngoại trừ các trường hợp bị sỏi thận hay suy thận bằng cách là uống nước khoáng giàu calci. Có hai lợi ích chính : không mang theo năng lượng và mang vào cùng một lúc yếu tố bảo vệ đó là magesi.
Biện pháp thứ hai : là dùng yaourt, 2 đến 3 hũ yaourt trong ngày (có thể cũng sử dụng yaourt để tráng miệng), bởi vì chúng khác với các loại sữa khác : sự lên men đã thay đổi thành phần và đưa đến những phân tử mới, tạo thuận lợi cho sức khỏe.
Biện pháp thứ ba : là thay thế sữa bò, bằng sữa đậu nành giàu calci khi chế biến bột ngũ cốc, nước sốt, và chế biến các món ăn. Đậu phụ được chế từ sữa đậu nành có nhiều calci hơn sữa bò.
Biện pháp thứ tư : là tiêu thụ thường xuyên những thức ăn khác giàu calci: hạnh đào, ôliu, cá béo. Hàm lượng calci rất thay đổi trong rau tươi ,trái cây tươi và khô chẳng hạn: lá rau cung cấp 80mg trên 100g, rễ củ 500mg, cà rốt 20mg, những rau khác khoảng 20mg. Đặc biệt cacao và chocolate có nhiều calci nhưng khó hấp thu vì sự hiện diện của oxalate.
Trái cây chứa ít calci : trái cây tươi từ 20 đến 60mg/100g, trái cây khô từ 100 và 170mg/100g do nó có ít nước.
Nguồn tự nhiên có chứa calci
Hạnh đào
Yaourt
Đậu phụ
Sữa đậu nành
Ô liu
Trên thực tế, cần cung cấp hàng ngày từ 1g đến 1,5g calci cho cơ thể (dùng khoảng 500mg từ 1 lít nước khoáng, 0,5 lít sữa đậu nành, 100g hạnh đào, hai hũ yaourt).
Nhu cầu hàng ngày về calci là bao nhiêu ?
Lượng calci cung cấp được khuyên
Trẻ còn bú : 400 mg/ngày
Trẻ từ 1 đến 3 tuổi: 600 mg/ngày
Trẻ từ 4 đến 9 tuổi: 700 mg/ngày
Trẻ 10 đến 12 tuổi: 1000mg/ngày
Thanh niên 13 đến 19 tuổi:1200 mg/ngày
Người lớn: 900 mg/ngày
Phụ nữ mãn kinh: 1200-1500 mg/ngày
Người già: 1200-1500 mg/ngày
Khi nào thì nhu cầu được tăng lên?
Trong thời kỳ tăng trưởng (trẻ còn bú, trẻ em và thanh niên), có thai và cho con bú, ở người già và khi bị gãy xương.
Những ai dễ bị thiếu calci ?
Thiếu calci thường gặp, ngay cả ở các nước phát triển. Nguyên nhân chủ yếu là cung cấp không đủ. Điều này sẽ nặng lên khi kém hấp thu, liên quan với thiếu vitamin D hay ngược lại dư thừa phospho hoặc acid béo no. Thêm vào đó là thiếu những vi dinh dưỡng khác, cần thiết cho sự phân bố đúng calci trong cơ thể và đặc tính cố định của calci. Trên xương, ngoài những yếu tố như: magesi, kẽm, vitamin C, B6 và K, còn có những yếu tố khác làm rối loạn chuyển hóa của calci; mãn kinh, tuổi tác, uống nhiều café, chế độ ăn nhiều muối, bất động, tĩnh tại, dùng thuốc.
Những nhóm nguy cơ :
Trẻ em, lúc đang phát triển
Thanh niên
Những người uống nhiều thức uống công nghiệp
Phụ nữ
Phụ nữ có thai
Người uống nhiều café
Người già
Người dùng corticoid hay thuốc chống động kinh
Trường hợp nào nên dùng calci?
Trẻ em cần được bổ sung vitamin D, vì người ta xác định rằng nếu không có sự bổ sung này trẻ sẽ bị còi xương. Nhưng người ta quên rằng : những yếu tố cần thiết khác trong quá trình khoáng hóa xương là calci, kẽm, và vitamin B6 thường không được cung cấp đủ bởi thức ăn. Do đó cần phải bổ sung đầy đủ cho trẻ em. Phối hợp các yếu tố dinh dưỡng.
Liều cao cho thanh niên, thời kỳ thiết lập khung xương. Từ 20 tuổi đến già giảm dần cho đàn ông và tăng lên ở thời kỳ mãn kinh cho phụ nữ.
Phần lớn các nghiên cứu cho thấy rằng, hơn 90% thanh niên không nhận đủ nhu cầu về calci. Do đó, ngay từ tuổi thanh niên đã có nguy cơ loãng xương. Cũng như trong lúc có thai cũng cần 30g calci đi qua nhau thai để tạo thành khung xương cho em bé. Nếu người mẹ thiếu calci, thì nhu cầu calci cần thiết để tạo xương cho thai được lấy từ xương của mẹ. Người mẹ sẽ càng thiếu calci khi cho con bú. Do đó, cần bổ sung một lượng calci đầy đủ và kịp thời cho phụ nữ khi mang thai.
Đặc biệt, từ lúc mãn kinh, nhu cầu cung cấp calci phải được bổ sung kèm với các yếu tố khác. Cường độ bổ sung ở giai đoạn sớm phải được quyết định tùy theo sự hiện diện hay không của các yếu tố nguy cơ như: tiền sử gia đình, gầy yếu, mất kinh, mãn kinh sớm. Điều trị kéo dài với chống đông, và chụp tỉ trọng xương được thực hiện vào lứa tuổi 40.
Khi bị gãy xương, bất động, điều trị sẽ làm mất muối khoáng kéo dài (corticoid, kháng vitamin K, thuốc chống động kinh). Khi đó, phải có những biện pháp bổ sung thực phẩm phù hợp và một chương trình tập luyện bắt buộc. Chẳng hạn: những nhà du hành ở lâu trên vũ trụ phải thực hiện mỗi ngày 6h tập luyện. Ngày nay, thường gặp những tình trạng đưa đến mất xương thông thường, ngay cả đối với các bác sĩ.
Mới đây, người ta đã nhận thấy rằng, khi làm gầy đi bởi chế độ ăn kiêng, sẽ mất khối cơ và mô xương.
Xu hướng tăng cân thường do yếu tố di truyền, đòi hỏi có thái độ ăn uống hợp lý cũng như môt chế độ tập luyện trong cuộc sống. Do đó, trong tất cả mọi trường hợp, một chế độ ăn phải tối thiểu được đi kèm với nhu cầu bổ sung thêm calci, cùng một chế độ tập luyện hàng ngày.
Hoạt động kéo dài của hệ thống miễn dịch khi bị nhiễm khuẩn, viêm, bệnh tự miễn, ung thư sẽ có tác dụng âm tính trên mô xương. Bạch cầu tiết ra những chất như interteukine- 1 TNK có tác dụng làm gầy và cũng làm mất xương. Hiện tượng này, diễn ra rõ hơn ở người già.
Nói một cách khác, khi bị nhiễm trùng trầm trọng hay một trong những bệnh trên đây, phải có những biện pháp về thực phẩm, bổ sung và các hoạt động thể lực đặc biệt để chống lại nguy cơ mất muối khoáng.
Dùng calci thường xuyên hay dùng liều cao hơn khuyến cáo của bác sĩ có nguy hiểm không?
Lượng calci thừa ít được hấp thu, nếu được hấp thu và sẽ bị thải ra ngoài cùng nước tiểu. Điều này có thể bất lợi cho người bị sỏi thận.
Nếu cung cấp magesi vào không đủ, đặc biệt là lúc bị stress sẽ dẫn đến nguy cơ phân bố calci không đúng, khiến calci đi vào tế bào của các mô khác nhiều hơn đi vào mô xương. Hậu quả có thể là rất nhiều : tăng tính kích thích với stress được gọi là ưa co thắt hoặc tăng nhanh quá trình lão hóa cùng với lắng đọng calci trong mô mềm gây sỏi thận, viêm quanh khớp vai, calci hóa động mạch và não. Hiện tượng này xảy ra từ từ với người già.
Lượng calci quá nhiều được thải ra từ xương do quá trình dị hóa cao hơn quá trình đồng hóa trong trường hợp bất động, tăng hoạt tuyến giáp, hoặc lớn tuổi. Hậu quả này, thường là kết quả của sự kết hợp hai hiện tượng thiếu magesi và dị hóa xương tăng lên hoặc quá liều vitamin D, và một bệnh tương đối phổ biến như sarcoiddose, cũng có thể đi kèm với rối loạn chuyển hóa calci.
Một thăm dò về calci bao gồm : định lượng calci, ion hóa thay đổi dễ dàng hơn calci máu, sự bài tiết nước tiểu của calci trên 24 giờ, và tỉ trọng của xương.
Dự phòng thế nào ?
Calci được hấp thu ở hành tá tràng. Do đó, phải tạo điều kiện thuận lợi cho calci từ thức ăn đưa vào được hấp thu dễ dàng đồng thời phải hạn chế tối đa những điều kiện bất lợi.
Điều quan trọng là phải tránh dư thừa phospho, vì chất này lắng đọng với calci tạo thành muối không hòa tan. Thực phẩm có xu hướng cung cấp nhiều phospho, đặc biệt phải tránh tiêu thụ thức uống công nghiệp có thêm vào phospho. Một nghiên cứu chỉ ra rằng tiêu thụ quá nhiều soda sẽ có tần số gãy xương gia tăng.
Tương tự, thực phẩm thông thường có chứa nhiều acid béo no sẽ tạo nên xà phòng không tan với calci. Dùng thường xuyên cá béo, giàu acid béo omega-3 làm giảm tiết interteukin-1, tác nhân gây mất muối khoáng. Chế độ ăn giàu chất xơ, đặc biệt là phytate có trong bánh mì toàn phần, hạt bắp sẽ tạo tác dụng âm tính lên quá trình hấp thu calci. Do đó tốt nhất phải chọn phytate được trung hòa.
Thực phẩm chứa nhiều oxalate gây ức chế quá trình hấp thu calci, nhưng điều này chỉ xảy ra khi các oxalate đến cùng với calci từ thực phẩm cacao, chocolate.
Về mặt dương tính đó là vitamin D, được tìm thấy trong cá biển béo và gan cá.
Lượng cung cấp từ thực phẩm phải được bổ sung theo nhu cầu và hoạt động tiếp xúc mặt trời. Nên cung cấp vừa phải để tránh các tác dụng nguy hiểm như tăng nguy cơ bị ung thư da. Ngay cả ở trẻ em, những biện pháp bảo vệ rất cần thiết: ví dụ, mùa hè ở bãi biển hoặc bể tắm nên mặc áo dài tay.
Cố định calci được thực hiện trên một lưới xương được thiết lập của protein cùng với sự can thiệp của vitamin D. Chúng ta đã thấy rằng oestrogen góp phần vào đó. Nhiều yếu tố tham dự vào quá trình phân bố xương, và thiết lập lưới xương, mà trên đó calci được cố định, sự cố định dựa vào :magesi, kẽm, B6 và vitamin C. Muối khoáng, chất béo, và các nguồn calci thực vật cũng tạo điều kiện thuận lợi cho cung cấp magesi. Ngược lại, các sản phẩm của sữa có xu hướng ức chế quá trình hấp thu magesi, B6 và kẽm.
Nhu cầu tiêu thụ quá nhiều café hay muối khoáng làm tăng lượng calci mất qua nước tiểu. Tốt hơn nên uống trà.
Bài tập thể dục đóng vai trò chủ đạo. Người ta biết rằng, những người liệt giường hay những nhà du hành vũ trụ dễ bị mất chất khoáng của xương, vì những áp lực được thực hiện trên các tinh thể tạo mô xương là cần thiết để duy trì tỉ trọng của nó.
Một hoạt động thể lực đều đặn, đặc biệt là tập thể dục, bơi lội, đi xe đạp, trượt tuyết, là phương tiện chính để phòng ngừa loãng xương.
BS.PHÙNG HOÀNG ĐẠO (Theo Encyclopédie des minéraux)

Thứ Bảy, 17 tháng 11, 2007

VITAMIN E HAY TOCOPHEROL

Vitamin E là gì ?
Tất cả tocopherol ở nhiệt độ đều có cùng một hình thái : đó là những dịch dầu, nhớt, màu vàng.
Chúng không tan trong nước nhưng rất tan trong mỡ và trong các dung môi của mỡ (ether, aceton, chloroform, methanol, alcool).
Ở dạng tự do, đó là những chất chống ôxy hóa : chúng bị phá hủy bởi ôxy và các ôxy hóa. Thiếu ôxy, chúng ổn định ở nhiệt độ (khi thức ăn được nấu, vitamin E mất khoảng 20%) và môi trường acid, nhưng chúng nhạy cảm với ánh sáng. Do đó cần giữ chúng trong các lọ đậy nắp kín và mờ.
Khả năng hấp thu của nó có được ở phần giữa của ruột non. Liên hệ mật thiết với quá trình tiêu hóa mỡ và cần thiết phải có muối mật cùng men lipase của tụy. Được hấp thu cùng lúc với các chất béo, đến hệ tuần hoàn bằng đường bạch huyết.
Trong huyết tương, hàm lượng alphatocopherol tổng quan với hàm lượng lipid toàn phần, nó được đi kèm với lipoprotein LDL, HDL, thật lý thú để nhận thấy rằng, có tocopherol được liên kết lipoprotien HDl, ở người nam, phần lớn được liên kết với LDL.
Mô bắt giữ tocopherol từ lipoprotein của máu. Tổ chức chứa từ 3,4 đến 8g, với người trưởng thành tỉ lệ này thay đổi tùy theo mô.
Dạng tổng hợp, tức là vitamin E được sản xuất bởi bào chế chứa các đồng phân của 8-steroid. Dạng tự nhiên là một trong những stereoisom này, RRRd-alpha-tocopherol.
Vai trò của Vitamin E ?
Đó là những tác dụng âm tính khi thiếu vitamin E lên khả năng sinh sản và thụ thai, nhưng tầm quan trọng là vai trò của nó vượt quá giới hạn này rất nhiều.
Mặc dù tính đa dạng của các tác dụng này cùng những cơ chế hoạt động của nó vẫn chưa được thiết lập rõ ràng, nhưng đặc tính ôxy hóa của vitamin E đã thể hiện tầm quan trọng trong số các hiện tượng sinh lý khác.
Chống ôxy hóa :
Nó có khả năng chống ôxy hóa và tác động bằng cách ngăn ngừa hay gián đoạn các phản ứng chuỗi, mà chính phản ứng tạo ra các gốc tự do.
Người ta thấy rằng, gốc tự do lại là những phân tử chứa một điện tử độc thân, không ổn định và có thể tấn công bất cứ phân tử khác (Acid béo của màng tế bào, mỡ lưu thông trong máu, protein, vitamin, acid nucleic của gen). Một acid béo bị phá hủy cũng trở thành gốc tự do và tiếp tục phá hủy các tổ chức lân cận.
Đó là quá trình hình thành chuỗi phản ứng. Nó có thể được kết thúc khi tạo thành aldelyse, giống như MDA mà người ta biết rằng, ngày nay định lượng nó trong máu được dùng để đánh giá mức độ của “stress ôxy hóa”. MDA cũng rất độc, vì nó có thể làm hư hỏng gen. Quá trình biến đổi này của gen diễn ra hàng ngày, giáo sư Ames, trường đại học Berkeley, đã tính rằng mỗi ngày các gen của một tế bào chịu khoảng 10.000 thương tổn các gốc tự do này cùng các dẫn xuất của chúng.
Một hệ thống sửa chữa có hiệu quả cho phép thay thế những phần gen bị phá hỏng, nhưng hệ thống này lại bị mã hóa bởi gen và cuối cùng nó cũng bị hư hỏng. Điều này xảy ra với tuổi, các thương tổn khi đó không được sửa chữa mà tích tụ lại. Cũng như vậy, các gen có một chương trình hoạt động của các tế bào, điều đó khiến nó chứa càng ngày càng sai lầm. Đó là một hiện tượng phổ biến, giải thích mức độ suy tàn của các chức năng khác nhau là theo tuổi tác.
- Gen hư hỏng sẽ liên quan đến sự nhân lên của tế bào, một triệu chứng khởi đầu của ung thư. Nó xuất hiện giống như một trong những biểu hiện của hiện tượng bào mòn bởi các gốc tự do.
- Mỡ trong hệ tuần hoàn bị ôxy hóa bởi các gốc tự do hình thành những mảng xơ vữa động mạch.
- Protein của thủy tinh thể bị ôxy hóa sẽ gây ra bệnh đục nhãn mắt.
- Cấu trúc thần kinh bị ôxy hóa sẽ giảm trí tuệ và gây ra bệnh Alzheimer hay bệnh Parkinson.
Những gốc tự do này đến từ quá trình tiếp xúc với chất gây ô nhiễm ở bên ngoài. Tiếp xúc nhiều với mặt trời, uống nhiều rượu, dư thừa calo, thuốc lá, ô nhiễm hóa chất, thuốc, chụp scanner, điều trị bằng tia xạ, ô nhiễm bên trong như : đốt cháy đường và mỡ không hoàn toàn thì 50% năng lượng này đã phung phí trong tổ chức, dưới dạng gốc tự do.
Ngoài ra, những triệu chứng như : nhiễm trùng, dị ứng, viêm mạn tính, hoạt hóa các bạch cầu cũng làm giải phóng ra các gốc tự do. Vì vậy, điều cần thiết đối với chúng ta là duy trì mức độ trung hòa tối đa để loại bỏ stress ôxy hóa này.
Vitamin E, bêta-caroten và vitamin C là ba chất hoàn thành nhiệm vụ quan trọng hàng đầu này. Một phân tử vitamin E được đặt giữa một vài acid béo không no để bảo vệ chúng. Nếu một gốc tự do tấn công vào, thì hoặc là phân tử vitamin E được đặt vào giữa, hoặc là nó chuẩn bị lấy electron tự do. Đặc biệt, khi vitamin E ở ngoài trận đấu, nó sẽ bị loại ra khỏi tổ chức bởi vì bị ôxy hóa, và không thể tiếp tục nhiệm vụ khử nữa.
Kiểm soát tiểu cầu của máu :
Vitamin E không chỉ là một chất chống ôxy hóa mà còn tác động bởi nhiều cơ chế khác nữa, chưa được chứng minh. Nó kiểm soát tính hoạt động của tiểu cầu gây nguy hiểm đối với hệ tim-mạch, và làm giảm sự tăng sinh của các tế bào cơ trơn, đồng thời tấn công vào thành động mạch trong chống xơ vữa động mạch, cũng như sự tăng sinh đối với một vài tế bào ung thư.
Thức ăn nào cung cấp Vitamin E ?
Thức ăn giàu vitamin E nhất là trái cây có dầu, chẳng hạn dầu thực vật và mầm ngũ cốc.Người ta cũng tìm thấy vitamin E trong một vài thực phẩm có nguồn gốc động vật, (gan, trứng, cá béo, chất béo của sữa…) trong rau xanh.
Nguồn cung cấp tự nhiên của vitamin E
Dầu của mầm lúa mì
Margarine
Dầu cọ
Dầu bắp
Dầu đậu nành

Ngũ cốc, bánh mì
Thịt đỏ

Tất cả nguồn giàu vitamin E đều giàu acid béo không no. Điều này không phải ngẫu nhiên mà do vitamin E có mặt để bảo vệ chúng, nhưng càng ăn nhiều acid béo không no, càng cần nhiều vitamin E để bảo vệ khỏi nguy cơ ôxy hóa.
Một nghiên cứu của Đức chứng minh rằng, phần lớn những nguồn giàu vitamin E nhất sẽ tiêu thụ hầu hết hoặc đôi khi nhiều hơn những gì nó mang đến.
Người ta thấy rằng có một giới hạn kỹ thuật để cung cấp thức ăn vitamin E, mà nhu cầu cung cấp thêm hàng ngày dường như cần thiết.
Nhu cầu hàng ngày về Vitamin E là bao nhiêu ?
Hoặc là đơn vị quốc tế cũ (U.I), tương ứng với một 1mg của dạng vitamin E tổng hợp.
Hoặc là đơn vị mới (Alpha TE) tương ứng với 1 mg dạng sinh học hoạt động nhất, tương đương với 1,49 U.I.
Khó xác định liều thường ngày cần thiết, vì nó tùy theo tuổi, giới tính, tình trạng thể lực, các thức ăn cung cấp vào….
Khi ăn nhiều thức ăn có chứa acid béo không no, phải cần cung cấp thêm vitamin E để ổn định chúng, tức là ngăn ngừa quá trình ôxy hóa các acid béo không no này.
Theo nghiên cứu của Val-de-Marme, hầu như không ai có thể nhận đầy đủ lượng vitamin E được khuyên từ thức ăn tùy theo tuổi 40 đến 90% trong số họ nhận ít hơn 2/3.
Tương tự như các vitamin khác và muối khoáng, nhu cầu cung cấp vitamin E cũng được tính để tránh thiếu vitamin. Nó không tương ứng với nhu cầu cung cấp tối ưu cho phép, cũng như những hoạt động sinh hóa cần thiết cho hoạt động của chúng ta diễn ra trong những điều kiện tốt nhất, góp phần phòng ngừa bệnh lý.
Hai nghiên cứu mới đây được thực hiện bởi các nhà nghiên cứu trường đại học Harvard, một trong 399910 bác sĩ và một trong 87245 y tá, cho thấy rằng: đưa vào 30 đơn vị vitamin E sẽ không đủ, và lượng với cung cấp thêm bằng hoặc trên 100 đơn vị mỗi ngày, dùng ít nhất trong hai năm mới có thể làm giảm tần suất bệnh tim mạch. Điều này cao hơn 6 lần so với nhu cầu cung cấp được khuyên. Một nhu cầu cung cấp thêm như vậy không hủy bỏ nguy cơ mà chỉ làm giảm một nửa.
Hàm lượng vitamin E cung cấp được khuyên
Trẻ còn bú :4 UI/ngày
Trẻ từ 1 đến 3 tuổi :7 UI/ngày
Trẻ từ 4 đến 9 tuổi :10UI/ngày
Trẻ 10 đến 12 tháng :15UI/ngày
Thanh niên, trưởng thành :18UI/ngày
Phụ nữ có thai, cho con bú : 18-25 UI/ngày
Một số thực nghiệm cho thấy:
Liều càng cao tính bảo vệ cao
Vitamin E không là tác nhân bảo vệ duy nhất. Bêta-caroten, vitamin E, selen, magesi và chất lượng của các acid béo được ăn đóng một vai trò quan trọng.
Nếu các yếu tố nguy cơ (tỉ lệ cholesterol tăng cao, cao huyết áp, đái tháo đường, nghiện thuốc lá, được thêm vào thì một số nghiên cứu khác chỉ ra rằng, liều bảo vệ của vitamin E khoảng 800 UI/ngày, nhưng nhu cầu này có thể tăng lên mà không cần yếu tố nguy cơ.
Vào năm 1993, hội nghị về các gốc tự do và thể thao ở Valence, Tây Ban Nha, đã kết luận rằng, tập luyện càng nhiều, tiêu thụ vitamin E càng tăng (phải cần 400 UI/ngày cho những người leo núi).
Trong một lĩnh vực khác, ngăn ngừa ung thư của miệng và thanh quản, Gridley đã kết luận tương tự : chỉ bổ sung 100 UI/ngày để làm giảm một nửa tần suất bị bệnh này.
Một thí dụ khác: Ở những bệnh nhân SIDA, Baum đã kết luận không thể duy trì hàm lượng vitamin E bình thường trong máu mà phải dùng thêm hàng ngày, cao hơn 6 lần nhu cầu cung cấp được khuyên.
Tóm lại, với người lành trong những tình huống đặc biệt (thể thao, tiếp xúc với ánh nắng mặt trời), hay những người có yếu tố nguy cơ, và bệnh nhân thì cần thiết phải bổ sung để bảo đảm cho nhu cầu, bổ sung dạng tự nhiên được ưa thích hơn dạng tổng hợp.
Thiếu Vitamin E biểu hiện triệu chứng như thế nào?
Vitamin E, giống tất cả các vitamin tan trong mỡ, đi qua nhau thai kém. Vì vậy, em bé mới sinh ra có lượng vitamin E rất thấp, điều này tạo điều kiện thuận lợi cho vỡ hồng cầu và vàng da sau khi sinh, đặc biệt khi hồng cầu đột ngột bị tiếp xúc với ôxy được mang đến từ phổi. Ở trẻ em đẻ non, tình trạng này càng trầm trọng hơn, nó sẽ gây ra thiếu máu huyết tán, phá hủy hồng cầu, từ 4 đến 6 tuần ở đứa trẻ nhẹ cân lúc sinh ( nhỏ hơn 1,5 kg) nếu không được cung cấp thêm. Ngoài ra, bổ sung vitamin E làm giảm xuống 4 lần nguy cơ chảy máu não ở trẻ đẻ non.
Một vài đứa bé được sinh với bệnh di truyền hay bất thường bẩm sinh sẽ giảm khả năng hấp thu tất cả các vitamin trong dầu, do đó cần phải đưa vào mỗi ngày một lượng lớn các vitamin này.
Biểu hiện của thiếu vitamin E được thể hiện đầu tiên ở (neuron), thần kinh của não và dây thần kinh ngoại biên. Sau đó là mô mỡ. Ở trẻ có hệ thần kinh đang phát triển, và người già sẽ rất dễ bị tổn thương khi thiếu vitamin E. Thiếu vitamin E ở người lớn âm ỉ hàng chục năm mới xuất hiện dấu hiệu thần kinh sau đây :
Tổn thương hệ thần kinh ngoại biên cùng với giảm phản xạ và cảm giác sâu.
Bệnh cơ và yếu cơ.
Rối loạn quá trình phối hợp các động tác hay thất điều.
Tổn thương võng mạc, có thể tiến triển đến viêm võng mạc.

Ở người già, người ta nghi ngờ rằng thiếu vitamin E tạo thuận lợi cho thoái hóa não (bệnh Parkinson, Alzheimer).
Phần lớn người trưởng thành, thiếu vitamin E có thể vẫn âm ỉ trong hàng chục năm, khi đó nó không đủ lượng trong cơ quan để bảo đảm cho đặc tính bảo vệ hiệu quả của màng tế bào và mỡ trong tuần hoàn. Kết quả là xuất hiện đột ngột bệnh tim mạch và một vài bệnh ung thư.
Ngoài ra, vitamin E còn cần thiết để kiểm soát hiện tượng viêm, và dị ứng, cũng như cần cho hoạt động của sức đề kháng miễn dịch. Sự suy yếu này sẽ cạnh tranh với - sự gia tăng tần số bị nhiễm trùng khiến cho hiện tượng viêm và dị ứng nặng thêm.
Những ai dễ bị thiếu Vitamin E ?
Ngoài những tình huống đặc biệt trên, nhu cầu vitamin E tăng trong những trường hợp sau :
Thức ăn giàu acid béo không no, ngạy cảm với ôxy hóa.
Cung cấp nhiều sắt, đó là một chất tiền oxy hóa mà khi dùng chúng phải luôn luôn được kèm với vitamin E.
Thể thao.
Thay đổi độ cao (trên 2000m)
Uống quá nhiều rượu.
Ngộ độc thuốc lá.
Những người tiếp xúc với ô nhiễm (thợ tẩy, cắt tóc, người bảo dưỡng công nhân của công nghiệp xăng dầu…)
Những yếu tố nguy cơ tim mạch (béo, đái tháo đường, tăng huyết áp, rối loạn lipid máu…)
Yếu tố nguy cơ và tiền sử gia đình bị ung thư.
Bệnh Crohn.
Lọc máu.
SIDA.
Trường hợp nào nên dùng Vitamin E ?
Vitamin E được chỉ định
- Ngăn ngừa và điều trị thiếu máu cũng như tan huyết và chảy máu não ở trẻ sinh non, thiếu cân.
- Ngăn ngừa chứng thoái hóa thần kinh cơ ở trẻ em bị mucoviscidose hay hẹp đường mật (kết hợp với các vitamin tan trong dầu khác).
- Ở người chơi thể thao, tạo thuận lợi cho việc hồi phục hư hỏng cơ và hồi phục sức đề kháng, do gắng sức.
- Ngăn ngừa nhiễm trùng tai, mũi, họng mùa đông, khi bị nhiễm trùng, ngăn ngừa tái phát nhiễm trùng, trong những tình trạng được đi kèm với suy giảm miễn dịch : tuổi, tiếp xúc nhiều với mặt trời, nghiện thuốc lá, đái tháo đường, bệnh gan, suy thận, và ở những người HIV (+) và người bệnh SIDA (bằng cách kết hợp với vitamin C và bêta-caroten).
- Điều trị trứng cá bằng cách kết hợp với bêta-caroten và kẽm.
- Dị ứng, viêm mãn tính và bệnh tự miễn.
- Viêm cấp (bỏng) điều trị phóng xạ, viêm tụy cấp.
- Trong đái đường, để làm chậm sự xuất hiện biến chứng.
- Người hút thuốc lá, nghiện rượu, người tiếp xúc với ô nhiễm nặng.
- Ngăn ngừa và điều trị hỗ trợ một vài loại ung thư, đặc biệt là các ung thư được điều trị với tia xạ và hóa trị liệu.
- Ngăn ngừa và điều trị bổ sung đau thắt ngực, nhồi máu, viêm động mạch, tai biến mạch máu não và các yếu tố nguy cơ của nó. Đặc biệt đi dùng khi quá nhiều cholesterol trong máu, cao huyết áp, đái tháo đường và nghiện thuốc lá.
- Bằng cách kết hợp với liều cao acid béo không no, dưới dạng dầu cá hay dầu ngựa. Dầu cá được sử dụng chống lại sự dư thừa mỡ trong máu. Sau đó nông động mạch vành, để chống lại sự ngưng tụ quá mức của tiểu cầu gây ra cục máu đông, và ngăn ngừa huyết khối, dị ứng, hiện tượng viêm cùng với bệnh tự miễn. Dầu ngựa được sử dụng điều trị chàm, đái tháo đường, xơ cứng rải rác. Nếu những dầu vùng này không được bổ sung vitamin E, nó có thể bị ôxy hóa và tác dụng trở nên âm tích.
- Ngăn ngừa sự thoái hóa của não đi kèm với lão hóa.
- Hỗ trợ trong điều trị co giật, đặc biệt khi trơ với thuốc chống động kinh.
- Trong một vài trường hợp lupus và xơ cứng bì.
- Trong một bệnh hiếm : thoái hóa não ở người trẻ.
Dùng Vitamin E thường xuyên hay dùng liều cao hơn khuyến cáo của bác sĩ có nguy hiểm không ?

Vitamin E, giống như bêta-caroten, vitamin C và phần lớn các vitamin B là không độc, ngay cả liều cao được dùng kéo dài.
Tuy nhiên, nó sẽ làm giảm kết dính tiểu cầu cần thiết cho sự đông máu và có thể hấp thu vitamin K.
Nó có thể xảy ra ở những bệnh nhân dùng kháng vitamin K hay bị rối loạn đông máu và tạo thuận lợi cho chảy máu.
Để tốt hơn, những người này nên tránh dùng liều cao hơn 200UI/ngày và ngừng dùng vitamin E một vài tuần trước khi phẫu thuật.
BS.PHÙNG HOÀNG ĐẠO (Theo Encyclopédie des vitamines)

VITAMIN D HAY CALCIFEROL

Vitamine D là gì ?
Vitamine D không tan trong nước, nhưng tan trong dung môi hữu cơ, dầu, mỡ, alcool, ether và chloroform.
Một trong những đặc điểm của vitamine D cần được biết đến : nó không phải là một vitamine theo nghĩa đúng, bởi vì quá trình tổng hợp của da bảo đảm được phần lớn nhu cầu của tổ chức. Thực vậy, nếu ergocalciferol (vitamine D2) chỉ có thể đến từ thức ăn, thì tổ chức có khả năng tổng hợp vitmain D từ lớp đáy của thượng bì, từ cholesterol và dưới ảnh hưởng của tia cực tím.
Quá trình tổng hợp của da, và nguồn cung cấp chủ yếu vitamine D cho cơ thể và lệ thuộc vào nhiều yếu tố :
Sắc tố của da.
Vùng thượng bì, nơi quá trình tổng hợp được thực hiện.
Chiều dài của sóng và số lượng tia cực tím được nhận.
Nhiệt độ của da (quá trình chuyển đổi xảy ra thuận tiện ở nhiệt độ (36,50C đến 370C) và tạo điều kiện cho quá trình tổng hợp xảy ra nhanh.
Vitamine D có nguồn gốc bên trong sẽ được hấp thu trực tiếp bởi mạch máu. Ngược lại vitamine D có nguồn gốc bên ngoài, đầu tiên, được hấp thu trong ruột non kèm theo mỡ, sau đó được đưa vào tuần hoàn chung.
Vai trò của Vitamine D ?
Vitamine D chiếm một vị trí rất đặc biệt, dù cho nó có nguồn gốc bên trong từ quá trình tổng hợp của da hay nguồn gốc bên ngoài bởi nhu cầu thức ăn, vì vitamine D vẫn theo một lộ trình. Theo cách của các hormon steroid, vitamine D sẽ tác động bằng cách nối liền các bộ phận thụ cảm, thấm sâu vào nhân tế bào, khởi động cho các quá trình biểu hiện của một vài vitamine D đóng vai trò chủ đạo trong quá trình cốt hóa xương, bằng cách tăng khả năng hấp thu và cố định calci cùng phospho. Phạm vi hoạt động của chuyển hóa phosphocalci rất lớn nhưng trong đó vitamine D vẫn can dự đến tất cả các mức :
Trong ruột, vitamine D tạo điều kiện tăng hấp thu phosphocalci.
Trong xương, nó làm tăng số lượng calci được tiết ra trong máu.
Trong thận, nó tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình hấp thu phospho.
Tất cả các hoạt động này đều nhằm vào mục đích dùng duy trì lượng phosphocalci có sẵn trong cơ thể để hóa xương, chỉ đại diện một phần vai trò sinh lý của vitamine D.
Thực vậy, nhiều mô chứa các bộ phận thụ cảm đối với vitamine này cũng tham gia vào :
Quá trình tập trung calci trong sữa và tuyến sữa.
Vận chuyển calci về phía phôi thai ở nhau thai.
Sự biệt hóa bạch cầu cần thiết cho nhu cầu đáp ứng miễn dịch.
Tổng hợp interferon, một tác nhân chống lại virus.
Quá trình phát triển của các tế bào da.
Hoạt động của cơ.
Hoạt động kiểm soát, tổng hợp Insulin trong tụy.
Nhiều bộ phận thụ cảm đối với chuyển hóa vitamine D cũng được thấy rõ trong một vài phần của não, nhưng vai trò này vẫn còn nghiên cứu.
Thức ăn nào cung cấp Vitamine D ?
Nguồn gốc bên trong :
Quá trình chuyển dạng các sterol ở da của người dưới tác dụng của tia cực tím mặt trời là nguồn gốc hàng đầu của vitamine D, đồng thời nó được cung cấp một cách bình thường phần lớn nhu cầu của tổ chức.
Đặc tính này rất khó đánh giá chính xác, nhưng thỏa mãn từ 50 đến 70% nhu cầu, tùy theo điều kiện khí hậu, địa lý và xã hội.
Quá trình tổng hợp không giống nhau, mà có thể thay đổi tùy theo tác nhân, chẳng hạn :
Tăng lên nếu chế độ ăn nghèo về calciphospho.
Tổng hợp nhiều hơn ở trẻ em, nhất là trong thời kỳ tăng trưởng nhanh, và ở phụ nữ có thai vào lúc cuối thai kỳ. Ngược lại, nó giảm với tuổi già, ở người 80 tuổi sẽ ít hơn 3 lần so với 20 tuổi.
Người da trắng tăng cao hơn từ 50 đến 100 lần so với người da đen.
Khả năng tổng hợp có thể không đủ do thiếu tiếp xúc với mặt trời hoặc không đủ tia cực tím trong khí quyển, về chất lượng cũng như số lượng (độ cao quá cao, ô nhiễm khí quyển) không mặc áo quần quá kín. Nguy cơ thiếu có thể tồn tại và nhu cầu cung cấp dự phòng rất cần thiết để ngăn ngừa bệnh còi xương.
Nguồn gốc bên ngoài :
Vitamine D có rất ít trong thực phẩm tự nhiên, trừ một vài cá biển béo, nhất là gan của chúng (cá ngừ, cá hồi, cá trích, cá mòi, chình…)
Nhu cầu hàng ngày về Vitamine D là bao nhiêu ?
Nhu cầu được đánh giá là 10mg (400 UI) trong ngày và liều được khuyên từ 20 đến 30 mg (800 đến 1200 UI) trong hai năm đầu tiên sau sinh và vào mùa đông cho đến 5 tuổi.
Ở phụ nữ có thai, vào cuối thai kỳ, người ta khuyên dùng liều từ 10 đến 20mg/ngày (400 đến 800 UI).
Thiếu Vitamine D biểu hiện triệu chứng như thế nào?
Ở trẻ em : Còi xương xuất hiện trong hai năm đầu sau sinh. Đầu tiên, xương sọ sẽ bị ảnh hưởng nhất là vào tháng thứ 6 (mềm xương vùng chẩm, trán vồ). Từ tháng thứ 6 đến tháng thứ 12, xuất hiện các nốt ở xương sườn và những biến dạng lồng ngực.
Ở người trưởng thành : Tình trạng nhuyễn xương, mất khoáng của xương, thường xảy ra, nó biểu hiện bằng đau cơ và xương, tiến triển nhanh; vị trí đầu tiên là khung chậu và đau tăng lên khi bước đi, rồi sau đó cơn đau tiến đến lồng ngực và cột sống. Đặc biệt, nó còn đi kèm với đau cơ, làm cho bước đi trở nên khó khăn.
Vitamine D giữ vai trò ưu tiên trong điều hòa chuyển hóa calciphospho. Thiếu vitamine D có thể dẫn đến thay đổi tỉ lệ calci và phospho trong máu. Khi calci trong máu tăng sẽ gây ra kích thích sản xuất hormon cận giáp phản ứng.
Bất thường xương sẽ ảnh hưởng làm tất cả cấu trúc của xương dài, đầu xương và thân xương, sớm hơn là phần nối giữa đầu xương và thân xương bị rộng ra. Thêm vào đó là các biến dạng của xương sườn và cột sống.
Những ai dễ bị thiếu Vitamine D ?
Trẻ bú mẹ và trẻ nhỏ (sữa mẹ nghèo vitamine D, sữa bò cũng vậy). Nhu cầu từ 25 đến 30 mg cho mỗi ngày (1000 đến 1200 UI) là liều được khuyên trong năm đầu tiên sau sinh. Từ tháng 3 năm 1992, sữa giàu vitamine D với hàm lượng đã được kiểm soát và cho phép sử dụng ở Pháp.
Thanh niên.
Phụ nữ có thai và cho con bú.
Người già, ở những người này quá trình tổng hợp bên trong chậm lại và giảm tỉ lệ calciferol trong tuần hoàn, thêm vào đó và tiếp xúc với mặt trời không đủ, thực phẩm giảm hay thiếu, đôi khi mất, nhu cầu tăng lên do kém hấp thu ở ruột.
Tất cả những người bị thiếu vitamine D gợi ý do kém hấp thu mạn tính (do cắt dạ dày, thiếu mật, bệnh lý tụy hay thận làm giảm quá trình tổng hợp)
Người uống rượu nhiều.
Người được điều trị bằng những thuốc có tương tác với chuyển hóa của vitamine D thuốc động kinh) hay khả năng hấp thu của nó (dầu paraffin, choletyramin).
Những người bị bất thường di truyền về chuyển hóa vitamine D.
Trường hợp nào nên dùng Vitamine D ?
Điều trị dự phòng cho :
Phụ nữ cuối thai kỳ hay cho con bú và trẻ em dưới hai tuổi.
Người lớn có chế độ ăn thiếu vitamine D hay thiếu ánh mặt trời.
Phụ nữ lúc mãn kinh trở đi và những người đàn ông từ 65 tuổi trở đi (loãng xương, đưa đến xương bị yếu, dễ bị gãy cổ xương đùi, cung cấp thêm vitamine D và calci làm giảm 30% số người bị gãy xương, nhất là các phụ nữ lớn tuổi).
Người có quá trình chuyển hóa bị rối loạn, hoặc do di truyền và hấp thu thuốc.
Điều trị chữa lành :
Vitamine D được sử dụng trong những trường hợp còi xương và nhuyễn xương. Dù cho mọi nguyên nhân (thiếu máu, kém hấp thu, điều trị thuốc hay còi xương đề kháng vitamine) thì. Nguyên tắc chung là tránh kê đơn với liều cao, vì nó không chữa lành bệnh nhanh mà lại gây ngộ độc.
Để cung cấp thêm vitamine D một cách có ích, tốt nhất và chắc chắn hơn cho người lành, thì nên cung cấp một cách tự nhiên : tiếp xúc với mặt trời ở mặt và bàn tay trong ¼ giờ mỗi ngày, khi đó đảm bảo được quá trình tổng hợp bên trong xảy ra nhanh. Mặc khác, do quá trình tổng hợp này giảm ở người già nên nhu cầu cung cấp thêm thật cần thiết cho họ, cũng như ở trẻ em.
Một êkip người Anh cho thấy rằng, trong một vài trường hợp, vitamine D có thể giúp chống ung thư vú, và một số công trình khác gợi ý rằng, nó có thể được sử dụng trong điều trị một vài bệnh ung thư máu.
Cuối cùng, một dẫn xuất của vitamine D được dùng trên da dường như ngày nay là một biện pháp điều trị tốt đối với bệnh vảy nến.
Dùng Vitamine D thường xuyên hay dùng liều cao hơn khuyến cáo của bác sĩ có nguy hiểm không ?
Dùng với liều cao vitamine D có thể gây ra các phản ứng trầm trọng : chán ăn, buồn nôn, mất cân, đi tiểu tăng lên, mất nước, tăng huyết áp. Những tác dụng này chỉ xuất hiện với liều rất cao (25 đến 27 mg/ngày cho 1kg trọng lượng) và dùng trong nhiều tuần.
Nếu ngộ độc xảy ra, sẽ có sự calci hóa mô : Muốn calci được lắng đọng ở thận, mạch máu, tim, phổi.
Dùng liều cao lúc có thai có thể gây sống thai hay tăng calci máu ở trẻ bú mẹ (chậm phát triển về tâm thần vận động, bất thường về tim mạch). Nguy cơ này đã khiến các nhà nhi khoa và dinh dưỡng giảm liều được khuyên trong những năm 50.
Cuối cùng, vitamine D và những dẫn xuất của chúng hoàn toàn chống chỉ định cho các trường hợp calci máu, calci niệu hay sỏi calci.
BS.PHÙNG HOÀNG ĐẠO (Theo Encyclopédie Médicale)


VITAMINE C HAY ACID ASCORBIC



Vitamine C là gì ?
Vitamine C, hay còn gọi là acid Ascorbic, là một chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, có chủ yếu trong trái cây và các loại rau củ. Vitamine C tham gia vào thành phần cấu tạo của xương, da và thành mạch. Cũng như các vitamine khác, vitamine C là một hợp chất hữu cơ. Hợp chất hữu cơ là từ chỉ các chất tham gia vào các hoạt động chuyển hoá trong một cơ thể sống và trong thành phần cấu tạo có carbon và oxy.
Acid Ascorbic là một vitamine tan trong nước, hầu như không thể dự trữ trong cơ thể trừ một lượng rất nhỏ, vì vậy cơ thể cần được bổ sung vitamine C mỗi ngày.
Vai trò của vitamine C trong cơ thể ?
Vitamine C giúp cho việc sản xuất ra collagen, đây là một protein cần thiết cho việc hình thành và bảo vệ răng, lợi, xương, sụn, các đĩa sống (các đĩa sụn nằm giữa các đốt sống), các dây chằng, thành mạch và làn da. Ngoài ra, acid này còn đóng nhiều vai trò quan trọng khác :
- giúp vết thương mau lành.
- tăng sức đề kháng, tránh nhiễm khuẩn.
- ức chế một số độc chất như khói thuốc lá, và một số chất sinh ung trong thực phẩm chúng ta ăn hàng ngày.
- có khả năng làm giãn mạch vì vậy làm giảm nguy cơ tăng huyết áp và các bệnh tim mạch.
- giúp điều hòa lượng cholesterol trong máu.
- giúp ngăn ngừa bệnh scurvy (bệnh scorbut hay bệnh hoại huyết), đặc trưng bởi tình trạng mệt mỏi, thiếu máu, sưng khớp, sưng nướu và chảy máu chân răng. Trước đây bệnh thường gặp ở những thủy thủ đi biển lâu ngày vì họ không được ăn rau củ tươi và trái cây. Nhiều thủy thủ đã chết vì bệnh này. Ngày nay, bệnh rất hiếm gặp.
- giảm nguy cơ mắc bệnh đục thủy tinh thể - thủy tinh thể của mắt bị mờ đục làm bệnh nhân nhìn không rõ, thường do lão hóa, hoặc do một số bệnh biến dưỡng gây nên.
- có thể hạn chế hay phòng tránh các biến chứng của bệnh tiểu đường lên thận, mắt và hệ thần kinh.
- có thể giúp hạn chế bị cảm lạnh (hạn chế bị nhiễm một số loại virus gây bệnh ở đường hô hấp), tuy nhiên điều này chưa được khẳng định và còn nhiều tranh cãi.
- giúp hấp thu chất sắt.
- giảm hàm lượng chì - một loại chất độc trong cơ thể.
Thức ăn nào có chứa vitamine C ?
Các loại trái cây : cam, chanh, quýt, bưởi, đào, chuối, đu đủ,

dâu tây, xoài,

dâu tằm, trái kiwi, thơm, dưa hấu, trái mâm xôi, trái nham lê (cranberry), bí đỏ, trái hồng, quả anh đào..
Rau củ : măng tây, bông cải, ớt tây đỏ và xanh (hay gọi là ớt Ðà Lạt), bắp cải, cải xoăn, khoai tây, khoai lang, khoai từ, quả bầu bí, các loại đậu, củ cải trắng, hành củ, bắp, bí ngô, cà rốt, cần tây, bắp cải muối.
Thảo mộc : củ tỏi, xà lách xoong.
Một số thực phẩm khác như :sữa, thịt (nhưng với hàm lượng nhỏ)
Nhu cầu vitamine C hàng ngày (tính theo miligram) là bao nhiêu?
Trẻ sơ sinh đến 1 tuổi : 30 - 35 mg.
Trẻ từ 1 đến 3 tuổi : 40 mg.
Trẻ từ 4 đến 10 tuổi : 45 mg.
Phụ nữ có thai : 75 - 90 mg.
Phụ nữ đang cho con bú : 75 - 90 mg.
Người hút thuốc : 100 mg.
Bệnh nhân bị tiểu đường, người già, bệnh nhân bị stress và dị ứng : có thể dùng tới 200 mg một ngày tuỳ theo toa của bác sĩ.
Trung bình, người khoẻ mạnh cần 60 mg, ngoại trừ một số chỉ định riêng.
(1 mg = 1/1000 g 1g = 0.0353 ounce)
Thiếu vitamine C có thể gây bệnh gì?
Thiếu vitamine C có thể bị bệnh SCORBUT (hình)

Dùng qúa liều vitamine C có sao không?
Dùng quá liều vitamine C, bạn có thể bị tiêu chảy, buồn nôn, ngứa da, tiểu buốt tiểu gắt, tăng thải trừ chất đồng ra khỏi cơ thể.
Có nhiều bằng chứng cho thấy, hấp thu nhiều vitamine C làm tăng nguy cơ lắng đọng tại thận và gây sỏi thận. Những bệnh nhân bị dư thừa sắt (Fe) trong cơ thể như bệnh thiếu men glucose-6-phosphate dehydrogenase (men G6PD) (một bệnh di truyền, làm màng hồng cầu kém bền, hồng cầu dễ vỡ, phóng thích sắt vào trong máu) hay do những nguyên nhân khác, nên cẩn trọng khi sử dụng vitamine C vì nó có tác dụng tăng hấp thu sắt (nếu quá nhiều sắt trong cơ thể sẽ thâm nhiễm vào các cơ quan khác gây tổn thương các cơ quan trong cơ thể).
Ngộ độc vitamine C :
Trong phòng thí nghiệm, người ta đã ghi nhận vitamine C có thể làm tăng tổng hợp các chất gây độc cho gen (ADN). Nếu những chất này được tạo ra với một lượng nào đó, nó có thể gây đột biến gen, từ đó phát triển bệnh ung thư.
Tương tác thuốc :
Acid ascorbic có thể gây một số tương tác khi dùng chung với một số thuốc. Vì vậy khi dùng vitamine C, bạn nên cần thận đọc kỹ hướng dẫn dùng, các chỉ định và chống chỉ định in trên bao bì.
BS.PHÙNG HOÀNG ĐẠO (Theo Encyclopédie des vitamines)

VITAMIN B12 HAY COBALAMIN



Vitamine B12 là gì ?
Vitamine B12 là một phân tử lớn chứa ở trung tâm một hạt nhân cobalt. Trong cơ thể, nó tồn tại dưới dạng bốn dẫn xuất mà người ta gọi là cobalamin và hoạt động như các yếu tố enzyme. B12 rất nhạy cảm với ánh sáng, và tương đối ổn định với nhiệt độ (cho đến 1200C), bền vững với ôxy hóa.
B12 ít tan trong rượu và dịch hữu cơ, nhưng dễ hòa tan trong nước. B12 sẽ mất hàm lượng trong thức ăn khi thức ăn được rửa và nấu trong nước.
Dự trữ toàn bộ của tổ chức về vitamine B12 vào khoảng 3 đến 4mg, chủ yếu được chứa ở trong gan. Mức độ dự trữ này đủ bảo đảm lượng vitamine B12 cần thiết trong 5 năm.
Vai trò của Vitamine B12 ?
Vitamine B12 là đồng yếu tố của hai loại phản ứng men thiết yếu :
Đồng phân hóa (đồng phân là những phức hợp hóa học có cùng hạt nhân nhưng có sẵn ở dạng soi gương).
Vận chuyển nhóm methyl (transmethyl hóa).
Hai loại phản ứng này có những vai trò quan trọng liên quan đến những vấn đề sau.
Tạo máu : Trong tủy xương, vitamine B12 can dự vào cùng một lúc quá trình trưởng thành và sự nhân lên của hồng cầu. Trường hợp thiếu vitamine B12, suy nhiều dòng tế bào dẫn đến tăng kích thước của các tế bào được sinh ra. Điều này làm cho hồng cầu khổng lồ, được gọi là tế bào lớn.
Tính toàn vẹn của hệ thần kinh : Thiếu vitamine B12 đưa đến thoái biến dây thần kinh ngoại biên, tủy sống và đôi khi não. Điều này bắt đầu bởi tổn thương vỏ bảo vệ của các đầu tận cùng dây thần kinh, myéline.
Tính hiệu quả của hệ miễn dịch, và đặc biệt tiết ra kháng thể.
Quá trình nhân đôi của ADN trong tế bào.
Tổng hợp methionin.
Nhìn chung, vitamine B12 rất cần thiết cho quá trình nhân lên của tế bào.
Thiếu B12 ảnh hưởng một cách đặc biệt đến tất cả các mô mà trong đó quá trình nhân đôi xảy ra nhanh chẳng hạn ở máu, niêm mạc ruột non, nội mạc tử cung.
Vitamine B12 tham gia vào chức năng của hệ thống thần kinh (trí nhớ, khả năng học…) và quá trình phát triển hài hòa ở trẻ em. Nó còn có tác dụng chống mệt mỏi và kích thích.
Thức ăn nào cung cấp Vitamine B12?
Nguồn cung cấp chủ yếu là động vật, đặc biệt ở gan, bò, heo, cá, thịt, thức ăn biển, trứng.
Nguồn cung cấp tự nhiên của vitamine B12
Gan bò
Gan gà

Trứng
Fromage, heo, gà, cừu
Sữa mẹ
Sữa bò
Nhu cầu hàng ngày về Vitamine B12 là bao nhiêu ?
Tương ứng với số lượng cần thiết để bù lại B12 mất đi hàng ngày, trung bình 2 đến 5mg/ngày đối với người thanh niên hay trưởng thành. Thực phẩm, nếu không phải là thực vật, thì bảo đảm đủ nhu cầu cho cơ thể.
Lượng vitamine B12 được khuyên cung cấp
Trẻ còn bú : 1mg/ngày
Trẻ từ 1-12 tuổi : 2mg/ngày
Thanh niên từ 13 đến 19 tuổi: 3 mg/ngày
Người trưởng thành: 3mg/ngày
Phụ nữ có thai hay cho con bú: 4mg/ngày
Thiếu Vitamine B12 biểu hiện triệu chứng như thế nào?
Những triệu chứng lâm sàng xuất hiện từ từ và kín đáo trong nhiều tuần, đôi khi trong nhiều tháng. Chúng có biểu hiện đầu tiên là mệt mỏi tăng dần, chán ăn, gầy sút rồi sau đó xuất hiện thiếu máu, tổn thương hệ thần kinh, da và niêm mạc.
- Thiếu máu
- Tổn thương hệ thần kinh
- Tổn thương da và niêm mạc
- Những triệu chứng máu : Liên quan đến tất cả những dòng tế bào. Đầu tiên, tăng thể tích hồng cầu, rồi thiếu máu, cuối cùng tổn thương bạch cầu.
Những ai dễ bị thiếu Vitamine B12 ?
Người ăn chay.
Người nghiện rượu mãn tính, thiếu tất cả các vitamine nhóm B.
Người lớn tuổi.
Người bị bệnh đường tiêu hóa : Viêm dạ dày bởi thiếu tiết acid (thường gặp ở người già), cắt bỏ dạ dày, túi thừa hay có những khoang bất thường ở ruột, bệnh Cohn.
Những người được điều trị lâu bằng các thuốc tác động đến chuyển hóa vitamine B12 như Metformin (glucophage, ghicinan) một thuốc điều trị tiểu đường.
Thuốc chống loét dạ dày như: cimetidine hay ranitidine.
Colchicin được dùng để chữa bệnh gout.
Neomycin.
Thuốc ngừa thai làm giảm lượng vitamine B12.
Trường hợp nào nên dùng Vitamine B12?
Chỉ định và cách thức dùng tùy theo triệu chứng và nguyên nhân.
Thiếu cung cấp được điều chỉnh dễ dàng bằng cách bổ sung bằng đường ăn uống.
Thiếu bởi bệnh của chuyển hóa, cũng có thể chữa lành bằng đường ăn uống.
Thiếu do kém hấp thu, đòi hỏi phải dùng đường tiêm.
Chỉ định dùng B12 rất nhiều, kết quả từ các quan sát lâm sàng, người ta sử dụng thường xuyên vitamine B12, đơn độc hay kết hợp, với B1B6.
Để hỗ trợ chống đau do bệnh thần kinh, đau thần kinh tọa, đau thần kinh cổ, cánh tay, bệnh thần kinh gây đau, viêm dây thần kinh thị giác.
Để hoạt hóa chuyển hóa chung, chống mệt mỏi (liều cao).
Bệnh xơ cứng rải rác.
Khử độc cyanure.
Thuốc nhỏ mắt trong viêm kế mạc là vết thương giác mạc.
Nhưng nhu cầu sử dụng thường gặp là bổ sung thêm để ngừa tính biến đổi của hoạt động trí tuệ ở những người lớn tuổi, giống như B9.
Dùng Vitamine B12 thường xuyên hay dùng liều cao hơn khuyến cáo của bác sĩ có nguy hiểm không?
Ở người, không ngộ độc do quá liều. Tuy nhiên, với người trưởng thành đã nhận kéo dài liều cao vitamine B12, có nghiên cứu cho rằng có sự xuất hiện kháng thể chống B12. Cũng phải tính đến rằng ở liều cao có nguy cơ phát triển u ác tính, vì hoạt động của vitamine lên quá trình phát triển của u.
Cuối cùng, có một vài phản ứng miễn dịch dị ứng (biểu hiện da) sau khi tiêm như: ngứa, nổi mề đay, đỏ da, trứng cá, nước tiểu có màu đỏ, đau chỗ tiêm. Một vài người cũng dị ứng với vitamine B12 bằng đường tiêu hóa.
BS.PHÙNG HOÀNG ĐẠO (Theo Encyclopédie des vitamines)

VITAMIN B9 HAY ACID FOLIC HAY FOLAT

Vitamine B9 là gì ?
Năm 1940, thuật ngữ acid folic được đặt cho một chất cần thiết trong quá trình tăng trưởng của liên cầu khuẩn, nó được tìm thấy trong lá rau bí na. Thuật ngữ folat là chung và đặt tên cho một họ hợp chất mà acid folic để xem là phức hợp cơ bản.
Vai trò của vitamine B9 ?
Acid folic là cơ sở chính của nhiều coenzyme. Trong nhiều phản ứng tổng hợp, những coenzyme này tham dự vào quá trình trưởng thành và phân chia tế bào. Nó có vai trò quan trọng ở nhiều mức khác nhau :
Tạo ra những tế bào máu, thiếu acid folic dẫn đến thiếu máu hồng cầu to.
Hệ thần kinh trung ương, vì folat tham gia vào quá trình tổng hợp nhiều chất dẫn truyền thần kinh như : Dopamin, adrenalin, noradrenalin.
Rối loạn thái độ, tinh thần chậm chạp xảy ra là do sai lầm của chuyển hóa folat. Nguồn gốc của những rối loạn này vẫn chứa được sáng tỏ, nhưng người ta biết rằng : tính toàn bộ của các phản ứng mà vitamine B9 là cơ sở rất cần thiết cho quá trình phát triển bình thường cũng như cho hoạt động nhịp nhàng của tất cả hệ thần kinh. Nó cần thiết trong nhiều trường hợp :
Tổng hợp acid nucleic (AND, ARN) tạo nên gen.
Trong methyl hóa acid nucleotide, điều này dường như quan trọng trong ngăn ngừa ung thư.
Tổng hợp methionin, acid amin đồng thời lọc homocystein làm giảm huyết khối và xơ vữa động mạch. Tổng hợp protein.
Thức ăn nào cung cấp vitamine B9 ?
Trong thực phẩm có nguồn gốc động vật và thực vật. Vitamine B9 bị phá hủy nhanh bởi ôxy hóa và nhiệt. Vi khuẩn đường ruột tạo nguồn gốc cung cấp phụ thêm nhưng rất ít.
Nguồn gốc tốt nhất là : gan (gan bê, pâté gan vịt…) trứng, nấm. Thiếu B9 sẽ đi kèm với thiếu vitamine C hoặc sắt, kẽm. Khi đó giảm tính sinh học có sẵn của B9. Đặc biệt bệnh bò điên khiến cho người sử dụng gan bò cẩn thận, cũng ảnh hưởng đến B9.
Nguồn cung cấp tự nhiên của vitamine B9
Nấm
Cà rốt

Khoai tây
Sữa mẹ
Sữa bò tươi
Sữa bột
Mầm lúa mì
Đậu haricot
Nấm men
(chiết xuất cô đặc)
Thịt, bò, lợn, bê
Gà, trứng
Gan (bò, heo, bê)
Nhu cầu hàng ngày về vitamine B9 là bao nhiêu ?
Lượng vitamine B9 được khuyên cung cấp
Trẻ còn bú :50mg/ngày
Trẻ từ 1-3 tuổi: 100 mg/ngày
Trẻ từ 4-12 tuổi: 200 mg/ngày
Thanh niên từ 13 đến 19 tuổi: 300mg/ngày
Người trưởng thành: 300 mg/ngày
Phụ nữ có thai hay cho con bú: 500 mg/ngày
Thiếu vitamine B9 biểu hiện triệu chứng như thế nào?
Thiếu cung cấp : đến đột ngột sau khi dùng thuốc kháng folic như methotrexat, hay kháng sinh điều trị bệnh đường tiết niệu. (Bactrim, Eusaprim). Đặc biệt nguy hiểm ở trẻ em, lúc có thai, khi đó biểu hiện bằng rối loạn tiêu hóa (đi chảy, chán ăn, buồn nôn), bệnh da, chảy máu, hay ban xuất huyết.
Thiếu mãn tính : xuất hiện mệt mỏi tăng dần, rối loạn giấc ngủ và trí nhớ, dễ bị kích thích, đôi khi giảm ngon miệng cùng những dấu chứng giống như thiếu B12. Ở thanh niên thiếu B9 có thể gây ra chậm phát triển.
Triệu chứng lâm sàng của trẻ em bị rối loạn chuyển hóa B9 bao gồm : Những rối loạn thần kinh khác nhau cùng với co giật, rối loạn thái độ tự kỷ và chậm chạp về tinh thần.
Những ai dễ bị thiếu vitamine B9 ?
- Thiếu từ thức ăn được mang vào cơ thể.
- Thiếu hấp thu do mắc phải hay di truyền.
- Tăng nhu cầu (hay bài tiết)
Đặc biệt ở những phụ nữ có thai, nhu cầu B9 tăng đáng kể. Do đó, mức độ cung cấp B9 được đề nghị trong thời gian mang thai, có thai gần nhau, hoặc cho con bú kéo dài rất cần thiết và có hệ thống.
Nhu cầu cũng được tăng một cách đáng kể ở trẻ sơ sinh, trẻ sinh non, nhất là trẻ được nuôi dưỡng bằng sữa bò hay sữa mẹ thiếu B9.
Nói khác hơn, khả năng cung cấp B9 từ thức ăn hằng ngày là không đủ. Nhiều tình huống tăng những nguy cơ thiếu B9 : có thai, sinh non, trẻ nhỏ, phát triển nhanh, tuổi già, có kinh nhiều, uống nhiều rượu, sử dụng kéo dài một vài loại thuốc, một số bệnh tiêu hóa, sida…
Trường hợp nào nên dùng vitamine B9?
Chỉ định cho những người tuổi già :
Điều chỉnh thiếu folate không chỉ quan trọng để tối ưu khả năng trí tuệ, mà còn rất cần thiết để duy trì khả năng này, đặc biệt, ở những người già.
Do đó, cần cho người già biết được tầm quan trọng khi dùng gan và các thức ăn giàu folat. Nó có thể bổ trợ thêm folat, vitamine B12 và là những thức ăn cần thiết để duy trì chức năng trí tuệ .
Chỉ định B9 ở người trẻ tuổi :
Với người trẻ, thiếu dinh dưỡng cũng thường gặp, nhưng không cùng hậu quả như trên.
Chỉ định ở phụ nữ có thai :
Những nghiên cứu của Smithells và Schorah, và được xác định bởi nhiều nghiên cứu, đã chỉ ra rằng : Thiếu folat ở người mẹ sẽ tạo thuận lợi biến dạng cho trẻ sơ sinh như không đóng kín ống sống.
Thuốc ngừa thai, làm tăng thiếu folat. Vì vậy FDA của Hoa Kỳ, đề nghị bổ sung vào bánh mì và bột ngũ cốc B9, để cung cấp cho các phụ nữ trong tuổi có thai.
Ở Pháp người ta cũng đề nghị những phụ nữ muốn có thai phải dùng thêm folat ba tháng trước khi thụ thai.
Bệnh tim - mạch :
Folat cũng giữ vai trò ngăn ngừa bệnh tim mạch, thiếu chúng, giống như thiếu vitamine B6 và B12 sẽ đưa đến gia tăng homocystein. Một nghiên cứu được thực hiện năm 1995 ở Irlande cho thấy rằng những người dùng thêm vitamine B9 giảm 64% nguy cơ chết do nhồi máu cơ tim.
Dùng vitamine B9 thường xuyên hay dùng liều cao hơn khuyến cáo của bác sĩ có nguy hiểm không?
Ngày nay chưa thấy trường hợp nào bị ngộ độc do quá liều. Bệnh ung thư máu bị chống chỉ định dùng B9.
Thiếu B9 kết hợp với B12 thường xảy ra. Khi đó, người ta khuyên nên bổ sung vitamine B12 trước.

BS.PHÙNG HOÀNG ĐẠO (Theo Encyclopédie des vitamines)

VITAMIN B8 HAY BIOTIN

Vitamine B8 là gì ?
Vitamine B8 tan trong nước và dung dịch kiềm, nhưng ít tan trong môi trường axit hoặc những dung môi hữu cơ. Nó ổn định với nhiệt và dung môi nước, ít nhạy cảm với ôxy hóa. Đặc biệt, bị phá hủy bởi tia cực tím.
Vitamine B8 có nhiều đặc tính giống với avidin, glycoprotein của lòng trắng trứng. Với chất này vitamine B8 sẽ tạo thành liên kết khiến nó trơ không có hoạt tính. Tính liên kết này sẽ gây ra thiếu vitamine.
Vai trò của Vitamine B8 ?
Biotin là coenzym của tất cả họ enzyme, carbôxylase. Nó can thiệp gián tiếp vào quá trình tổng hợp lipide cùng một vài acid béo cũng như vài acid amine và đường trong chu trình sản xuất ra năng lượng.
Thức ăn nào cung cấp Vitamine B8 ?
Giống tất cả các vitamine nhóm B khác, nó có trong : gan, nấm haricots, trứng, cá và thịt. Nhưng lòng trắng trứng có chứa một phân tử avidin làm hủy hoại B8.
Nguồn cung cấp tự nhiên của vitamine B8
Men bia
Cải bông,


nấm

Haricots, đậu khô
Trứng toàn phần
Cà rốt,



cà chua
Gạo
Cừu
Heo
Sữa bò
Chocolat
Fromage
Nước cam
Táo
Sữa mẹ
Cá biển

Nhu cầu hàng ngày về Vitamine B8 là bao nhiêu ?
Nhu cầu B8 được thỏa mãn một cách bình thường bởi thức ăn, vì nó phân bố nhiều trong động vật và thực vật. Ngoài ra, vi khuẩn của ống tiêu hóa góp phần tổng hợp chúng, tạo điều kiện thỏa mãn một phần nhu cầu. Khó để ước tính nhu cầu cần thiết B8 hàng ngày. Nó thay đổi từ 100mg đến 300mg mỗi ngày đối với người lớn và 50 đến 90mg/ngày đối với trẻ em.
Thiếu Vitamine B8 biểu hiện triệu chứng như thế nào?
Triệu chứng thần kinh : rối loạn tri giác, hôn mê, tinh thần chậm chạp, co giật.
Những dấu hiệu về tiêu hóa : chán ăn, nôn mửa
Những dấu chứng về da : rụng lông, thưa lông mi và lông mày, hoặc viêm da quanh các lỗ tự nhiên, viêm lưỡi, viêm kết mạc, nhiễm nấm candida, viêm móng và quanh móng.
Những ai dễ bị thiếu Vitamine B8 ?
Không có tình trạng thiếu vitamine B8 ở những người bình thường, có chế độ ăn bình thường.
Nhưng có hai tình huống rất đặc biệt gây ra tình trạng thiếu B8.
Chế độ nuôi dưỡng nhân tạo lâu dài không cung cấp vitamine.
Chế độ ăn nhiều, một cách bất thường lòng trắng trứng tươi.
Ngoài ra, có một bệnh bẩm sinh không phải vì thiếu biotin, nhưng lệ thuộc vào vitamine này, do thiếu nhiều carboxylase. Chứng thiếu này được mô tả lần đầu tiên vào năm 1979. Khi bệnh này được phát hiện, nó có thể chữa dễ dàng.
Trường hợp nào nên dùng Vitamine B8?
Chỉ định đầu tiên là thiếu nhiều carboxylase, biotin sẽ chữa khỏi và bảo đảm cho đời sống bình thường của bệnh nhân (B8 phải được uống suốt đời). Dùng B8 để điều trị rụng lông cùng những bất thường về lông và móng hoặc viêm da nhờn ở mặt và da đầu, trứng cá, viêm lợi. Nhưng ở người, thiếu B8 là một ngoại lệ và những chỉ định này không được xác nhận bởi các nghiên cứu.
Bệnh được nuôi dưỡng nhân tạo kéo dài hoặc ăn lòng trắng trứng kéo dài. Nhưng khi trở lại chế độ ăn bình thường sẽ thiết lập được cân bằng.
Những nghiên cứu mới đây thấy rằng, biotin(vitamine B8) có khả năng làm giảm được đường máu. Nó được dùng bởi liệu pháp dinh dưỡng, kết hợp với các vitamine nhóm B khác và magesi để hỗ trợ điều trị bệnh đái tháo đường.
Dùng Vitamine B8 thường xuyên hay dùng liều cao hơn khuyến cáo của bác sĩ có nguy hiểm không?
Hiện nay, chưa tìm thấy dấu hiệu ngộ độc B8 do quá liều.
BS.PHÙNG HOÀNG ĐẠO (Theo Encyclopédie des vitamines)

VITAMIN B6 HAY PYRIDOXIN

Vitamin B6 là gì ?
Phần lớn B6 có trong gan vì những tế bào gan tổng hợp coenzym hoạt động được xuất phát từ pyridoxin và các dẫn xuất của chúng, trước khi mang đến hệ tuần hoàn. Người ta còn tìm thấy vitamin B6 trong não, huyết tương và hồng cầu.
Vitamin B6 tan trong nước, ổn định với nhiệt độ và bền vững trong môi trường ôxy hóa, nhưng bị giáng hóa bởi nhiệt độ ở dung môi trung tính hay kiềm. Ngoài ra, quá trình tiến hành đông lạnh nhanh thực phẩm thì không làm biến đổi B6.
Vai trò của vitamin B6 ?
Vitamin B6, giống như coenzym, tham gia hơn 100 phản ứng chủ yếu của quá trình chuyển hóa acid amin.
Trong số những phản ứng khác từ cuộc sống, nó được sử dụng trong :
Tổng hợp một thành phần khử độc của muối mật, chất này đóng vai trò làm dịu não.
Tổng hợp chất trung gian thần kinh quan trọng, giống như serotonin và GABA, những chất này cần thiết cho tiến trình kiểm soát lo lắng.
Tính miễn dịch
Tổng hợp hemoglobin
Cầu nối( tạo keo) cần thiết để làm chắc xương
Vai trò của nó cũng quan trọng và phức tạp. Nếu thiếu B6 sẽ gây ra những ảnh hưởng trầm trọng trong nhiều lãnh vực : tâm thần, giảm miễn dịch, tăng nguy cơ bị loãng xương và bệnh tim mạch.
Thức ăn nào cung cấp vitamin B6 ?
Người ta tìm thấy B6 trong nhiều thực phẩm, đặc biệt, trong nhóm thực phẩm giàu những vitamin nhóm B khác như : gan, cá, thịt, rau xanh, cải bông, đậu haricots, chuối.
Nguồn cung cấp tự nhiên vitamin B6
Trứng
Thịt
Sữa mẹ

Rau
Trái cây
Vi khuẩn kí sinh tổng hợp một dạng vitamin B6 không được hấp thu.
Nhu cầu hàng ngày về vitamin B6 là bao nhiêu ?
Lượng vitamin B6 được khuyên cung cấp




Trẻ còn bú : 0,6mg/ngày
Trẻ từ 1-3 tuổi:0,8 mg/ngày
Trẻ từ 4-9 tuổi: 1,4 mg/ngày
Trẻ từ 10-12 tuổi: 1,6mg/ngày
Thanh niên 13 đến 19 tuổi Nam: 2,2mg/ngày
Thanh niên 13 đến 19 tuổi Nữ: 2,0 mg/ngày
Người trưởng thành Nam: 2,2 mg/ngày
Người trưởng thành Nữ: 2,0 mg/ngày
Phụ nữ có thai hay cho con bú: 2,5 mg/ngày
Thiếu vitamin B6 biểu hiện triệu chứng như thế nào?
Kết hợp những tác nhân dinh dưỡng, hormon, dược lý và gen đưa tới tình trạng thiếu B6 gây ra những dấu hiệu không đặc hiệu, hiếm khi được biết.
Ngộ độc rượu mãn tính ở những người tâm thần bị đưa vào viện trong tình trạng dinh dưỡng kém.
Điều trị bằng isoniazide cho người nghiện rượu mãn với chuyển hóa bị chậm lại.
Chạy thận nhân tạo cho những người suy thận có chế độ ăn giảm năng lượng và giảm protein.
Có thai sau khi vừa ngưng thuốc ngừa thai.
Một vài cơ địa di truyền, giống bệnh homolystein niệu dị hợp tử do biến đổi gen.
Không có dự trữ về B6, dẫn đến xuất hiện nhanh các triệu chứng :
Dễ tổn thương với stress, lo lắng, rối loạn tính tình và có xu hướng bị trầm uất.
Viêm quanh cánh mũi và mép môi (viêm da nứt kẽ)
Giảm đề kháng miễn dịch.
Viêm đa dây thần kinh, thiếu máu nếu thiếu B6 trầm trọng.
Bị co giật ở trẻ em.
Những ai dễ bị thiếu vitamin B6 ?
Nghiện rượu mãn tính, thường kèm thiếu các vitamin nhóm B khác, điều này đưa đến viêm đa dây thần kinh và rối loạn tâm thần.
- Lọc máu.
-Những người được điều trị với isoniazid (thuốc kháng lao này kết hợp với dạng hoạt động của vitamin và đưa ra một chất khiến mất hoạt tính vitamin).
- Phụ nữ có thai, lúc mới sinh và lúc cho con bú. Khi thiếu B6 có thể gây ra chứng “trầm cảm sau sinh”.
-Phụ nữ uống thuốc ngừa thai có nhu cầu B6 tăng lên, thiếu B6 sẽ dẫn đến các biểu hiện lo lắng, trầm uất.
- Hội chứng tiền kinh đó estrogen tăng cao dẫn đến sử dụng nhiều B6. Thiếu B6 tạo điều kiện cho kích thích xảy ra, khi đó sẽ thích ăn ngọt, lo lắng, trầm cảm.
- Người bị bệnh homocystein niệu dị hợp tử, sẽ có homocystein tích tụ trong máu, làm tăng nguy cơ bị lấp mạch và xơ vữa động mạch sớm.
- Người già, suy dinh dưỡng.
-Người chơi thể thao.
Cuối cùng, ở 50% những người thiếu B6 đều có những triệu chứng khác nhau (cứng chi, đau đầu, cảm giác nóng rát thái dương và nóng, đau dạ dày, biểu hiện sau ăn monoglutamat natri. Một loại muối được sử dụng tại các tiệm ăn Trung Hoa.
Điều này do quá trình chuyển hóa bất thường của monoglutamat natri khi thiếu B6, không xảy ra nếu được điều trị với B6.
Trường hợp nào nên dùng vitamin B6?
Tăng nhu cầu (thể thao, hội chứng tiền kinh, uống thuốc ngừa thai, có mang, cho con bú, bệnh homocystein niệu dị hợp tử).
Không cung cấp đầy đủ từ thức ăn.
Rối loạn hấp thu, chuyển hóa, sử dụng vitamin : Thiếu máu ở người nghiện rượu mãn tính, lọc máu mãn tính.
Tương tác thuốc gây rối loạn chuyển hóa vitamin (isoniazide).
Bằng những dấu hiệu thiếu vitamin B6 được quan sát từ động vật ăn theo chế độ. Thiếu hoàn toàn B6, được chỉ định dùng điều trị hỗ trợ viêm đa dây thần kinh do mọi nguyên nhân. Chẳng hạn : Viêm dây thần kinh nhãn cầu, dị cảm, co rút, run, múa giật, bệnh Parkinson (nhưng không được phối hợp với L-Dopa vì nó là chất đối kháng). Vitamine B6 cũng được sử dụng, kết hợp với magesi trong hội chứng ống cổ tay (cảm giác tê rần và những rối loạn khác ở bàn tay). Keratin, protein giúp tóc và móng hình thành với 12% cystin. B6 cần thiết cho quá trình tổng hợp cystin và được chỉ định khi rụng tóc hoặc biến đổi móng (thường kết hợp với kẽm).
Về lâu dài, liều trung bình không được quá 100mg/ngày. Vitamine B6 luôn được kết hợp với những vitamine nhóm B khác và magesi. Vai trò của B6 trong chuyển hóa acid amin là cơ bản.
Đặc biệt tăng nhu cầu do estrogen( thuốc ngừa thai, hội chứng tiền kinh, có thai) và nhiều người có yếu tố gen lệ thuộc B6 sẽ đáp ứng lâm sàng cũng như sinh học khi dùng thêm B6. Triệu chứng thường gặp nhất của thiếu B6 là tăng tính tổn thương với stress, lo lắng. Thông thường, ở những trường hợp này hay bỏ sót nhu cầu dinh dưỡng và vitamin, chỉ chú ý điều trị bằng thuốc chống lo âu. Do đó, sử dụng các thuốc này vẫn không chữa được nguyên nhân.
Vì vậy, để hợp lý hơn phải điều chỉnh các rối loạn trên bằng cách kết hợp vitamin B6 – taurine – magesi.
Dùng vitamin B6 thường xuyên hay dùng liều cao hơn khuyến cáo của bác sĩ có nguy hiểm không?
Với liều thấp, không có nguy cơ độc, nhưng với liều cao (từ 250mg/ngày) dùng kéo dài (nhiều tháng) có thể gây chứng viêm đa dây thần kinh.
BS.PHÙNG HOÀNG ĐẠO (Theo Encyclopédie des vitamines)


VITAMIN B3 HAY VITAMIN PP HAY NIACIN

Vitamin PP là gì ?
Nicotinamid được xem như một vitamin mà con người có thể tổng hợp từ tryptophan.
Đó là vitamin ổn định nhất, tan trong nước và alcool. Nó bền vững với ôxy hóa, môi trường kiềm cũng như nhiệt độ và ánh sáng. Nó có trong tất cả các tổ chức, rất nhiều ở gan.
Vai trò của vitamin PP ?
Vitamin PP là tiền chất của hai coenzym chủ yếu trong nhiều phản ứng sinh hóa cho phép tổng hợp năng lượng và gen.
Thức ăn nào cung cấp vitamin PP ?
Nguồn cung cấp tự nhiên vitamin B3
Gan

Cá ngừ
Cá hồi
Thịt và cá khác
Nấm
Bánh mì toàn phần
Rau xanh đã nấu
Khoai tây
Nhu cầu hàng ngày về vitamin PP là bao nhiêu ?
Ở người, niacin lấy từ thức ăn. Cơ thể có thể tổng hợp nó từ tryptophan với điều kiện có sẵn acid amin này (ở trong protein) cùng B2 và B6, nhờ vi khuẩn ký sinh đường ruột bình thường.
Khó biết được phần niacin nào là của cơ thể tổng hợp và phần nào của thức ăn đưa vào.
Những bệnh di truyền chuyển hóa của typtophan, tạo ra một phần hoặc toàn bộ triệu chứng Pellagre. Do đó, phần niacin được tổng hợp bởi cơ thể là đáng kể.
Lượng vitamin B3 được khuyên cung cấp
Trẻ còn bú : 6mg/ngày
Trẻ từ 1-3 tuổi: 9mg/ngày
Trẻ từ 4-9 tuổi : 12 mg/ngày
Trẻ từ 10-12 tuổi: 14mg/ngày
Thanh niên 13 đến 19 tuổi Nam: 18mg/ngày
Thanh niên 13 đến 19 tuổi Nữ: 15mg/ngày
Người trưởng thành Nam: 18mg/ngày
Người trưởng thành Nữ: 15mg/ngày
Phụ nữ có thai hay cho con bú: 20 mg/ngày

Thiếu vitamin PP biểu hiện triệu chứng như thế nào?
Những triệu chứng cổ điển của Pellagre, có 3 loại :
Viêm da : nhất là những phần tiếp xúc với không khí và ánh sáng bị đỏ sẫm, đối xứng khiến cho da bị thâm, nhiễm phù, bóc vảy, khô và thô ráp.
Rối loạn tiêu hóa : viêm niêm mạc miệng, viêm niêm mạc đường tiêu hóa cùng với viêm dạ dày và tiêu chảy hoặc chảy máu trực tràng.
Rối loạn tâm thần : mê sảng, ảo giác, lú lẫn, trầm cảm.
Ở mức độ nhẹ hơn : lo lắng, trầm uất, rối loạn giấc ngủ và cảm giác.
Những ai dễ bị thiếu vitamin PP ?
Ngoài những người bệnh di truyền và những người dùng thuốc kéo dài gây thiếu PP, còn có những người có thể mắc là :
- Phụ nữ có thai, cho con bú.
- Suy dinh dưỡng hay thức ăn không cân bằng.
- Tuổi.
- Ngộ độc rượu mãn tính.
Trường hợp nào nên dùng vitamin PP?
Nicotinamid :
Là dạng được dùng cho tất cả những người có nhu cầu bổ sung dinh dưỡng nhất là ở người già, suy dinh dưỡng, nghiện rượu, điều trị thuốc kéo dài.
Ngoài ra người ta còn chỉ định nó cho các trường hợp sau :
Bệnh Hartnup (kết hợp với B6).
Dị ứng với mặt trời (dùng kết hợp với bêta caroten và vitamin E).
Thiếu trytophan (đặc biệt do táo bón kéo dài và chế độ ăn chay).
Rối loạn chức năng dẫn truyền thần kinh, serotonin, kết hợp với lithium liều thấp.
Những chức năng xấu của serotonin rất thường gặp, chẳng hạn nó kết hợp với thích ăn ngọt, lo lắng, dễ kích thích, kích động hay trầm cảm. Ngược lại, serotonin là một chất dẫn truyền thần kinh được tổng hợp trong não từ trytophan. Khi thiếu nhiều nicotinamid, trytophan được dự trữ lại để tổng hợp nicotinamid và trytophan cũng tạo điều kiện thuân lợi cho tổng hợp serotionin.
Acid nicotinic
Vitamine này được sử dụng rất tinh tế, vì có khả năng gây ra những tác dụng phụ, độc hại đối với con người. Acid nicotinic được chỉ định để hạ thấp tỉ lệ cholesterol trong máu, nhưng phải sử dụng với liều cao. Trong những nghiên cứu được so sánh với các thuốc khác, nicotinic đã cho thấy hiệu quả cao hơn. Đặc biệt dùng nicotinic sẽ giảm triglycerid, mỡ trong máu, và giảm LP(a), một lipoprotein có nguy cơ gây bệnh tim mạch cũng như lệ thuộc vào cholesterol. Ngoài ra, nó còn có những đặc tính chống thiếu máu cục bộ nhờ vào tác dụng dãn mạch.
Dùng vitamin PP thường xuyên hay dùng liều cao hơn khuyến cáo của bác sĩ có nguy hiểm không?
Lưu ý rằng vitamin PP tương ứng với hai thành phần khác nhau :
Nicotinamid và acid nicotinic.
Nicotinamid không độc, do đó không có nguy cơ ngộ độc do quá liều. Nhưng acid nicotinic thường gây ra những tác dụng phụ như dãn mạch (đỏ cổ, mặt, tay, ngứa) và có liều dùng thay đổi theo từng người nên người ta có thể ngăn ngừa những tác dụng phụ này bằng cách dùng trước kháng sinh hitamin.
Acid nicotinic cần được sử dụng cẩn thận ở những người bị dị ứng. Nó bị chống chỉ định trong loét dạ dày hay tá tràng, cũng như trong đái tháo đường và viêm gan. Một nghiên cứu được thực hiện ở 8000 người nhận liều cao (trên 2g/ngày), kéo dài, cho thấy; một vài trường hợp bị viêm gan, do đó nicotinamid được ưa thích hơn để bổ sung thêm vào thức ăn.
Nhưng nicotinic còn có những đặc điểm mà nicotinamid không có chẳng hạn : dãn mạch, làm giảm cholesterol và triglycerid.
BS.PHÙNG HOÀNG ĐẠO (Theo Encyclopédie des vitamines)